Bí quyết giúp bổ thận tráng dương
Các bậc tiên y từ xa xưa đã để lại trong kho tàng dược thiện những món cháo thuốc để bổ thận tráng dương ( chữa liệt dương, cường dương, rối loạn xuất tinh, rối loạn chất lượng tinh dịch tinh trùng…). Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.
Cháo bong bóng cá, hoàng kỳ, thịt dê nạc: Bong bóng cá, hoàng kỳ mỗi loại 30g, thịt dê nạc 40g, gạo tẻ 50g, hành tây 1 cây, gừng sống 1 lát, muối ăn một lượng thích hợp. Thịt dê rửa sạch cắt thành sợi, bong bóng cá, hoàng kỳ, gạo tẻ cho vào nồi, thêm 500ml nước và đun sôi, dùng ngọn lửa nhỏ ninh đến khi nhừ. Khi cháo đã chín cho các gia vị hành, gừng, muối ăn vào và đun. Vớt hoàng kỳ ra. Mỗi ngày 2 lần sáng tối, dùng khi còn nóng. Tác dụng: Bổ thận trợ dương, khỏe tì ích khí, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu nhiều vào ban đêm, đái dầm dương nuy.
Cháo bong bong cá có tác dụng bổ thận trợ dương
Cháo ích trí nhân:
Ích trí nhân 12g, gạo nếp 60g. Lấy ích trí nhân tán thành bột, nước vừa đủ, nấu cháo trước rồi cho 6g ích trí nhân vào, thêm ít muối, đun sôi lục bục ăn nóng ngày 2 lần sáng tối vào lúc đói. Trị di tinh, đái nhiều lần, đái dắt… do thận hư gây ra.
Cháo hồ đào: Chủ trị thận dương hư suy, đau lưng nhức xương lúc ấm lúc tức, hai chân mềm yếu, dương vật bất cử, di tinh, đi tiểu nhiều lần… Hồ đào nhục 60g, hạt dẻ 100g, khuấy nát hồ đào nhục kể cả vỏ, cho nước vừa đủ, lấy gạo nấu thành cháo loãng, cho hồ đào vào nấu tới khi mặt cháo đặc nổi váng dầu là được, ăn nóng, ngày 2 lần sáng tối.
Video đang HOT
Cháo hồ đào có tác dụng điều trị thận dương hư suy
Cháo hạt dẻ:
Chủ trị thận hư, lưng chân vô lực, bổ thận khí, có tác dụng cứng chân, lưng sườn. Hạt dẻ 60g, gạo xay 100g, hạt dẻ bóc vỏ lấy nhân, gạo vo, nước vừa đủ, nấu thành cháo, ăn nóng khi bụng đói.
Cháo hẹ: Dùng cho người thận dương suy yếu – thận khí không đủ, biểu hiện là đau nhức gối lưng, hàn lạnh tứ chi, nam thì dương vật không cương, di tinh tiểu tiện lậu, đái sẻn, đái dắt. Hẹ (cả rễ) 20g, gạo tẻ 90g. Rửa sạch hai thứ trên cho nước vào đủ nấu thành cháo, ăn nóng, ngày hai lần. Tác dụng:Bổ gan thận, chữa lưng gối mỏi, tráng dương cố tinh.
Cháo nhục thung dung: Nhục thung dung 15g, thịt dê nạc 100g, gạo tẻ 100g, các gia vị hành, bột ngọt, gừng, muối. Nhục thung dung rửa sạch cắt thành miếng, cho vào nồi nấu đến khi nát nhừ, đem gạn bỏ cặn lấy nước. Thịt dê rửa sạch cắt thành miếng mỏng bỏ vào nước thuốc cùng với gạo đã vo sạch, đổ thêm nước nấu thành cháo, sau đó nêm gia vị. Ăn làm 2 lần hoặc dùng làm điểm tâm. Tác dụng: Bổ thận dưỡng tinh, mát người thông tiện (tiểu, đại tiện) dùng cho người thận hư, liệt dương, lưng gối nhức mỏi, di tinh, xuất tinh sớm, khó đại tiện, tiểu tiện nhỏ giọt, phụ nữ hiếm con.
