Bí quyết giữ màu quần áo bền lâu như giặt đồ ở tiệm
Việc giặt giũ tốn nhiều thời gian, nếu không biết cách xử lý lại dễ làm phai màu hoặc sờn rách những bộ trang phục ưng ý nên không ít chị em đành lựa chọn giải pháp giặt ủi ngoài tiệm khá tốn kém.
Cùng tham khảo những bí quyết giặt giũ tại nhà mà vẫn giữ được màu quần áo bền đẹp như giặt đồ ở tiệm.
1. Tránh phơi quần áo dưới trời nắng gắt
Trời nắng là thời tiết lí tưởng cho việc phơi quần áo. Nhiệt độ cao giúp quần áo nhanh khô, đồng thời giúp diệt vi khuẩn và chống ẩm mốc cho trang phục. Tuy nhiên việc phơi quần áo quá lâu giữa trời nắng gắt sẽ khiến chất liệu bị bạc màu do tiếp xúc với chất oxy hoá dưới nhiệt độ cao, thậm chí còn giảm độ bền của sợi vải và khiến một số chất liệu bị mục hoặc xơ cứng, sần sùi. Vì thế khi phơi quần áo nên chọn những vị trí thông thoáng, có ánh nắng chiếu nhẹ vừa phải, để đảm bảo quần áo vẫn khô thoáng nhưng vẫn giữ được chất vải không bị biến đổi hay phai màu.
2. Lộn trái quần áo khi phơi
Với những chất liệu mỏng, nhẹ hay loại vải có hoa văn, hoạ tiết rực rỡ nhiều màu sắc, việc phơi trực tiếp dưới ánh nắng trong một thời gian dài sẽ khiến sợi vải không còn giữ được màu nguyên thủy, sợi vải chóng mục hoặc sờn rách. Để tránh tình trạng quần áo bị phai màu, chỉ cần áp dụng cách đơn giản là phơi mặt trái của quần áo ra ngoài, như vậy sẽ giúp màu quần áo bền màu lâu hơn. Việc lộn trái quần áo ra phơi cũng giúp diệt vi khuẩn và chống ẩm mốc.
3. Chú ý đến chất liệu vải
Một số loại vải “khó chiều” như lụa, tơ tằm, nhung, linen… nên được giặt và phơi riêng, nếu phơi trực tiếp dưới ánh nắng quá nhiều sẽ làm chất liệu vải bị khô cứng, xỉn màu. Vì thế chỉ nên phơi những loại chất liệu này ở nơi có bóng râm, thoáng mát, tránh cho vải bị khô và hỏng kết cấu nguyên thuỷ của chất liệu. Ngoài ra, cũng không nên giặt chung các loại vải này với các chất liệu khác cứng hơn như jeans, trang phục dễ bị xước rách và dính lẫn vào nhau.
Video đang HOT
Một số loại vải đặc biệt được khuyến khích giặt tay, giặt khô hoặc chỉ giặt máy ở chế độ nhẹ để không làm vải bị tổn thương. Khi mua sắm trang phục bạn có thể nhờ nhân viên tư vấn cách xử lý cho từng loại chất liệu, hoặc đọc ghi chú trên nhãn mác của trang phục để xử lý cho đúng cách.
4. Phân loại quần áo khi giặt
Trước khi giặt quần áo, nhất thiết phải phân loại vải màu nhạt và vải màu đậm để chất liệu vải màu sáng không bị lem màu, đặc biệt là vải trắng. Nếu cẩn thận hơn bạn nên giặt quần áo cùng tông màu chung với nhau để hạn chế tối đa tình trạng vải bị lem ố. Khi phơi hay khi sắp xếp quần áo trong tủ quần áo cũng phải lưu ý, tránh để đồ màu rực rỡ gần với đồ trắng, bởi khả năng trong lúc phơi hoặc tác động từ nhiệt độ mà vải màu đậm vẫn có thể lem ố sang vải màu nhạt.
Theo eva.vn
Tại sao các nút cúc của phụ nữ ở bên trái còn nam giới ở bên phải?
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà sản xuất hàng may mặc lại áp dụng tiêu chuẩn là hàng cúc của phụ nữ ở bên trái và của nam giới thì ở bên phải.
