Bí quyết giúp con gái tránh “đèn đỏ” vào dịp Tết
Chúng ta có thể trì hoãn “đèn đỏ” để vui chơi dịp Tết đấy!
Chu kỳ kinh nguyệt và những kiến thức cần thiết
Chu kì kinh nguyệt của các XX là sự ra huyết ở âm đạo diễn ra hàng tháng do thay đổi nội tiết tố estrogen và progesteron. Đối với mỗi người, chu kì kinh nguyệt có thể có thời gian kéo dài khác nhau, từ 28 – 30 ngày, thậm chí có người còn có chu kì dài trên 40 ngày. Trong thời gian diễn ra chu kì kinh nguyệt sẽ xảy ra hiện tượng rụng trứng. Nếu sau trứng rụng mà không có sự thụ tinh, nội tiết tố estrogen giảm đột ngột kết hợp với sự phóng thích tại chỗ của prostagladin sẽ làm cho các mạch máu ở nội mạc tử cung co thắt và bong ra. Đây chính là hiện tượng “đèn đỏ”.
Thời gian xảy ra “đèn đỏ” thường gây ra rất nhiều phiền toái cho các XX, nhất là khi nó trùng với dịp Tết. Không chỉ khiến cho chúng ta cảm thấy bất tiện trong các hoạt động, “đèn đỏ” còn có thể gây nên các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, đau đầu, buồn nôn, chuột rút, mệt mỏi… Đây chính là lý do khiến rất nhiều bạn nữ muốn dời ngày “đèn đỏ” để có thể vui chơi thoải mái trong những ngày Tết.
Cách lùi ngày “đèn đỏ”
Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra do giảm đột ngột nồng độ nội tiết tố estrogen và progesteron trong máu. Vì vậy, muốn trì hoãn ngày “đèn đỏ”, các bạn nữ cần duy trì nồng độ estrogen và progesteron với một chỉ số nhất định. Điều này sẽ kìm hãm sự phóng thích prostaglandin và tránh xảy ra hiện tượng co thắt mạch máu ở tử cung.
Để làm được điều đó, các XX có thể dùng thuốc nội tiết để làm chu kì kinh nguyệt chậm lại 3 – 5 ngày. Một trong những loại thuốc nội tiết thường được sử dụng để lùi ngày “đèn đỏ” chính là thuốc tránh thai. Loại thuốc này có tác dụng tạm ngưng “đèn đỏ”, sau khi ngừng uống 2 – 3 ngày, kinh nguyệt sẽ có trở lại.
Lưu ý quan trọng khi trì hoãn ngày “đèn đỏ”
Đối với một số trường hợp như mới dậy thì (chu kì kinh nguyệt chưa ổn định), người bị bệnh về gan, rối loạn tăng đông máu, cao huyết áp…, các bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định áp dụng.
Theo các bác sĩ, việc dùng cách này để làm chậm kinh nguyệt sẽ không gây ảnh hưởng nếu chúng ta không áp dụng thường xuyên và sử dụng đúng cách. Vì thế, khi dùng các loại thuốc nội tiết (thuốc tránh thai) để trì hoãn “đèn đỏ”, các XX cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các bạn cũng chỉ nên áp dụng trong một số ngày Tết, tuyệt đối không sử dụng dài ngày và thường xuyên nhé!
Theo VNE
Video đang HOT
Những vấn đề sức khỏe thường gặp trong dịp Tết
Các buổi ăn uống, tiệc tùng, họp mặt... ngày Tết khiến cơ thể chúng ta thường gặp những rắc rối như tăng cân, táo bón, ngộ độc... Vậy làm sao để tránh được tình trạng này, hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây.
Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong dịp Tết:
Rối loạn tiêu hóa
Ngày Tết, chúng ta thường ăn nhiều bữa lặt vặt trong ngày với giờ giấc không ổn định, ăn nhiều hơn và thường xuyên các món tiệc nhiều béo như bánh chưng thịt mỡ, thịt heo mỡ kho trứng, lạp xưởng, gà rô ti, thức ăn chiên xào... dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa như không tiêu, chướng hơi, đầy bụng, buồn nôn, thậm chí có thể gây nôn ói và tiêu chảy do tình trạng kém tiêu hóa.
Táo bón
Nghỉ họp chợ trong 3-5 ngày cũng làm giảm lượng rau xanh và trái cây cung cấp trong khẩu phần. Việc ăn thiếu chất xơ sẽ gây ra tình trạng táo bón tạm thời trong vài ngày hoặc kéo dài tùy vào mức độ và thời gian bổ sung rau trái cho cơ thể.
