Bí quyết giảm căng thẳng khi xung đột gia đình
Cuộc sống gia đình không thể tránh khỏi những tranh cãi, xung đột. Chính vì vậy bạn cần học cách để làm giảm bớt căng thẳng khi xung đột và giữ hạnh phúc gia đình.
Khi tranh cãi, cả hai bên đều muốn bày tỏ ý kiến của mình trên tinh thần xây dựng nhưng đôi lúc có những thứ khiến bạn mất kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ và kết thúc cuộc tranh luận với một sự bất hòa… Sau đây là một số bí quyết để giảm căng thẳng khi giải quyết xung đột gia đình.
Cuộc sống gia đình không tránh khỏi những tranh cãi
Đừng buộc tội cho nhau
Trong một cuộc tranh cãi nếu bạn bắt đầu cuộc tranh luận với những lời lẽ trách móc, buộc tội thì đó là điều không nên có vì sẽ gây phản ứng tự vệ của người đối thoại. Hãy nên đưa ra những lý lẽ, những suy nghĩ của mình hơn là “tấn công” để không làm sứt mẻ hạnh phúc gia đình.
Trong cuộc tranh luận đôi khi chỉ cần lắng nghe và thấu hiểu. Thay vì đưa ra những lời giải thích hay những lời biện minh…, điều quan trọng để tạo nên sự thấu hiểu lẫn nhau là bạn hãy cố gắng lắng nghe người đối diện với tất cả sự quan tâm chú ý. Có thể bạn không đồng ý với những ý kiến đó nhưng những điều tranh luận bạn hãy nên tiếp thu. Điều này sẽ giúp giảm không khí căng thẳng trong gia đình bạn
Không có ai là sai hay đúng hoàn toàn!
Video đang HOT
Trong cuộc tranh luận không nên cho rằng bạn hoàn toàn đúng, là chiến thắng còn nửa kia là sai, là thất bại? Có thể bạn luôn cho mình là có lý nhưng hãy nên suy nghĩ lại bởi vì điều này chẳng đem lại hiệu quả gì cho cả hai. Trong cuộc sống lứa đôi có thể ví như đội bóng (hai người) nếu đã làm điều gì sai lầm thì hãy cùng nhau khắc phục xây dựng và trên tinh thần đoàn kết, bao dung. Hãy tìm ra những giải pháp phù họp cho cả hai nhằm tránh những xung đột gia đình.
Học cách giải quyết tranh cãi để có gia đình hạnh phúc
Bạn đừng sợ rằng làm như vậy sẽ bộc lộ điểm yếu của bạn. Khi bạn chấp nhận có nghĩa là bạn đã đặt hoàn toàn niềm tin vào người bạn đời. Khi bạn tự nhận những khuyết điểm, những lỗi lầm của mình thì đồng nghĩa bạn đã mở ra hướng đi mới với đầy đủ những ý thức và trách nhiệm, những học hỏi, sự chân thật để tiến về phía trước bất chấp những trở ngại, xây dựng hạnh phúc gia đình.
Hãy nên bày tỏ những suy nghĩ của chính mình
Trong cuộc trò chuyện hay tranh cãi nếu bạn không dám bày tỏ quan điểm suy nghĩ của chính mình thì đôi khi gây sự hiểu nhầm đáng tiếc. Hãy lắng nghe những cảm xúc, những suy nghĩ của chính bản thân và rồi được bày tỏ được trao đổi với người bạn đời ngay cả khi đang tức giận hay lo sợ. Đừng giả vờ mọi chuyện đều tốt đẹp khi thực tế không phải như vậy. Hãy trung thực và hãy nói lên những nhu cầu chính đáng và đó chính là nền tảng để xây dựng mối quan hệ bền vững trong cuộc sống gia đình.
Theo SKĐS
Ai cũng từng yêu một người trong quá khứ, đừng ghen tuông để giết chết hôn nhân
Đừng vì những chuyện trong quá khứ, ghen tuông khiến cho tình yêu vợ chồng trong hiện tại bị tan vỡ.