Theo BS.Phó Thuần Hương ( Sức khỏe đời sống)
7 món ăn từ tôm, tép bổ thận tráng dương
Người xưa thường nói: Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã... ý nói ăn tôm sẽ giữ mãi được tuổi thanh xuân. Tôm rất giàu chất dinh dưỡng như protein, lipid và vitamin B12, magie, photpho, iôt, đồng... và cung cấp nhiều calo. Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc từ tôm để bạn đọc tham khảo.
Tôm xào hẹ bổ thận tráng dương.
Canh tôm nõn trứng gà.
1. Tôm tươi bóc vỏ 20g, trứng gà 2 quả, thịt lợn xay 30g, tinh bột, gia vị vừa đủ. Tôm băm nhỏ, trộn với thịt lợn xay, lòng trắng trứng, tinh bột, gia vị, gừng tỏi làm thành viên nhồi vào nấm hương chưng chín. Đây là món "Trường thọ như ý".
2. Tôm xào tam thất: tôm bóc vỏ 100g, rau hẹ 300g, trứng gà 1 quả, bột tam thất 5g, bột ướt, gia vị . Bột tam thất bỏ vào bát với bột ướt, muối, trứng gà rồi trộn đều, xào với dầu rồi cho rau hẹ xào chín, nêm gia vị là được. Bài này dùng tốt cho nam giới yếu sinh lý và nữ bị lãnh cảm, vô sinh do tử cung lạnh.
3. Tôm càng xanh 150g, sài hồ 10g, quế chi 10g, đậu xị 15g, gừng hành tỏi vừa đủ. Các vị thuốc cho vào túi, đổ nước vừa đủ rồi nấu với tôm chừng 20 phút, vớt tôm ra. Các vị kia xào thơm rồi cho tôm vào xào lại, thêm nước tinh bột vào thành nước sền sệt để ăn. Ngày ăn 1 lần, ăn trong 1 tháng.
4. Tôm nõn 250g, rau hẹ 100g. Cho tôm đã rửa sạch vào rán, sau đó cho hẹ vào xào chín để ăn. Món này thích hợp với bệnh nhân vô sinh do ít tinh trùng.
5. Đảng sâm 10g, đương quy 9g, tôm 200g, trứng gà 1 quả, cải non 200g, bún tàu 50g, bột năng 30g, xì dầu 10g, tiêu, muối vừa đủ, canh gà 500ml, sâm quy sấy khô tán bột. Tôm giã nhuyễn, cải thái khúc. Trộn tôm, đảng sâm, đương quy, xì dầu, muối với trứng đánh đều vo thành viên. Bỏ canh gà vào nồi, cho bún tàu vào đun sôi rồi cho viên tôm vào nấu chín. Ngày ăn 1 lần, ăn thịt tôm, uống canh. Món này có tác dụng ôn dương bổ thận.
6. Thịt dê 200g thái miếng 200g, rau hẹ 100g, tép moi 50g ngâm vào nước ấm 10 phút sau đó cho rượu gạo, muối trộn đều để khử mùi tanh. Đặt nồi lên bếp, cho dầu vào nóng đổ thịt dê vào xào, sau đó cho tép moi vào, thêm một ít nước hầm âm ỉ. Sau khi thịt dê chín nhừ thì cho hẹ, mì chính, muối vừa ăn. Nên chọn thịt dê có da là tốt nhất vì hầm lâu, nước canh sau khi hầm có nhiều chất béo, đậm đà ăn rất ngon. Món này có tác dụng bổ hư nhược, ích tinh khí, cường lưng thận.
7. Tép moi khô 200g, tỏi 100g, bột gia vị vừa đủ. Phi thơm tỏi và cho tép vào xào, nêm bột gia vị xào đến khi chín là được. Món này có tác dụng chữa liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, đau lưng mỏi gối.
Theo SKĐS
Ăn đuôi heo bổ thận, trợ dương Đuôi của các loài gia súc đã được dùng từ xưa với công dụng củng cố đốc mạch để chữa nhiều bệnh chủ yếu bổ thận, trị đau lưng, tứ chi mỏi. Trong đó đuôi lợn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm... Xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc đơn...