Mụn nhọt phát triển
Các loại bánh kẹo ngọt, mứt tết, bánh nếp... rất nhiều chất đường dễ dàng sinh ra mụn nhọt dù là trên cơ địa "mát mẻ". Tình trạng táo bón làm cho chất cặn bã, chất độc trong cơ thể không được thãi ra ngoài và thậm chí còn bị hấp thu trở lại càng làm tăng nguy cơ nổi mụn. Thiếu rau xanh và trái cây tươi còn làm ảnh hưởng lượng vitamin C cung cấp cho cơ thể và làm làn da kém tươi sáng mịn màng hơn.
Ngộ độc thực phẩm
Với tinh thần tiết kiệm thời gian và công sức nấu nướng để dành cho việc vui chơi ngày tết, thực phẩm thường được dự trữ, chế biến với số lượng lớn, sử dụng trong thời gian dài ngày, việc hâm đi hâm lại thức ăn cũ, thức ăn nhanh bị ôi thiu, chua, hỏng trong thời tiết nóng bức ngày tết, tiếc "ăn mót" trái cây chưng trên bàn thờ suốt những ngày tết... càng làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm tại các hộ gia đình.
Tăng cân
Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở cả khu vực thành thị và nông thôn, nhất là ở lứa tuổi trung niên. Tết thì phải ăn nhiều bữa thịnh soạn trong ngày với các món tết nhiều chất bột đường và chất béo giàu năng lượng nhưng lại thiếu chất xơ, cũng không phải làm việc gì nhiều, không thể đi tập thể dục (tết mà) nhưng gặp nhau thì phải bia bọt chai này thùng nọ ... càng gây ra sự mất cân bằng giữa dinh dưỡng và vận động.
Năng lượng dư thừa sẽ được cơ thể "mau mắn" dự trữ và tích lũy trong cơ thể dưới dạng những tế bào mỡ ở mô dưới da, chui vô trong gan và cơ quan nội tạng, trong màng treo ruột, ... gây tăng vòng bụng và nặng cân thêm. Chất mỡ bão hòa góp từ lượng mỡ heo trong bữa ăn sẽ ùn ùn trôi lang thang trong máu và lắng đọng lên thành mạch máu, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, cao huyết áp và hẹp tắc đường máu nuôi cơ thể với các biến chứng tim, não, thận... Điều chắc chắn là các kết quả xét nghiệm mỡ trong máu sẽ thay đổi đáng kể sau những ngày ăn tết no say.
Sụt cân
Những người lười ăn, suy dinh dưỡng thì thường ăn không được nhiều vì chậm tiêu hóa thức ăn giàu năng lượng, dễ bị "no ngang" do ăn lặt vặt trong ngày, ngán ngấy thức ăn cũ hâm đi hâm lại, thiếu cơm nóng mà chẳng ưa bánh chưng bánh tét, thiếu canh rau... nên đến bữa thì không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết, gây ra sụt cân, suy dinh dưỡng nặng hơn... Thiếu chất dinh dưỡng còn làm cho cơ thể giảm khả năng tiêu hóa và biếng ăn.
Nặng nề tình trạng bệnh lý sẵn có
Việc sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn rất thuận lợi cho những ngày Tết cần nhanh gọn, nhưng cũng có mặt bất lợi như nhiều mỡ, nhiều muối, ... không có lợi cho người cao tuổi, người cao huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ... Các món mắm, dưa món, dưa cải muối, mì gói, lạp xưởng, giò lụa, xúc xích, đồ hộp, ... đều chứa lượng muối khá cao, cần được hạn chế ở người cao huyết áp, bệnh tim.
Những người bình thường cũng không nên ăn nhiều muối thường xuyên vì làm tăng nguy cơ cao huyết áp sau này. Việc sử dụng thực phẩm giàu đạm quá nhiều cũng đòi hỏi cơ thể gia tăng hoạt động tiêu hóa, chuyển hóa và thãi độc. Đó là chưa kể đến việc liên tục đưa vào người lượng lớn bia rượu vào những ngày này càng là những thử thách lớn cho dạ dày, cơ thể (nhất là lá gan) phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa alcohol thành chất không độc và thãi ra ngoài.
Một số giải pháp khắc phục tình trạng trên:
Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trong tết
Cần ngâm rửa sạch và bảo quản đúng thực phẩm, phân biệt thức ăn sống - chín trong tủ lạnh, hâm kỹ thức ăn cũ, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, trái cây hư chua. Bảo quản thức ăn công nghiệp, thực phẩm chế biến sẵn ... theo hướng dẫn của nhà sản xuất để giữ gìn chất lượng sản phẩm.
