Bí quyết giúp vợ chồng trẻ quản lý tiền hiệu quả
Vấn đề tiền bạc vẫn là nguyên nhân dễ dẫn đến cãi vã giữa các cặp vợ chồng. Quản lý tiền bạc thế nào cho đúng chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với các cặp vợ chồng mới về chung 1 nhà.
Để giải quyết vấn đề này, hãy tìm hiểu xem điều mà các cặp đôi nên làm nhé!
Nói chuyện rõ ràng, thẳng thắn
Bước đầu tiên để lập kế hoạch tài chính thành công với tư cách một cặp vợ chồng là bắt đầu nói chuyện. Các cặp đôi cần phải hiểu rõ ràng về tình hình tài chính của nhau để lập ngân sách bền vững.
Điều đó bao gồm việc 2 cần phải thẳng thắn với nhau về những thứ như: Thu nhập, nợ, thói quen chi tiêu, mục tiêu tiết kiệm và điểm tín dụng. Cần trao đổi thường xuyên bất cứ khi nào có thể và cảm thấy thoải mái để xem xét tình trạng của các mục tiêu trước khi thực hiện bất kỳ sự điều chỉnh nào.
Hai người phải rõ ràng về số tiền nào đang đi vào tài khoản và nó sẽ được chi tiêu như thế nào. Điều đó có nghĩa là theo dõi tất cả chi tiêu của mỗi người trong vài tháng liên tiếp.
Có thể thực hiện công việc theo cách thủ công bằng việc tạo 1 file excel trên máy tính hoặc sử dụng các ứng dụng trực tuyến – tùy theo sở thích và thói quen của từng người.
Video đang HOT
Theo dõi chi tiêu sẽ cung cấp góc nhìn sâu sắc về thói quen tiêu dùng của mỗi người và xác định được các khoản cần cắt giảm, nếu cần thiết. Hãy nhớ cân nhắc các khoản chi dựa trên quan điểm và sự đồng tình của cả 2 bên.
Hợp nhất hoặc không hợp nhất tài chính không quan trọng, quan trọng là thống nhất quan điểm
Có 3 cách tiếp cận phổ biến khi lập ngân sách chung như sau: hợp nhất mọi thứ với nhau và chia sẻ tất cả thu nhập và chi phí; tạo 1 tài khoản chung mà cả 2 người cùng đóng góp cho các khoản chi phí chung, trong khi đó vẫn duy trì các tài khoản riêng biệt. Hoặc cách thứ 3 là giữ mọi thứ riêng biệt và chia đôi các hóa đơn.
Cặp đôi có thể thanh toán các chi phí kết hợp như: Khoản vay thế chấp và mua thực phẩm sử dụng cho cả gia đình, đồng thời cũng có các tài khoản riêng. Nhiều cặp đôi dù đã là vợ chồng nhưng vẫn thích được kiểm soát tài chính cá nhân của mình. Vì họ có thể sử dụng tiền cá nhân của mình để mua bất kì món đồ nào mà mình thích và có cảm giác như cuộc sống không bị ngột ngạt.
Đối với các cặp vợ chồng quyết định lựa chọn cách này thì nên sử dụng tiền lương làm đại diện để xác định số tiền đóng góp. Ví dụ, nếu một người kiếm được 60% tổng thu nhập của hộ gia đình, họ sẽ đóng góp đủ để trang trải phần trăm đó trong tổng số hóa đơn chung hàng tháng.
Tuy nhiên, nếu có sự chênh lệch lớn về thu nhập, việc chia đều các khoản chi có thể dẫn đến các vấn đề. Nhiều người quyết định chia nhỏ mọi thứ theo tỷ lệ 50-50 và nhận ra vài tháng sau rất dễ xảy ra các vấn đề bất ổn.
Tuy nhiên, cuối cùng vẫn là sự thỏa thuận của mỗi cặp đôi. Họ phải làm sao đi đến đồng nhất về cách thức phân chia. Một khi đã thống nhất, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng và cứ theo đó mà thực hiện.
Mục tiêu và cam kết thực hiện
Hai người không cần phải có tất cả các mục tiêu tiết kiệm giống nhau. Hai người có thể có những mục tiêu chung (như mua nhà) và nhiều mục tiêu cá nhân hơn (như quần áo hoặc sở thích riêng).
Song, cần biết rằng, chìa khóa để đạt được những cột mốc quan trọng đó là phải cụ thể: Mục tiêu là gì và cả hai có muốn đạt được nó không?
Có thể có các mục tiêu khác nhau. Nhưng hãy trò chuyện để đảm bảo thói quen chi tiêu phù hợp với các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn. Khi nói đến tiết kiệm cho các mục tiêu chung (chẳng hạn như mua xe), mỗi người nên có một tài khoản ngân hàng với số tiền tiết kiệm chung để sử dụng cho các chi tiêu của cả gia đình.
