Bí quyết giúp bạn độc lập tự chủ ở nhà chồng của vợ tôi
Là chồng mà tôi cũng phục vợ lắm. Tôi sẽ chỉ cho các bạn bí quyết mà vợ tôi đã khôn ngoan áp dụng khi làm dâu tại gia đình tôi…
Với vợ tôi, mọi chuyện cứ cho đơn giản đi 1 chút là dễ sống ngay. Mình tức mình giận trước tiên là thiệt thân mình trước. Cứ để sức đấy mà chăm chồng, chăm con (Ảnh minh họa)
Là nam giới, nhưng từ khi lấy vợ, bỗng dưng tôi cũng hay tàu ngầm trong mục tâm sự này. Lâu nay, tôi cũng đã lắng nghe rất nhiều những câu chuyện đa chiều của các nàng dâu, nên hôm nay tôi cũng xin chia sẻ một số bí quyết để các chị em sống độc lập tự chủ hơn ở nhà chồng như vợ tôi đã và đang sống. Hy vọng những chia sẻ này của tôi sẽ được nhiều phụ nữ đồng tình ủng hộ và bổ sung hoàn thiện thêm nếu có thể.
Các bạn ạ, tính đến nay, vợ tôi đã về làm dâu nhà tôi được 7 năm rồi. Trong 7 năm ở nhà chồng, sống chung với bố mẹ tôi nên nhiều lần tận mắt tôi được chứng kiến cô ấy ôm mặt khóc nức nở vì uất ức, vì tress với bố mẹ tôi.
Lại nói về bố mẹ tôi. Họ đều là những cán bộ đã về hưu. Từ ngày nghỉ hưu, bố mẹ tôi quán triệt tinh thần sẽ chỉ nghỉ ngơi, du lịch chứ không phụ giúp, phục dịch con cái bất cứ việc gì. Mẹ tôi là một phụ nữ có phần ghê gớm và hay để ý nhất cử nhất động của con dâu. Tuy nhiên, bà cũng là mẫu người phụ nữ năng động. Vì thế, khi vợ chồng tôi có con, bà cũng chẳng hề muốn trông nom mà vẫn đi làm thêm bên ngoài kiếm tiền.
Nhiều lần, tôi cũng thấy rất khó xử khi đứng giữa những mâu thuẫn giữa vợ và mẹ. Song cũng may, vợ tôi luôn sống rất công bằng và tích cực. Vì thế, vợ tôi bảo vẫn sống vui vẻ và khá thoải mái khi ở nhà chồng cho dù nhà tôi nói thật có khá nhiều vấn đề tồn tại.
Theo quan sát của tôi, vợ tôi vẫn làm dâu một cách độc lập tự chủ được suốt mấy năm qua tại nhà chồng chính là nhờ cô ấy có những bí quyết mà có lẽ đã trở thành quan điểm sống, quan điểm làm dâu như sau:
Video đang HOT
2 con nhà tôi đều phải mang đi gửi từ khi mới 4-6 tháng tuổi để vợ chồng đi làm. Chiều nào hết giờ làm, vợ tôi cũng phải tất tả thu xếp đón con (Ảnh minh họa)
Xác định cây mỗi hoa, nhà mỗi cảnh ngay từ đầu
Vợ tôi bảo rằng, khi mới về làm dâu, phải sống cùng mẹ chồng soi mói và ghê gớm, rồi bố chồng lúc nào cũng rong chơi…. cô ấy thấy stress và mệt mỏi khủng khiếp. Song vì xác định mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người mỗi tính nên cô ấy chỉ thấy bản thân cô ấy không có phước thôi.
Thậm chí, cô ấy còn bảo mỗi nhà sẽ có những phức tạp riêng. Lấy chồng chỉ biết chồng mình tốt và yêu thương vợ con là được, còn những thứ khác chẳng quan trọng. Vì thế, cô ấy cũng bớt khó tính, bớt khổ tâm với những vấn đề “nhiêu khê” của gia đình tôi hơn. Ngoài ra, cô ấy còn tự nghiệm ra một điều là khi bản thân đang ghét một ai đó thì sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến người đó mà chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân cô ấy mà thôi.
Dù ở đâu cũng phải luôn tự lực cánh sinh
2 con nhà tôi đều phải mang đi gửi từ khi mới 4-6 tháng tuổi để vợ chồng đi làm. Chiều nào, vợ tôi cũng phải tất tả thu xếp đón con. Rồi khi về nhà, vợ chồng lại tất bật cơm nước. Như tôi nói qua ở trên, ông nội cháu thì chỉ chơi suốt ngày. Còn bà nội cháu bảo trông cháu vất vả nên quyết không trông mà vẫn tranh thủ đi làm kế toán tại một công ty tư nhân. Bà bảo bà đi làm để chẳng phải ngửa tay xin tiền các con.
