Bí quyết để phụ nữ bắt đầu cuộc sống mới sau ly hôn
Ly hôn là một vết thương không nhỏ trong lòng mỗi người, đặc biệt là với phụ nữ. Dù xã hội hiện đại thì ở một mức độ nào đó, ly hôn vẫn để lại cho phụ nữ áp lực rất lớn.
Làm sao để họ có thể bước ra từ ám ảnh của đổ vỡ và mạnh mẽ bắt đầu cuộc sống mới?
Hãy dũng cảm tự nhìn lại bản thân
Rất nhiều người khi gặp trắc trở trong tình yêu, hôn nhân đều có xu hướng quy kết mọi trách nhiệm cho đối phương, giày vò và trách móc đủ thứ “không tốt” của người kia mà rất ít khi nhìn lại chính bản thân mình để tìm ra nguyên nhân và cách cải thiện phù hợp.
Bạn nên biết rằng, tình cảm là một sự thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần của cả hai người, một khi mối quan hệ của bạn xuất hiện vấn đề thì chắc chắn nguyên nhân đều tồn tại từ hai phía, có thể là lý do và mức độ khác nhau nhưng nhìn chung mỗi người đều có một phần trách nhiệm.
Do đó, khi hạnh phúc lứa đôi của bạn có dấu hiệu tan vỡ, trước hết hãy bình tĩnh xem xét lại bản thân, tìm ra nguyên nhân tự thân và cố hết sức để cải thiện tình hình. Nếu bạn đã “tự kiểm điểm” và có thiện chí giữ gìn gia đình nhỏ của mình nhưng đối phương vẫn không có động thái nào muốn hàn gắn thì hãy can đảm đối diện và chấp nhận sự thật.
Ly hôn là chuyện không ai muốn, nhưng nếu một trong hai người đã không còn nguyện vọng đồng cam cộng khổ với người kia thì có duy trì cuộc hôn nhân này cũng không thể bền lâu và hạnh phúc trọn vẹn. Bạn đau khổ, tổn thương và là người phụ nữ mềm yếu thì cũng phải biết học cách buông tay khi đó là lựa chọn cuối cùng và duy nhất.
Không nên oán hận, trả thù, hãy để cuộc chia ly nhẹ nhàng hơn cho cả đôi bên, mỉm cười cầu mong đối phương hạnh phúc và cũng tin rằng bản thân bạn nhất định cũng sẽ tìm được hạnh phúc thật sự thuộc về mình.
Khi bạn biết tự nhìn nhận lại bản thân, tìm ra vấn đề từ chính mình và rút ra được bài học trong đó thì những cảm giác phẫn nộ, bi ai cũng dần dần được hóa giải phần nào. Tuy tình cảm là chuyện rất cảm tính nhưng khi đứng trước kết cục không thể gắn bó cùng nhau, bạn cần lý trí để xử lý vấn đề và cho mình thêm sức mạnh để đứng vững.
Video đang HOT
Bạn vẫn có quyền “trút” những tâm tình không vui vẻ bằng phương pháp thích hợp để giảm áp lực
Tuy nói bạn nên mạnh mẽ đón nhận sự thật, dù là sự thật đau lòng nhưng không có nghĩa là bạn phải đè nén tất cả những buồn thương của mình. Bạn có quyền tìm kiếm nhiều cách để trút ra những chuyện không vui trong lòng, đó có thể là tâm sự với người bạn tri kỷ hay người thân thấu hiểu và khiến bạn tin tưởng nhất.
Khóc cũng là một cách để giải tỏa áp lực. Nước mắt kỳ thực không mặc định bạn là người yếu đuối, khóc “đúng mức” còn rất tốt cho sức khỏe tâm sinh lý, chỉ khi nào bạn mãi đắm chìm trong quá khứ đau thương mới là nhu nhược, là ủy mị và khó bắt đầu lại cuộc sống mới.
Ngoài ra, bạn có thể dành thời gian rảnh rỗi “hậu ly hôn” vì không cần phải lo toan nhiều thứ trong gia đình như trước nữa để có thể làm điều mình thích, đọc sách, đi du lịch, tập thể dục, chăm sóc lại sắc đẹp, học những khóa kỹ năng và bước ra ngoài xã hội rộng lớn để kết nối những người bạn mới…
Bạn chính là người có thể tự giúp chính mình tìm lại năng lượng tích cực sau đổ vỡ hôn nhân, vì vậy đừng vội bỏ cuộc và mất niềm tin. Nếu mọi nỗ lực tự thân vẫn không hiệu quả, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tâm lý.
