Bí quyết giữ cho thận luôn khỏe mạnh
Vai trò của thận trong cơ thể: Mặc dù thận có kích cỡ rất nhỏ (mỗi quả thận có cỡ chỉ bằng bàn tay của bạn), nhưng một quả thận khỏe mạnh sẽ tham gia 100% vào quy trình cung cấp máu đến khắp cơ thể của bạn. Thận cũng thực hiện rất nhiều chức năng quan trọng khác.
Loại bỏ các chất độc hại trong máu và kiểm soát lượng nước trong cơ thể: Một chức năng quan trọng của thận là lọc tất cả các chất độc hại và nước dư thừa từ máu. Thận làm việc như một hệ thống lọc nước, khử các tạp chất để đưa lại nước tinh khiết. Máu “sạch” sẽ ở lại trong cơ thể và các chất độc hại sẽ loại bỏ ra ngoài qua nước tiểu.
Bệnh thận gây ảnh hướng không nhỏ tới người bệnh
Kiểm soát huyết áp, tạo hồng cầu: Thận giúp cơ thể kiểm soát huyết áp bằng cách tạo ra Enzyme Renin. Khi huyết áp giảm, thận không nhận đủ máu, Renin sẽ được phóng thích, làm cho các mạch máu thu nhỏ lại; khi mạch máu khít lại thì huyết áp sẽ tăng lên. Thận sản sinh ra một loại hóc-môn là erythropoietin, là tín hiệu để tuỷ tạo ra hồng cầu. Ngoài ra thận còn kiểm soát lượng acid và khoáng chất trong cơ thể, giúp cân bằng các chất này…
Tại sao cần phải dưỡng thận: Vì thận có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ nên cần thường xuyên “bảo dưỡng” và “vệ sinh sạch sẽ” nhằm giúp thận khỏe. Tránh tối đa các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến thận đặc biệt là các chất độc hại như rượu lẫn methanol, mật cá trắm, thuốc trừ sâu gốc phốt pho. Chế độ ăn, uống và luyện tập vô cùng quan trọng với “sức khoẻ” của thận.
Video đang HOT
Cỏ mần trầu – cây thuốc quý cho thận
Cỏ mần trầu – Cây thuốc quý cho thận: Cỏ mần trầu có tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ Lúa (Poaceae). Theo y học cổ truyền, cây có vị ngọt nhạt, tính mát, không độc, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, lợi tiểu, hạ áp, hạ sốt… Các tác dụng đã được kiểm chứng từ kinh nghiệm dân gian thực tế như chữa tăng huyết áp (dùng cây tươi 500g, rửa sạch, giã nát, thêm 1 bát nước đun sôi để nguội. Lọc qua vải và vắt lấy nước cốt, thêm ít đường cho đủ ngọt. Uống 2 lần, sáng và chiều); sốt cao, co giật, hôn mê (Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600 ml nước, còn 400 ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ); Lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu ít, nước tiểu vàng lấy cỏ mần trầu (40g), sắc 200ml uống một lần trong ngày. …
Đây là vị thuốc nam rất rẻ tiền, sẵn có nhưng lại vô cùng hiệu quả đối với các trường hợp thận nóng, khả năng lọc của thận kém dẫn đến đái đỏ, đái buốt, bí tiểu tiện. Kinh nghiệm dân gian dùng cỏ Mần trầu sao vàng sắc uống (hoặc dùng tươi khi cần cấp cứu) cho các trường hợp say nắng dẫn đến mê sảng, bí tiểu tiện, người nóng nhưng không ra được mồ hôi.
Đã có nhiều người nông dân đi làm đồng bị say nắng đã được cứu sống nhờ cây cỏ đơn giản này. Cỏ mần trầu phối hợp với cây Kim tiền thảo và cây Râu mèo làm tăng hiệu quả tan sỏi thận lên nhiều lần. Đặc biệt khi dùng với cây Tầm gửi trên cây gạo sẽ giúp giải độc thận mạnh, làm sạch thận, tăng đào thải độc tố và các chất tích tụ lâu ngày trong máu và cơ thể qua thận. Đây đều là những vị thuốc nam rất an toàn và rễ kiếm (trừ vị Tầm gửi gạo hiện nay rất hiếm).
Những người thận yếu, người uống bia rượu nhiều gây nóng thận, người sỏi thận nên dùng hàng ngày sẽ giúp thận khoẻ và sạch, người mát và nhẹ nhõm. Nếu có sỏi thận thì dùng phối hợp với Kim tiền thảo, nếu bị suy thận thì dùng thêm Tầm gửi cây gạo.