Khi bạn cố gắng "xới" chuyện cũ, bạn không chỉ làm cho người kia tổn thương, làm cho chính bạn đau lòng mà còn khiến đối phương càng phải nhớ về người cũ hơn. (ảnh minh họa)
Không phải cặp vợ chồng nào cũng có may mắn là người yêu đầu của nhau. Hầu hết chúng ta đều tiến tới hôn nhân với một người sau khi đã trải qua một hoặc một vài cuộc tình trước đó.
Điều cần thiết mà chúng ta nên làm là trân trọng quá khứ, để nó nằm lại trong kí ức thay vì ghen tuông và làm ảnh hưởng đến hạnh phúc hiện tại. Dưới đây là những điều bạn cần làm để quá khứ không "giết chết" hôn nhân:
Tôn trọng quá khứ của đối phương
Có thể, vợ/chồng của bạn đã từng yêu một ai đó rất sâu đậm trong quá khứ, nhưng cần nhớ rằng, người cuối cùng mà họ chọn lựa để gắn bó suốt đời là bạn chứ không phải ai đó. Vì thế, hãy tôn trọng quá khứ, đừng đào bới nó lên.
Khi bạn cố gắng "xới" chuyện cũ, bạn không chỉ làm cho người kia tổn thương, làm cho chính bạn đau lòng mà còn khiến đối phương càng phải nhớ về người cũ hơn. Khi đó, chắc chắn hôn nhân của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Hãy để quá khứ ngủ yên và tôn trọng nó dù rằng trước đấy, họ đã từng mặn nồng ra sao.
Tôn trọng sự riêng tư
Không phải vì hai người là vợ chồng mà bạn có quyền xâm phạm mọi sự riêng tư của đối phương. Ai cũng cần có khoảng thời gian, không gian riêng và đừng đánh mất đi chút tự tôn cuối cùng này của họ.
Có một số điều rất thiêng liêng thuộc về cái đã qua họ muốn cất giữ cho riêng mình đừng tìm cách "đảo lộn" hay khám phá nó bằng được. Đôi khi, họ muốn có chút riêng tư, hãy tôn trọng điều đó.
Đừng hỏi lại những điều liên quan đến người cũ
Trừ khi nào, chồng/vợ của bạn muốn tâm sự, hãy lắng nghe... Đừng suốt ngày hỏi họ về người cũ bạn sẽ tạo ra một cảm xúc rất khó chịu, mệt mỏi. Những câu hỏi kiểu như: "Em với người cũ của anh ai xinh hơn?"; "Em với cô ấy ai giỏi hơn?" hay "Anh có hối hận khi cưới em mà không cưới người kia không?"...
Đừng suốt ngày hỏi họ về người cũ bạn sẽ tạo ra một cảm xúc rất khó chịu, mệt mỏi. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, đừng bao giờ mang chuyện cũ của đối phương ra để mỉa mai như: "Đó là lí do vì sao ngày xưa anh bị bỏ"; "Giờ tôi đã hiểu vì sao người cũ của anh không lấy anh rồi"... Đấy thực sự là một sai lầm nghiêm trọng.
Không tin tưởng vào tình yêu của bạn đời
Một trong những điều tối kị của hôn nhân chính là thiếu lòng tin. Nếu bạn kết hôn với người đó mà không tin rằng họ yêu mình, luôn nghi ngờ họ nặng lòng với người cũ thì chính hôn nhân của bạn gặp lâm nguy.
Dù trước đó bạn hay bạn đời đã từng yêu ai sâu đậm nhưng giờ đây, chính hai bạn mới là người gắn bó với nhau trọn đời. Bạn nên tin tưởng họ và tự tin vào chính mình. Thiếu lòng tin không bao giờ có thể tạo nên sự gắn kết lâu dài.
Theo Eva
Ai cũng nên đọc bài này, đừng để "gần đất xa trời" mới biết thì chắc chắn hối hận đã quá muộn Ai cũng nên đọc bài này, đừng để "gần đất xa trời" mới biết thì chắc chắn hối hận đã quá muộn hãy dành 1 phút ngay hôm nay. Phía sau một cuộc đời tươi đẹp là không ít những đau khổ Phía sau một cuộc đời tươi đẹp là không ít những đau khổ. Bạn là con người nên không thể hoàn...