Giao tiếp nhiều hơn với mọi người để không ám ảnh trong nỗi cô đơn
Mỗi người đều có nhu cầu “thuộc về” và luôn hy vọng mình được trân trọng và yêu mến trong một tập thể dù lớn hay nhỏ. Nghiên cứu phát hiện giao tiếp có lợi cho sức khỏe của tâm lý con người. Khi bạn chân thành quan tâm, giúp đỡ người khác, bạn sẽ nhận ra thứ mình nhận lại được còn nhiều hơn bạn đã cho đi.
Vì vậy, khi cuộc sống có một người thương yêu bên cạnh đã không còn nữa, bạn càng nên bước ra ngoài để gặp gỡ nhiều người hơn, các mối quan hệ xã hội sẽ giúp bạn phần nào thoát khỏi cảm giác cô đơn, trống vắng và ít suy nghĩ tiêu cực hơn.
Thành thực gánh vác và đón nhận hôn nhân, ly hôn và trách nhiệm cuộc sống
Khi bạn khách quan và chân thành nhìn nhận và đối đãi với chính mình, không chỉ trích và oán giận người khác mới có thể có đủ bản lĩnh đón nhận hiện thực cuộc sống. Hãy thành thực dù là với vấn đề nhiều tổn thương như chuyện ly hôn, nó sẽ giúp bạn sáng suốt nhìn ra những điều mà trước đó bạn không biết.
Đứng ở góc độ khách quan có thể giúp bạn đối mặt với ly hôn một cách lý trí và tỉnh táo hơn, từ đó áp lực và cuộc sống khắc nghiệt cũng dễ chấp nhận hơn. Khi bạn nhìn mọi thứ với tâm thái tích cực, nhẹ nhàng thì mới đủ vững vàng để bắt đầu cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Những hoài nghi về bản thân sau khi ly hôn sẽ khiến bạn đánh mất lòng tin. Vì vậy, dù là tổn thương sau đổ vỡ thì bạn vẫn phải biết tự nhìn nhận lại, rút ra bài học và trở nên trưởng thành hơn chứ không phải buông xuôi và tự hạ giá mình.
Khi vợ chồng đã đường ai nấy đi, hãy học cách thích ứng và yêu quý vai trò mới của bản thân, hãy xem áp lực hiện tại đang đè nặng trong lòng chính là cơ hội để bạn rèn luyện chính mình, độc lập đối diện mọi thứ và để trái tim mình mạnh mẽ lên.
Theo Em đẹp
Xử lý nợ xấu mang lại điều gì cho các doanh nghiệp?
Không chỉ hồi phục lại được hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp (DN) có nợ xấu sau khi được các tổ chức tín dụng (TCTD) bán lại cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã ngày càng phát triển, tăng cường tiềm lực tài chính và vị thế trên thị trường...
"Tạo điều kiện cho DN tái cơ cấu, thoát khỏi cơn hoạn nạn"
Đó là nhận định của TS. Võ Trí Thành khi nói về ý nghĩa từ việc mua nợ xấu của VAMC đối với các DN. Theo ông, việc VAMC mua nợ xấu của các ngân hàng giúp giảm áp lực gánh nặng chi phí. Thay vì phải trích 50% đến 100% dự phòng rủi ro trong năm, ngân hàng có thể "chia đều" cho 5 năm và tối đa lên tới 10 năm.
"VAMC phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho DN tái cơ cấu, thoát khỏi cơn hoạn nạn. Ví dụ, có thể đánh giá lại khoản nợ xấu của DN, tạm thời khoanh lại nợ cũ cho vay mới; theo đó, làm tăng khả năng cho vay đối với DN", TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Có thể nói, việc bán nợ sang VAMC đã giúp các DN có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tín dụng mới để tiếp tục đầu tư, khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng do khoản vay cũ không còn bị hạch toán vào nhóm nợ xấu.
Trên thực tế, các DN trước bế tắc về tài chính, khi được các TCTD bán nợ xấu cho VAMC sẽ được VAMC xem xét, khảo sát thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và nguyện vọng của DN. Sau đó, trong trường hợp DN có khả năng hồi phục, vượt qua giai đoạn khó khăn nếu được cơ cấu lại, VAMC sẽ chủ động xem xét, trao đổi với TCTD thống nhất phê duyệt phương án cơ cấu lại nợ cho DN, có thể kéo dài thời gian trả nợ, lập lại lịch trả nợ phù hợp với thời hạn vay mới và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền của DN, điều chỉnh giảm mức lãi suất đối với các khoản vay; giảm bớt một phần lãi vay quá hạn chưa thanh toán.... Nhiều DN còn có thể được VAMC góp vốn điều lệ, vốn cổ phần vào DN...