Chuẩn bị đủ khẩu phần rau trái cho mọi thành viên của gia đình trong những ngày vắng chợ
Một người trưởng thành cần ăn khoảng 300g rau và 200g trái cây một ngày để cung cấp đủ lượng chất xơ. Trẻ em thì cần cắt nhỏ rau ăn luôn cả xác. Mua đủ rau lá cho ngày 30 và mùng 1, rau củ, bí bầu, bắp cải, dưa leo, cà chua... cho ngày mùng 2, mùng 3 và trái cây các loại (chọn loại tươi mới). Nhớ "tiếp tế" ngay cho cơ thể lượng rau xanh tươi tốt ngay khi có họp chợ.
Tránh mua quá nhiều thức ăn gây dư thừa, hư thối, lãng phí
Đôi khi vì thấy thức ăn nhiều quá, ăn không kịp, tiếc của phải ráng ăn nhiều, thậm chí hư mốc rồi vẫn ăn, không chỉ gây "ngộ độc" thức ăn cả về số lượng ăn cũng như vi trùng gây bệnh. Nhiều người lên cân chỉ vì ăn ráng cho hết lượng thức ăn sau khi cúng kiếng, đãi khách đón bạn.
Trong những ngày Tết, cố gắng duy trì nhịp độ sinh hoạt và ăn uống không thay đổi nhiều so với ngày thường. Tránh ăn lặt vặt suốt ngày mà nên dồn thành bữa ăn chính hoặc phụ.
Hạn chế ăn đồ ăn gây béo
Gia đình sợ béo phì thì không nên mua thịt có mỡ nhiều, hạn chế thịt quay, lạp xưởng, thức ăn chiên xào,... mà nên hấp, luộc, nướng (không nướng cháy khét). Để tránh việc tăng cân, bạn cần chú ý trong từng gắp đũa. Hạn chế các thực phẩm giàu béo như quay, chiên, xào..., ăn nhiều cá, hải sản, các loại rau cải luộc trụng trong lẫu .v.v... để vẫn no nê nhưng không dư năng lượng.
Nếu thấy Tết đã lên cân nhiều rồi thì ra giêng phải có kế hoạch giảm cân ngay. Không nên nhịn đói sẽ không thể giảm cân hiệu quả. Hãy vẫn cứ ăn no bằng những thực phẩm năng lượng thấp như tô canh rau, dĩa bầu luộc, trái cà chua, cuốn bánh tráng nhiều rau sống và xà lách, ly sữa không đường không béo, uống nhiều nước lọc. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ có lợi hơn là tập trung vào một hai bữa ăn chính, vì giúp cơ thể không bị đói và không ăn bù quá nhiều vào bữa sau.
Giữ thói quen tập thể dục
Nếu trong những ngày Tết chẳng may bạn có tăng cân thì tốt nhất bạn nên tập thể dục. Tập thể dục (đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe đạp...) liên tục ít nhất 60 phút một ngày mới tiêu tốn năng lượng mỡ dự trữ và phải tập 5-7 lần một tuần. Sau tập nên uống nhiều nước lọc.
Nếu bị sụt cân thì phải điều chỉnh ngay lại lịch sinh hoạt và ăn uống điều độ
Tránh ăn vặt dù là một miếng mứt hay ngụm nước ngọt trước bữa ăn chính 1,5 - 2 giờ. Nên chuẩn bị các món ăn yêu thích, nấu cơm nóng sốt không lười biếng hay ăn qua loa. Ăn tối trước khi ngủ giúp bạn lên cân nhanh.
Hạn chế rượu bia, nước có gas
Nên trữ bia, rượu, nước ngọt... có giới hạn trong nhà. Uống bia, rượu có chừng mực để giữ không khí Xuân vui vẻ và an bình. Hãy ăn no nê rồi hãy uống, hy vọng bạn sẽ không "nạp" quá mức chất cồn độc hại vào người. Việc sử dụng trà xanh, trà atiso túi lọc... trong những ngày tết không chỉ làm gia tăng hương vị của bánh mứt mà còn giúp tăng sức đề kháng, nhuận gan lợi mật thanh lọc cơ thể.
Theo PNO
5 thực phẩm bạn nên hạn chế ăn trong dịp Tết để tránh bị mụn Để tốt cho da, tránh mụn, bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm như cá, trái cây, rau xanh... uống nhiều nước trong ngày, tránh căng thẳng... Mụn trên mặt không những khiến cho chị em trở nên xấu xí, mất tự tin mà còn có thể ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của làn da. Đặc biệt, trong trường hợp đó...