Với vợ tôi, ban đầu thấy lối sống gia đình tôi như vậy, cô ấy cũng khó chịu và rất bực bội khi không được bố mẹ chồng đỡ đần. Nhưng cô ấy đã dần nhận ra, nếu như không may mắn có bố mẹ chồng không trông con hộ thì cũng không có gì phải bực tức, nóng giận và thái độ với ông bà. Chính vợ tôi còn nói, mẹ ruột cô ấy còn bảo chẳng thích trông cháu nữa là. Thế nên cô ấy coi đây là chuyện bình thường.
Vợ tôi luôn xác định, con mình sinh ra mình phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chứ ông bà giúp được phần nào thì giúp. Là con cái đã không thương, không giúp, không cho được bố mẹ chồng thì cũng chẳng nên hậm hực hay mặt nặng mày nhẹ đòi ông bà giúp gì. Nói chung, vợ tôi ngừng trách cứ họ và lấy câu “tự lực cánh sinh” làm kim chỉ nam cho cuộc sống. Tôi thấy cô ấy xác định như vậy và thấy vợ dễ chịu hơn hẳn.
Tìm ra con đường làm bản thân cảm thấy dễ chịu nhất
Vợ tôi bảo rằng, khi làm vợ, làm dâu, thay vì đòi hỏi hãy học cách chấp nhận và tìm ra con đường làm mình cảm thấy dễ chịu nhất. Chẳng hơi đâu mà bực dọc với bố mẹ chồng điều gì đó lâu cho mau già đi.
Cô ấy luôn AQ và có một động thái tích cực để cả gia đình cùng vui vẻ. Việc nhà cửa, ông bà không làm giúp thì có kêu ca lắm cũng chẳng giải quyết được việc gì bởi kiểu gì mà chẳng đến tay. Do đó, cứ nhắm mắt hay nghĩ cách thuê giúp việc theo giờ mà làm cho xong. Hơn nữa, các con nuôi mãi rồi cũng lớn và khi con lớn hơn, vợ tôi cũng đã bớt vất vả hơn.
Bố mẹ chồng với vợ tôi chưa bao giờ là “người dưng nước lã”
Tôi thấy nhiều nàng dâu khi giận quá thì mất khôn và thường nói nhà chồng đối xử với họ như người dưng nước lã. Nhưng vợ tôi lại nói, các chị em chỉ nói thế thôi, chứ khi gia đình có biến thì dù người dưng nước lã cũng không thể ngồi nhìn được. Huống chi, lại là bố mẹ chồng mình.
Theo cô ấy nghĩ, bố mẹ chồng là người sinh ra chồng mình, mà chồng là bố của con mình. Thứ hai đó là ông bà nội của các con mình. Thứ ba là cô ấy phải làm gương cho con mình học tập. Do vậy nếu có mâu thuẫn hay chuyện va chạm đau đầu, vợ tôi hay chọn giải pháp không căng thẳng. Chẳng hạn như ông bà không muốn trông cháu thì vợ tôi cũng không nhờ bà trông cháu nữa. Mọi việc làm, vợ tôi cứ thế làm và tìm mọi cách tự xoay sở.
Tự vượt qua được 4 điều này, suốt 7 năm qua, vợ tôi sống vẫn khá thoải mái ở nhà chồng mà lại thật sự không mang tiếng hỗn láo với ông bà nội của cháu vì khi đi làm về, vợ tôi vẫn chào hỏi. Khi được bố mẹ chồng hỏi, cô ấy vẫn trả lời và nói quan điểm của mình. Còn việc của vợ hay của vợ chồng tôi thì chúng tôi cứ thế làm. Bố mẹ tôi cũng không kể công được là phải vất vả vì vợ chồng chúng tôi. Điểm này vừa khiến vợ tôi thoải mái, không ức chế lại còn khiến cho cô ấy không bị mất điểm trước chồng con và họ hàng hai bên nội ngoại nhà tôi đấy.
Nói chung là chồng mà tôi cũng phục vợ lắm. Bởi với vợ tôi, mọi chuyện cứ cho đơn giản đi 1 chút là dễ sống ngay. Mình tức mình giận trước tiên là thiệt thân mình trước. Cứ để sức đấy mà chăm chồng, chăm con. Bên cạnh đó tâm mình cứ hướng thiện để lại phúc đức cho con là được.
Vài lời chia sẻ với các phụ nữ đang làm dâu nhân ngày cảm phục người vợ bình thường mà “chuẩn 10″ của tôi.