Đã có rất nhiều câu hỏi cho vấn đề này khi mà 90% người dân số trên thế giới đều thuận tay phải (cả nam và nữ), thế nhưng việc sắp xếp hàng cúc lại hoàn toàn khác nhau. Để lý giải cho vấn đề này, trước tiên chúng ta cùng lục lại lịch sử của thời trang qua các giả thiết.
1. Cho con bú
Một giả thuyết cho rằng, hầu hết mọi người thuận tay phải và phụ nữ thường giữ em bé trong vòng tay trái, vì vậy đặt nút bên trái sẽ làm cho việc mở cúc áo cho con bú dễ hơn.
2. Cưỡi ngựa
Phụ nữ có truyền thống cưỡi ngựa đặt 2 chân bên phải yên ngựa, nút áo bên trái giúp làm giảm gió lùa vào ngực trong lúc cưỡi ngựa.
3. Phụ nữ thượng lưu không tự mặc quần áo
Phụ nữ thượng lưu thường để người giúp việc mặc quần áo cho họ, vì vậy nút áo bên trái sẽ giúp người giúp việc thuận tay hơn. Tuy nhiên cách giải thích này được cho là không có cơ sở vì nút áo ít xuất hiện trên quần áo phụ nữ cho đến thế kỷ thứ 18 và từ sau năm 1860 chúng mới luôn xuất hiện ở bên trái, ít nhất 100 năm sau khi người giúp việc đã phải mặc quần áo giúp họ. Hơn nữa, tại sao giới thượng lưu phải điều chỉnh vì lợi ích của người giúp việc.
Vì sao cúc áo phụ nữ bên trái trong khi đàn ông bên phải?
4. Mọi người muốn bắt chước quần áo của người giàu
Để thêm vào lý do thứ 3, người ta tin rằng mọi người muốn mặc quần áo có nút (từng được coi là vật dụng đắt tiền) ở bên trái để sao chép quần áo của phụ nữ giàu có.
5. Vì đàn ông phải mang theo vũ khí
Nút áo của đàn ông bên phải vì họ phải cầm vũ khí tay phải và dùng tay trái để mở nút áo. Phụ nữ thì không cần như vậy. Lý thuyết này cũng có thể liên hệ tới giai đoạn lịch sử khi đàn ông săn bắt còn phụ nữ hái lượm. Người đàn ông chuyên săn bắt phải kéo vũ khí từ trái sang phải. Nút cài quần áo từ phải sang trái sẽ cản trở di chuyển của tổ tiên chúng ta.
6. Vì Napoleon
Phụ nữ thời này được cho là đã nhái lại tư thế đút tay vào trong áo của ông. Napoleon được cho là đã ra lệnh cho áo sơ mi nữ được may với nút ở phía đối diện của người đàn ông để chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đáng tin.
7. Bất bình đẳng giới
Nhà tình dục học thế kỷ XIX viết trong "Man và Woman": "Một nghiên cứu về nhân vật tình dục Trung học và đại học (xuất bản năm 1894), là hàng cúc phụ nữ cài từ phải sang bên trái là một dấu hiệu rằng phụ nữ "có vẻ kém hơn so với những người đàn ông" về mặt "sức mạnh, sự nhanh chóng và độ chính xác trong chuyển động". Ông lập luận rằng phụ nữ có kỹ năng vận động yếu nên họ cần giúp đỡ khi thay đồ (đi cùng lý giải số 3).
Một giả thuyết khẳng định rằng, phụ nữ bắt đầu thể hiện sự giải phóng và vay mượn nhiều hơn từ trang phục nam giới (như việc mặc quần). Nhà sản xuất duy trì nút bên trái trên thực tế để phân biệt giữa trang phục nam và nữ. Tuy nhiên điều đó lại một phần cho thấy sự bất bình đẳng từ bản chất, như Kim Johnson, một giáo sư tại đại học College of Design Minnesota cho biết: "Miễn là chúng ta có sự khác biệt về quyền lực giữa các giới, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục có sự khác biệt trong ăn mặc".
Theo ngoisao.vn
Hướng dẫn phối màu trang phục cho 6 cặp màu "khó chơi" Một phần không thể thiếu trong tất cả các khâu phối quần áo là phối màu trang phục. Ngoài những bản phối quen thuộc, đã đến lúc bạn nên đổi mới với cách phối màu trang phục giữa những màu mà ta không nghĩ có thể kết hợp với nhau được. Hãy cùng đến với 6 cặp màu "khó chơi" và cách khiến...