Bí quyết để tránh các cuộc tấn công có chủ đích
Hiện nay, việc chống lại những cuộc tấn công có chủ đích cực kỳ tinh vi đã trở nên cấp thiết. Vậy làm sao để tự bảo vệ để tránh khỏi các cuộc tấn công này?
Việc chống lại những cuộc tấn công có chủ đích cực kỳ tinh vi giờ đây trở nên cấp thiết, và không chỉ đối với các doanh nghiệp lớn mà gia tăng nhanh chóng trong các doanh nghiệp có dưới 250 nhân viên. Các doanh nghiệp nhỏ trên toàn cầu đang hứng chịu tới 31% trong tổng số các cuộc tấn công.
Hầu hết các cuộc tấn công có chủ đích ngày nay được phát tán thông qua các tài liệu độc hại đính kèm trong email, dưới vỏ bọc “hoàn toàn vô hại”. Mỗi một tài liệu độc hại như vậy (chẳng hạn như tệp tin PDF, DOC hoặc XLS) có chứa một mã nhúng, cho phép kích hoạt tấn công. Khi một nạn nhân “ngây thơ” muốn xem tài liệu này thì máy tính của họ sẽ tự động bị lây nhiễm một cách bí mật.
Video đang HOT
Để bảo vệ hiệu quả các tổ chức tại Việt Nam trước những mối đe dọa tại cổng hệ thống, tại thiết bị đầu cuối và trong trung tâm dữ liệu, hôm qua (14/1), Symantec đã công bố công nghệ Disarm của giải pháp Symantec Messaging Gateway (Cổng truyền tin Symantec) và những bổ sung mới cho công nghệ Network Threat Protection (Bảo vệ ngăn ngừa đe dọa mạng) có trong giải pháp Symantec Endpoint Protection (Bảo vệ thiết bị đầu cuối) cho các máy Mac.
Công nghệ Disarm mới sử dụng kỹ thuật (lần đầu tiên xuất hiện) để bảo vệ doanh nghiệp trước những cuộc tấn công có chủ đích. Công nghệ Disarm hoạt động theo một phương thức tiếp cận hoàn toàn mới. Thay vì quét các tài liệu, công nghệ này sẽ tạo ra một bản sao vô hại của tất cả các tài liệu đính kèm email và chuyển tiếp bản sao này tới người nhận, bởi vì tài liệu gốc có thể chứa những nguy cơ mã độc tiềm ẩn. Kết quả là người dùng sẽ được loại bỏ hoàn toàn những rủi ro đi kèm với những tệp tin độc hại mà tội phạm mạng gửi.
Theo Vnreview
Công nghệ độc đáo giúp tránh tải tài liệu chứa mã độc
Hãng bảo mật Mỹ Symantec giới thiệu công nghệ Disarm với khả năng ngăn ngừa các cuộc tấn công có chủ đích trên mạng.
Rất nhiều cuộc tấn công được phát tán thông qua tài liệu độc hại đính kèm trong e-mail, dưới vỏ bọc hoàn toàn vô hại. Mỗi tài liệu độc như tệp tin PDF, DOC hoặc XLS có chứa mã nhúng cho phép kích hoạt tấn công. Khi nạn nhân "ngây thơ" mở tài liệu này thì máy tính của họ sẽ tự động bị lây nhiễm một cách bí mật.
Những công nghệ bảo vệ truyền thống sẽ quét các tài liệu để phát hiện những thuộc tính đáng ngờ. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nhiều trong số các kiểu tấn công dựa trên tài liệu này thường được "ngụy trang" sao cho chúng trở nên hoàn toàn bình thường, do vậy, chúng thường khó bị phát hiện.
Được phát triển bởi Symantec Research Labs, công nghệ Disarm hoạt động theo phương thức tiếp cận hoàn toàn mới. Thay vì quét các tài liệu, công nghệ này sẽ tạo ra một bản sao vô hại của tất cả các tài liệu đính kèm e-mail và chuyển tiếp bản sao này tới người nhận thay vì tài liệu gốc. Kết quả là người dùng sẽ được loại bỏ hoàn toàn những rủi ro ẩn chứa trong những tệp tin độc hại mà tội phạm mạng gửi.
Thay vì quét tài liệu như thông thường, Disarm tạo một bản sao của tài liệu và chuyển đến người dùng.
Theo đánh giá của Symantec, công nghệ Disarm, hiện có trong giải pháp Messaging Gateway 10.5, có thể ngăn chặn tới 98% các cuộc tấn công bằng tài liệu khai thác lỗ hổng zero-day (lỗ hổng chưa được phát hiện hoặc chưa có bản vá).
Tấn công có chủ đích đang gia tăng nhanh chóng trong những doanh nghiệp có quy mô dưới 250 nhân viên. Theo Báo cáo hiện trạng bảo mật Internet 2013, doanh nghiệp nhỏ toàn cầu đang phải hứng chịu tới 31% trong tổng số các cuộc tấn công. Họ trở thành mục tiêu ưa thích của tội phạm mạng bởi ít triển khai các biện pháp phòng vệ và thường có mối quan hệ kinh doanh với những doanh nghiệp lớn - đích ngắm cuối cùng của tội phạm mạng.
Theo VNE
Chặn tấn công mạng bằng công nghệ tạo bản sao "sạch" Disarm Công nghệ Disarm lần đầu tiên được hãng bảo mật Symantec công bố tại Hà Nội hôm nay, 14/1/2014, hoạt động theo phương thức tạo bản sao "sạch" cho người nhận email có chứa mã độc, khác hẳn phương thức của các công nghệ bảo mật truyền thống. Hầu hết các cuộc tấn công có chủ đích đều đang được phát tán qua...