Theo Afamily
Bữa cơm gia đình
Hai đứa con uể oải ngồi vào bàn, lơ đễnh với những đĩa thức ăn, dù em đã kỳ công chế biến và bài trí. Em gắp thức ăn vào bát, chúng còn phụng phịu. Bực, em mắng:
- Con người ta chẳng có mà ăn. Đằng này mẹ làm đủ các món dọn cho tận miệng rồi mà cũng không chịu ăn là sao?
Hai đứa con miễn cưỡng cầm bát lên. Nhìn cách chúng ăn là biết chẳng ngon miệng gì.
Ngày anh cưới em, em gái đùa: Anh lấy chị em là cái khoản ăn uống chẳng bao giờ phải lo. Chị ấy không những thích nấu nướng mà còn nấu rất ngon nữa.
Lấy em về, chấm dứt cuộc đời độc thân nay mì tôm, mai cơm bụi, anh được em chăm chút từ bữa ăn đến giấc ngủ, nên lên cân vù vù. Nhiều người gặp anh đều kêu anh "phát tướng". Bạn bè có người còn ghen tỵ vì anh tốt số.
Vốn thích nấu nướng, lại thêm cái tính no bụng đói con mắt nên làm món gì em cũng làm nhiều. Nhiều hôm ăn xong phần của mình, bụng no căng, anh lại phải ăn cố. Không ăn thì em không vui, có khi hờn giận. Ngày thường thì còn đỡ, đến ngày nghỉ là anh bội thực. Cũng nhiều lần thấy em đi làm về lại lọ mọ trong bếp, anh bảo chỉ nấu vài món đơn giản thôi nhưng em không nghe. Lại bày biện món nọ, món kia, nhiều hôm nhìn bàn ăn của hai vợ chồng mà anh phát ngốt.
Từ ngày có con, thực đơn của nhà mình vừa dày vừa dài ra. Em tham khảo trên mạng, học hỏi bạn bè, có khi đi ăn ở nhà hàng còn dò hỏi bí quyết để về nhà thực hành. Cứ nghe quảng cáo cái gì ngon, bổ là em tìm mua về nấu nướng. Bố con anh là những thực khách đầu tiên dùng món mới, vui nhưng cũng đến là khổ vì cứ bị ép ăn. Không biết bao nhiêu bận, em bực mình cau có, còn anh thì phải buông bát đi lau nhà khi con trớ hết ra sàn vì em cố ép con ăn cho hết miếng cuối. Có lúc con sợ mẹ mắng, cứ lúng búng trong miệng nhưng không nuốt, chỉ tìm cách để nhè ra. Cũng không biết từ bao giờ, con rất sợ mỗi khi phải ngồi vào bàn, với trước mặt là những đĩa thức ăn đầy ắp.
Dù em ngày nào cũng đổi món cho con và ép con ăn, rồi bổ sung vitamin và các loại men vi sinh, sữa nội, sữa ngoại... nhưng con mình vẫn gầy nhom. Con không hấp thụ được. Còn anh, sau đợt khám sức khỏe, bác sĩ cũng chỉ định phải ăn kiêng. Biết là em thương và lo cho chồng con, muốn chăm sóc sức khỏe chồng con một cách tốt nhất, nhưng em biết không, ăn không đơn giản chỉ là để nạp năng lượng mà còn là sự thưởng thức. Một bữa ăn ngon đâu chỉ nằm ở những đĩa thức ăn mà còn ở không khí gia đình, thể trạng và tâm trạng của mỗi người. Nếu cứ ăn theo kiểu nhồi nhét sẽ không bao giờ ngon miệng cả. Vì thế, không nhất thiết phải là sơn hào hải vị, không nhất thiết phải là những đĩa thức ăn chế biến công phu, trang trí cầu kỳ. Có khi chỉ là bát canh cua với vài ba quả cà pháo, một bữa cơm đạm bạc nhưng mọi người ngồi vào bàn thoải mái, vui vẻ cũng sẽ có một bữa ăn ngon.
Một gia đình hạnh phúc không thể thiếu những bữa cơm đầm ấm, quây quần, nhưng bớt chút thời gian cho việc ăn uống để cả nhà cùng nhau ngồi xem một bộ phim hay đi dạo đâu đó cũng là cách để kết nối yêu thương, phải không em?
Theo VNE
Cọc đi tìm trâu thì đã sao? Không lẽ mình là con gái mà lại tỏ tình, lại nói yêu người ta rồi lại mang tiếng cọc đi tìm trâu...? Nhiều khi tôi cứ muốn nói huỵch toẹt ra là tôi thích anh nhưng mỗi lần sắp sửa nói, tôi lại thấy có cái gì đó chặn ngang. Không lẽ mình là con gái mà lại tỏ tình, lại nói...