Bí quyết giúp hệ xương, khớp chắc khỏe khi giao mùa
Muốn có một sức khỏe tốt, và đặc biệt không bị đau yếu khi về nhà, chúng ta cần xây dựng cho mình một hệ xương, khớp chắc khỏe ngay từ bây giờ.
Hệ xương, khớp đóng một vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của con người. Nếu bạn muốn khớp xương khỏe mạnh và ít bị đau nhức, bạn cần thường xuyên vận động, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Những bài tập đơn giản tại chỗ bạn có thể thực hiện như xoay khớp cổ tay, cổ chân, mắt cá chân, vai, vặn người… để giúp các khớp xương dẻo dai. Ngoài luyện tập xương, bạn cũng nên thực hiện những bài tập hỗ trợ phát triển cơ bắp như nâng tạ, gập bụng… Việc rèn luyện cơ bắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khớp xương được rèn luyện một cách tốt hơn và thường xuyên hơn. Tuy nhiên, tùy theo lứa tuổi mà bạn có những bài tập và hình thức tập phù hợp.
Bạn có thể thực hiện những hình thức vận động như dưới đây sao cho phù hợp sức khỏe của mình.
1. Đi xe đạp hàng ngày
Đi xe đạp là một hoạt động tuyệt vời giúp đốt cháy một lượng lớn calories và tạo sự dẻo dai cho xương khớp của bạn. Khi đạp xe, lượng máu trong cơ thể sẽ được lưu thông giúp bôi trơn các khớp xương cà làm cho các khớp đầu gối của bạn trở nên dẻo dai, khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, đi xe đạp có thể rèn luyện toàn diện các cơ quan trong cơ thể, tăng cường các chức năng tim phổi và tăng sức chịu đựng, thúc đẩy trao đổi chất và tuần hoàn máu, làm chậm quá trình lão hóa.
Muốn có một sức khỏe tốt, và đặc biệt không bị đau yếu khi về nhà, chúng ta cần xây dựng cho mình một hệ xương, khớp chắc khỏe ngay từ bây giờ. Ảnh minh họa
Video đang HOT
2. Bơi lội
Bơi lội giúp cho tất cả các xương khớp của bạn được hoạt động nhịp nhàng, trở nên năng động và dẻo dai. Các động tác dưới nước có thể tạo thành một lớp đệm cho xương khớp của bạn, giúp bạn không bị đau khi vận động. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý bơi ở bể bơi trong nhà với nước ấm, tránh bơi trong nước lạnh.
3. Tập yoga
Yoga có rất nhiều tác dụng tích cực với sức khỏe, ngoài việc giúp bạn đẩy lùi bệnh tật, giảm căng thẳng, giữ gìn vóc dáng và làm đẹp, yoga còn giúp xương khớp dẻo dai và chắc khỏe. Luyện tập yoga thường xuyên giúp bạn có một dáng đi uyển chuyển, duyên dáng và tránh xa những chấn thương, tăng cường cơ bắp. Những động tác của yoga nhẹ nhàng, tiêu hao ít năng lượng và không ảnh hưởng đến nhiều xương khớp của bạn. Do đó, hãy hình thành cho mình thói quen tập yoga 10 phút mỗi ngày.
Ngoài ra, cung cấp đầy đủ magie và vitamin D cho cơ thể cũng là một cách để giúp xương khớp chắc khỏe.
Đây là hai nguyên tố rất quan trọng với xương, giúp hỗ trợ cơ chế hấp thu calci. Nếu bạn không cung cấp đủ magie và vitamin D, cơ thể bạn sẽ thiếu calci, xương sẽ trở nên yếu, giòn. Hãy bổ sung magie và vitamin D bằng các loại thực phẩm như các loại hạt, rau lá xanh, các loại thịt, trứng, cá ngừ, cá hồi, pho mát… và hãy để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng, đây là nguồn vitamin D dồi dào và tự nhiên nhất cho cơ thể.
Theo VNE
Viêm mũi dị ứng ở trẻ lúc giao mùa
Khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt từ mùa đông sang mùa xuân, lúc này thời tiết ẩm ướt khiến nấm mốc phát triển và phát tán các bào tử nấm vào không khí.
Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở và phát tán vào không khí lượng phấn hoa nhiều vô kể. Bào tử nấm và phấn hoa chính là các tác nhân chính gây nên bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em.
Khi mắc bệnh Viêm mũi dị ứng trẻ em thường có những biểu hiện như sau:
- Ngứa mũi là hiện tượng đầu tiên, biểu hiện là trẻ thường lấy tay day vào mũi và hắt hơi từng hồi.
- Ngạt mũi, khó thở nhiều lúc phải thở bằng miệng.
- Chảy nhiều nước mũi trong, loãng khiến trẻ thường lấy tay quệt ngang mũi gây kích ứng tấy đỏ vùng dưới mũi.
- Ngoài ra trẻ còn có biểu hiện chảy nước mắt, kêu đau đầu, đau họng.
Để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ lúc giao mùa chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, luôn giữ không khí trong nhà luôn khô ráo (có thể chạy điều hòa hoặc máy hút ẩm trong những ngày trời nồm).
- Không nên trồng hoặc để các loại hoa có nhiều phấn trong nhà.
- Không nên cho trẻ chơi dưới những tán cây đang nở hoa có nhiều bụi phấn.
- Vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày: đánh răng, súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển sâu..
- Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Chăm sóc và điều trị khi trẻ bị viêm mũi dị ứng:
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng các triệu chứng của bệnh làm cho trẻ rất khó chịu quấy khóc, biếng ăn, không ngủ được. Các bậc phụ huynh cần tìm và loại bỏ hoặc tách bé ra khỏi môi trường có tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra cần Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển ngày 2-3 lần và cho trẻ uống thuốc kháng dị ứng. Hiện nay trên thị trường có thuốc COTTU F do công ty KOLON PHARMA (Hàn Quốc) sản xuất có các thành phần phối hợp giữa chất kháng dị ứng Chlorpheniramin maleate với các thành phần kháng viêm, giảm ho giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp, viêm xoang.
Sản phẩm được bào chế dạng Siro với hương vị dâu tây rất dễ uống và dùng được cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên. Thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Theo VNE
Bài thuốc chữa bệnh dạ dày mãn tính bằng vỏ cam Vỏ cam không chi có công dụng khử bay mùi hôi mà còn có lợi cho sức khoẻ. Từ vỏ cam, bạn có thể tự tay "chế" nhiều bài thuốc để trị nhiều loại bệnh. Từ lâu, trong y học Trung Quốc, vỏ cam ví như vị thuốc tốt cho dạ dày, tiêu đờm, chữa ho hiệu quả. Và ngày nay, y học...