Đừng ngần ngại đề cập đến những vấn đề nêu trên vì sẽ tránh rắc rối sau này. Hãy cứ thẳng thắn và cam kết thực hiện đúng như bản kế hoạch đề ra, chắn chắn các cặp đôi sẽ không bị lúng túng và đi đến ngõ cụt trong hôn nhân chủ đề tài chính.
Giả vờ phá sản để thử lòng vợ, cô ấy liền lấy ra một cái hộp nhỏ, mở ra xem, tôi hoa mắt trước những vật nằm lộn xộn bên trong
Hóa ra vợ tôi lại là cao thủ trong chuyện quản lý tiền bạc. Vậy mà tôi cứ trách cô ấy.
Dốc hết trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu - hôn nhân, mà còn có thể nói về những ước mơ, hoài bão; bày tỏ quan điểm, thắc mắc muôn mặt về đời sống; thậm chí kể câu chuyện đời mình... Với hình thức chia sẻ hai chiều, bạn gửi tâm sự về cho Tổng đài - Tổng đài gửi lại bạn hình ảnh minh họa tâm sự đó, hy vọng rằng đây sẽ là nơi gửi gắm tin tưởng của chị em. Ngay bây giờ, hãy dốc hết trái tim qua hòm mail: tongdaitraitim@gmail.com
Xin chào Hướng Dương,
Từ khi cưới, vợ tôi đã nghỉ làm ở nhà trông con. Tôi quản lý công ty tư nhân, mỗi tháng đưa vợ 40 triệu. Nói thật, tôi không tin tưởng khả năng quản lý tiền bạc của vợ nên hay hỏi cô ấy về tiền tiết kiệm. Những lần như thế, vợ tôi giận dỗi, trách móc chồng.
Tuần trước, tôi lại giả vờ bảo phá sản, cần một số tiền lớn để trả lương cho công nhân và nợ ngân hàng. Tôi chỉ muốn thử lòng, xem thử lúc tôi lâm nguy, vợ có đồng lòng ở cạnh mình nữa không? Có biện pháp gì giúp đỡ chồng không?
Vừa nghe thế, vợ tôi đã vào phòng ôm ra một cái hộp. Mở ra, tôi hoa mắt khi thấy toàn vàng. Rồi cô ấy còn lấy ra thêm 2 cuốn sổ đỏ. Vợ bảo mỗi tháng cô ấy đều cố gắng tích cóp để sắm vàng. Thấy đất ở đâu có khả năng đầu tư, cô ấy lại đi mua. Sau 5 năm giữ tiền, cô ấy cũng trang bị một khoản tiền lớn để phòng bất trắc trong nhà.
Thấy khả năng chi tiêu của vợ quá ổn, tôi đành phải thú nhận sự thật. Nhưng vợ tôi giận dữ, bảo tôi không tin tưởng vợ thì đừng lấy vợ làm gì. Rồi cô ấy còn hùng hổ bế con bỏ về ngoại và mách bố mẹ tôi. Tôi bị họ chửi cho một trận. Giờ phải làm sao để vợ chịu bế con về lại đây? Về nhà ngoại, tôi sợ lại bị mọi người bên ấy mắng chửi tiếp thì nhục mặt quá. (tiennglh...@gmail.com)
Chào bạn,
Hành động thử lòng của bạn đã gây ra những tổn thương lớn trong trái tim vợ mình. Đã là vợ chồng thì nên tin tưởng và đồng lòng với nhau chứ không phải nghi ngờ, mất lòng tin. Vợ bạn không những quản lý tốt số tiền bạn đưa mà còn biết cách kinh doanh để kiếm ra lợi nhuận. Riêng điều này đã chứng minh bản lĩnh, tầm nhìn của cô ấy.
Bạn nên đến nhà ngoại, chân thành xin lỗi và đón vợ về nhà. Hãy dùng thái độ thành khẩn và thay đổi về suy nghĩ để chuộc lại lỗi lầm với cô ấy. Về chuyện tiền bạc, bạn nên bàn bạc kĩ lưỡng với vợ, tránh việc thấy tiền nhiều lại hành động lỗ mãng, thiếu suy nghĩ và dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn.
Hy vọng từ nay về sau, bạn sẽ dành cho vợ sự tôn trọng, lòng tin để cùng vun đắp hạnh phúc gia đình. Hãy nhớ, nền tảng của hôn nhân là tình yêu, sự thấu hiểu, cảm thông, tin tưởng lẫn nhau.
Thân ái.
Về thăm mẹ đẻ, vô tình nghe mẩu chuyện giữa bố mẹ, nước mắt tôi ròng ròng và đưa ra quyết định mà không ai ngờ tới Chồng nghe tôi nói thì trợn mắt sửng sốt. Từ ngày lấy chồng, tôi rất ít khi về nhà đẻ. Chồng tôi gia trưởng, khó tính, quản lý tiền bạc trong nhà. Tôi làm gì, đi đâu cũng phải hỏi qua ý kiến của anh và không bao giờ dám "vượt quyền". Nhiều khi ấm ức, tủi thân, tôi đều cố gắng chịu...