Bên cạnh đó, DN cũng được VAMC xem xét áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ tài chính như: bảo lãnh vay vốn của TCTD; đầu tư, cung cấp tài chính dưới các hình thức cho vay, mua trái phiếu DN nhằm hỗ trợ DN có thể tiếp tục sản xuất, kinh doanh và tạo nguồn để trả nợ.
Tính đến thời điểm 31/8/2016, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu (ảnh minh họa).
Cũng chính nhờ bước ngoặt quan trọng này, nhiều DN đã có điều kiện để vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ổn định được tài chính, tập trung nguồn lực để sản xuất kinh doanh. Quan trọng hơn, được VAMC và các TCTD tạo điều kiện hỗ trợ, các DN nếu có đủ điều kiện thì còn có thể được vay vốn tiếp tục hoạt động, được xem xét cho vay bổ sung vốn để tiếp tục đầu tư, tăng cường tiềm lực tài chính và vị thế trên thị trường. Ngoài ra, một lợi ích nữa trong việc bán nợ cho VAMC là tài sản bảo đảm (TSBĐ), nhất là TSBĐ là bất động sản sẽ không phải chịu áp lực bán "rẻ" để trả nợ vào thời điểm thị trường bất động sản trầm lắng như những năm vừa qua, điều này giúp cho TCTD và khách hàng vay, bên bảo đảm cùng có lợi.
Thực chất, bao nhiêu nợ xấu đã được xử lý?
Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế Quốc hội ngày 7/10 vừa qua, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, trên thực tế, vấn đề xử lý nợ xấu đang gặp rất nhiều khó khăn về quy định pháp luật, vướng mắc trong xử lý TSĐB... Hiện nay, NHNN đang tiếp tục nghiên cứu để đưa những nội dung này trong Đề án tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 để trình lên các cấp.
Mặc dù qua thực tiễn hoạt động, việc xử lý nợ xấu của VAMC nói riêng và của hệ thống các TCTD nói chung thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, công tác thu hồi nợ đạt kết quả còn hạn chế so với khối lượng nợ xấu tồn tại, tuy nhiên, từ cuối năm 2012 đến tháng 8/2016, các TCTD đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đốn đốc thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro. Kết quả, tính đến thời điểm 31/8/2016, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó chủ yếu là do các TCTD tự xử lý (chiếm 57,2%), còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm 42,8%.
Nợ xấu là vấn đề của cả nền kinh tế. ể đẩy nhanh xử lý nợ xấu, theo TS. Võ Trí Thành, bên cạnh sự phục hồi kinh tế, rất cần nâng cao năng lực cho VAMC để công ty này đẩy nhanh hơn quá trình xử lý nợ xấu và xử lý một cách triệt để (cả về pháp lực, năng lực, nguồn lực, và quyền lực; trong đó quyền lực và pháp lực là quan trọng nhất), đồng thời tạo dựng những tiền đề cần thiết cho việc vận hành thị trường mua bán nợ, và hoàn thiện hơn nữa khung khổ pháp lý đối với thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, cần xác định vấn đề giải quyết nợ xấu là một việc làm không chỉ đặt trên vai NHNN, mà còn cả nhiều bộ, ngành liên quan.
"Tuy thách thức, khó khăn còn nhiều và xử lý nợ xấu chắc còn đòi hỏi thời gian và lộ trình thích hợp, song hy vọng với những cơ sở để xử lý nợ xấu được giải quyết đồng bộ, NHNN cùng sự phối hợp của các bộ, ngành khác sẽ giải quyết bài toán nợ xấu hiệu quả hơn, nhanh hơn trong thời gian tới đây", TS. Võ Trí Thành chia sẻ.
Kim Yến
Theo Dantri
Mở tuyến tàu lửa ngoại ô TP Hồ Chí Minh Tuyến tàu lửa ngoại ô TP Hồ Chí Minh đi TP Biên Hòa (Đồng Nai) và ngược lại sẽ được đưa vào hoạt động từ ngày 15-4, nhằm giảm áp lực cho giao thông đường bộ ở cửa ngõ TP Hồ Chí Minh. Cụ thể, mỗi ngày sẽ có 10 chuyến tàu, trong đó có 2 chuyến Sóng Thần - Biên Hòa và...