Bí quyết giúp Australia phát triển năng lượng tái tạo
Australia hiện là một trong những quốc gia có lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Vậy điều gì đã giúp cho Australia có được vị trí này?
Theo thống kê năng lượng Australia công bố vào tháng 5/2020, vào năm ngoái năng lượng tái tạo đã tạo ra tới 21% lượng điện của nước này. Trong đó năng lượng gió là nguồn cung năng lượng tái tạo lớn nhất, tạo ra 7,3% điện năng, tiếp đó là năng lượng mặt trời với 6,7% và thủy điện là 5,4%. Các số liệu thống kê cũng cho thấy, năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo phát triển mạnh nhất trong thời gian vừa qua với tốc độ đạt 46%, tiếp sau đó là năng lượng gió với 19%. Những con số này đã chứng tỏ nỗ lực phát triển năng lượng mặt trời của Australia trong thời gian qua và vì điều này mà Australia được đánh giá là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về đầu tư cho năng lượng tái tạo.
Australia hiện là một trong những quốc gia có lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Ảnh: Renew Economy
Sở dĩ năng lượng tái tạo của Australia phát triển nhanh là vì chính phủ liên bang và chính quyền các bang đều xác định đây là xu hướng tất yếu không chỉ của nước này mà của toàn thế giới trong tương lai khi vừa giúp làm giảm tình trạng biến đổi khí hậu, vừa tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Từ nhiều năm qua, từ chính quyền liên bang cho đến chính quyền các bang tại Australia đều có chiến lược phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó phải kể đến việc đầu tư hàng tỷ AUD để xây dựng các nhà máy điện từ năng lượng tái tạo hay việc hỗ trợ người dân tiền lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời đồng thời ban hành chính sách khuyến khích người dân bán điện được tạo ra từ nguồn năng lượng tái tạo vào lưới điện khiến người dân rất hứng thú với việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Các tiểu bang ít chủ động và quyết liệt trong phát triển năng lượng tái tạo?
Australia là một nhà nước hoạt động theo cơ chế liên bang, vì vậy, chính quyền các bang có rất nhiều thẩm quyền trong việc xây dựng chính sách cụ thể tại bang mình trong khi quyền hạn của chính quyền liên bang lại bị hạn chế. Chính vì vậy, chính quyền liên bang không thể vượt thẩm quyền để ban hành các quyết sách vượt quá quyền hạn của mình, trong đó có cả lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo.
Video đang HOT
Ngoài ra, vì việc phân chia quyền lực như vậy nên chính quyền liên bang chỉ ban hành các chiến lược và đầu tư vào một số dự án lớn. Ví dụ cụ thể từ năm 2000, Quốc hội Australia đã thông qua luật Năng lượng tái tạo và đến năm 2015, luật này đã được sửa đổi để phù hợp với tình hình mới. Trong luật sửa đổi năm 2015 đã đặt ra các mục tiêu về năng lượng tái tạo quy mô lớn nhằm sử dụng các biện pháp tài chính để khuyến khích việc thiết lập và mở rộng các nhà máy sản xuất điện từ năng lượng tái tạo.
Đồng thời, luật này cũng xây dựng Dự án Năng lượng tái tạo quy mô nhỏ nhằm sử dụng cộng cụ tài chính để khuyến khích việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời, hệ thống năng lượng gió và thủy điện….Và nhờ các biện pháp khuyến khích này mà việc sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời, năng lượng gió đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây ở Australia.
Cân bằng giữa vấn đề kinh tế với phát triển các nguồn năng lượng tái tạo
Xuất khẩu than là một ngành kinh tế mũi nhọn của Australia, nó không chỉ mang về nguồn ngoại tệ lên tới 64 tỷ AUD/năm mà còn tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 40.000 lao động. Vì vậy, mặc dù biết rằng việc khai thác, sử dụng và xuất khẩu than góp phần làm gia tăng khí thải nhà kính song Australia không thể nhanh chóng từ bỏ việc khai thác và sử dụng nguồn nhiên liệu này để chuyển đổi sang dạng năng lượng sạch khác.
Cũng chính vì xuất khẩu than là ngành kinh tế lâu đời và quan trọng đối với Australia trong nhiều năm qua nên ngành này cũng có ảnh hưởng rất lớn trên chính trường Australia. Trong những năm gần đây, không ít Thủ tướng của Australia (trong đó có cựu thủ tướng Malcom Turnbull) đã phải ra đi khi giảm sự ủng hộ đối với ngành khai thác than đá và công khai ủng hộ việc phát triển năng lượng sạch.
Điều đó cho thấy là việc cân đối giữa phát triển kinh tế với phát triển các nguồn năng lượng tái tạo luôn là vấn đề được các chính phủ của Australia rất quan tâm trong nhiều năm qua và luôn nỗ lực để tạo ra sự cân bằng. Trên thực tế, Australia với chính sách hỗ trợ tài chính thiết thực, năng lượng tái tạo đang có nhiều ưu thế về giá thành nên việc sử dụng dạng năng lượng này ngày càng phổ biến.