Theo TPO
Vì sao hồng cầu thiếu màu đỏ?!
Thiếu máu thông thường là tình trạng bệnh lý do cơ thể người bệnh thiếu số lượng hồng huyết cầu.
Thiếu máu cũng có thể là hậu quả của tình trạng tuy vẫn còn đủ tế bào máu nhưng lại thiếu huyết cầu tố - chất màu đỏ với chức năng tải dưỡng khí. Thiếu máu, thiếu chất hay thiếu lượng cũng thế, đồng nghĩa với tế bào thiếu dưỡng khí do máu chạy tới chạy lui nhưng chỉ trình diễn vì không mang theo dưỡng khí.
Thiếu máu là hậu quả đương nhiên trong trường hợp có lý do hoại huyết rõ ràng như sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh tủy xương, bệnh huyết học, chấn thương... Theo thống kê của các hãng bảo hiểm y tế ở châu Âu, thiếu máu chiếm tỉ lệ đáng lo ngại ở người dân chốn thị thành. Đáng nói hơn nữa là thiếu máu thuộc loại thiếu huyết cầu tố lại được phát hiện ở người không thiếu thốn cuộc sống vật chất. Trái lại, phần lớn nạn nhân là người đủ ăn đủ mặc, đủ kiến thức về biện pháp bảo vệ sức khỏe!
Thiếu máu là hậu quả đương nhiên trong trường hợp có lý do hoại huyết rõ ràng như sốt xuất huyết.
Đó là chuyện thống kê ở nước người. Ở xứ mình thì sao? Kết quả khám sức khỏe cho hàng ngàn công nhân viên còn rất trẻ cho thấy tỉ lệ thiếu huyết cầu tố, trong số đó 80% là nữ giới, cao gấp đôi tỉ lệ đã được công bố ở các nước châu Âu. Không thể xem thường bệnh thiếu máu, không chỉ vì hậu quả mà vì thường không dễ xác minh nguyên nhân. Điều đó có nghĩa là thầy thuốc dễ bỏ sót bệnh, nhất là khi tình trạng thiếu máu thường diễn tiến âm thầm khiến ngay cả bệnh nhân cũng không mấy khi nghi ngờ. Các đối tượng dưới đây thường là miếng mồi ngon của tình trạng máu không đỏ như son:
- Người rong kinh hay có kinh kéo dài, đặc biệt ở phụ nữ trẻ chưa lập gia đình. Người bị rối loạn kinh nguyệt cần đến thầy thuốc để tầm soát nguyên nhân, thay vì xem đó là chuyện nhỏ.
- Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn không được chữa trị đến nơi đến chốn do người bệnh hễ vừa thấy thuyên giảm thì tự ngưng thuốc.
- Bệnh trĩ. Bệnh này tất nhiên gây mất máu, mặt khác còn do bệnh nhân không mấy người vui vẻ đến thầy thuốc vì vừa mắc cỡ vừa sợ đau.
- Lạm dụng thuốc cảm. Tình trạng này trầm trọng ở người dân chốn thị thành vì nạn nhân có thói quen nuốt nhanh viên thuốc cho rồi, thay vì áp dụng các phương pháp giải cảm không cần thuốc như xông hơi, tắm thuốc...
- Người phải hằng ngày sinh hoạt nhiều giờ trong văn phòng "hộp quẹt", dù ở tầng trệt, đều là tấm bia rất gần của bệnh thiếu máu, nghĩa là mục tiêu béo bở của "hội chứng mệt mỏi kinh niên".
Tế bào chắc chắn không thể khỏe nếu thiếu dưỡng khí. Vấn đề lại không chỉ có thế. Tế bào dễ phản ứng sai lệch khi ngộp! Hậu quả là trục trặc khâu thần kinh - nội tiết - biến dưỡng sớm muộn thì cũng chào hàng!
Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Người lao động)
Công dụng chữa bệnh từ hành tăm Theo Đông y, hành tăm vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm. Có tác dụng ôn ấm tỳ vị, tiêu đờm, giảm ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, giải độc, trị cảm hàn, bí tiểu tiện, côn trùng cắn, ngộ độc chì. Xin giới thiệu một số cách dùng hành tăm làm thuốc. Trị cảm hàn: Giã 10 củ hành...