Bằng chứng là vào thời điểm hiện tại, nhiều nhà máy nhiệt điệt tại Australia chỉ hoạt động trong khoảng 60-70% công suất. Thực tế này khiến có nhà máy nhiệt điện đã phải lên kế hoạch đóng cửa trong những năm tới.
Bên cạnh việc từng bước giảm việc sử dụng nhiệt điện, chính phủ Australia cũng đang khuyến khích những người làm việc trong ngành khai thác than tham gia các khóa đào tạo để học các kỹ năng mới để có thể chuyển đổi công việc khi cần thiết. Vì là ngành kinh tế mũi nhọn và có nhiều ảnh hưởng trên chính trường nên Australia không vội vàng mà đang có những bước đi thận trọng để quá trình chuyển đổi từ nhiệt điện sang các dạng năng lượng khác không gây ra các cú sốc lớn về kinh tế, chính trị cũng như xã hội./.
Trung Quốc bất ngờ dịu giọng với Australia, kêu gọi Canberra 'tăng cường sự tin cậy lẫn nhau'
Ngày 9/12, một người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia nói rằng, Bắc Kinh hy vọng Canberra nỗ lực hơn nữa để tăng cường tin cậy lẫn nhau.
Một người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia nói rằng, Bắc Kinh hy vọng Canberra nỗ lực hơn nữa để tăng cường tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ song phương trở lại quỹ đạo đúng đắn. (Ảnh minh họa. Nguồn: News.com.au)
Người phát ngôn này cho rằng, cái gọi là những mối quan ngại của Bộ trưởng Thương mại nước chủ nhà Simon Birmingham về sự tôn trọng của Bắc Kinh đối với Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-Australia (ChAFTA) là hoàn toàn vô căn cứ.
"Trên thực tế, Trung Quốc đã tích cực thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Các loại thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Australia đã được hạ thấp trong 6 năm liên tiếp kể từ 2015. Hiện nay, khoảng 95% hàng hóa nhập khẩu từ Australia được hưởng mức thuế bằng 0", người phát ngôn trên khẳng định.
Người này lưu ý, trái lại, Chính phủ Australia từ năm 2018 đã từ chối 10 dự án đầu tư của Trung Quốc với lý do an ninh quốc gia hoặc lợi ích quốc gia.
"Mối quan hệ lành mạnh và ổn định giữa Trung Quốc và Australia phục vụ những lợi ích cơ bản của cả hai bên. Chúng tôi hy vọng Australia có thể nỗ lực hơn nữa để tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác song phương phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Australia để đưa quan hệ song phương quay trở lại quỹ đạo đúng đắn một cách sớm nhất có thể", người phát ngôn này nhấn mạnh.
Trước đó, Bộ trưởng Birmingham đã cáo buộc Trung Quốc phá hoại "tinh thần và nội dung" của ChAFTA và các nghĩa vụ của Bắc Kinh theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong bối cảnh cường quốc châu Á này gia tăng các biện pháp trừng phạt nhằm vào hàng xuất khẩu của Australia.
Trong một báo cáo theo yêu cầu của Thượng viện Australia, ông Birmingham cho biết, các biện pháp của chính phủ Trung Quốc nhằm vào hàng hóa của Australia làm dấy lên lo ngại về việc Bắc Kinh không tuân thủ nội dung và tinh thần của ChAFTA, cũng như các nghĩa vụ WTO.
Theo Bộ trưởng Birmingham, Trung Quốc đang phớt lờ các quy định của ChAFTA yêu cầu 2 bên tổ chức những cuộc họp và đánh giá thường xuyên.
Sau một thời gian đầu tuân thủ các cam kết song phương, Chính phủ Trung Quốc trong những năm gần đây đã thiếu hợp tác trong việc sử dụng các cấu trúc này.
Ông Birmingham khẳng định, việc Trung Quốc áp đặt "các biện pháp ngăn chặn và hạn chế" đối với một loạt hàng hóa và dịch vụ của Australia trong những tháng gần đây là vi phạm ChAFTA được ký kết vào năm 2015.
Ảnh binh sĩ kề dao vào cổ trẻ em: Australia yêu cầu xin lỗi, Trung Quốc nói gì? Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác lời kêu gọi xin lỗi của Thủ tướng Australia sau khi phát ngôn viên Bộ này đăng bức ảnh gây tranh cãi lên Twitter. "Phía Australia đang phản ứng rất mạnh mẽ với dòng tweet của đồng nghiệp của tôi. Điều này có nghĩa là họ nghĩ rằng việc sát hại dã man sinh mạng người Afghanistan...