Bí quyết để làm bạn với người yêu cũ
Bạn luôn sẽ trầm trồ bất ngờ với những cặp chia tay rồi mà vẫn có thể kết bạn với nhau. Vậy bí quyết của việc kết bạn lại với người cũ là gì?
Đừng nói chuyện với nhau thời gian đầu
Đừng nghĩ là bạn có thể ngay lập tức trở thành bạn bè sau khi chia tay. Tất cả đều phải trải qua giai đoạn “không nhìn mặt nhau”. Đó là bởi vì cả hai đều cần bình tĩnh suy nghĩ lại mối quan hệ và thật sự chuẩn bị tâm lý để quay lại làm bạn. Việc hấp tấp làm bạn bè sau khi chia tay sẽ làm cả hai dễ rơi vào cảm giác yêu thương và những thói quen khi còn yêu nhau. Điều này không tốt chút nào.
Định mức tình cảm
Chúng ta đều phải thừa nhận rằng không phải mối quan hệ nào cũng đáng cứu vãn. Sẽ thật vô ích và phí thời gian khi phải cố gắng làm bạn với một người khi yêu đã phản bội và lừa dối bạn. Chuyện làm bạn đòi hỏi cả hai phải tôn trọng lẫn nhau. Vì vậy, tuỳ vào việc mối quan hệ của bạn kết thúc như thế nào mà bạn hãy quyết định có nên quay lại làm bạn hay không.
Video đang HOT
Thuận theo tự nhiên
Đừng ép bản thân mình phải là một người cao thượng khi nhanh chóng quên đi nỗi đau và lao vào làm bạn. Cứ tự nhiên trải qua giai đoạn 5 bước sau khi chia tay: thất vọng, tức giận, bình tĩnh lại, dần trò chuyện lại, trở lại làm bạn. Việc gượng ép sớm muộn sẽ làm chính bạn khổ sở mà thôi.
Tôn trọng người cũ
Tình bạn cũng giống như tình yêu, cần sự hợp tác từ cả hai phía. Có thể bạn rất mong muốn kết bạn lại còn ex thì không. Lúc đó, hãy tôn trọng quyết định của họ, đừng dồn ép hay làm họ cảm thấy tội lỗi khi không kết bạn lại với bạn. Mọi thứ đều cần thời gian và sự tự nguyện, bạn cứ chờ đợi, biết đâu một ngày nào đó người ấy sẽ thay đổi suy nghĩ.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải cặp đôi nào cũng có thể làm bạn được sau khi chia tau. Thế nên, dù bạn có thể hoàn hảo hết bốn điều ở trên nhưng việc quay lại làm bạn có thể vẫn bất khả thi. Tại sao lại như vậy? Rất đơn giản, vì cuộc sống là như vậy. Đôi khi có những người hay những mối quan hệ, dù bạn muốn và cố gắng thế nào, cũng không thể giữ họ trong cuộc sống của bạn. Vì thế, lời khuyên cho bạn chính là hãy để mọi việc diễn ra theo lẽ tự nhiên nhất.
Theo Blogtamsu
Mệt mỏi khi sếp khéo suy diễn, quan liêu
Trái với sự hồn nhiên góp ý của tôi, sếp lại coi đó là do tôi dựng chuyện, bịa đặt nhằm hạ uy tín của sếp. Chị tỏ ra hằn học, chấp nhặt với tôi...
Tôi là nhân viên văn phòng của 1 trung tâm Tiếng Anh uy tín của Thành phố. Ở trung tâm, tôi được đánh giá là nhân viên có năng lực, nhiệt tình và có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Tôi luôn được giám đốc trung tâm giao cho những việc quan trọng và tôi luôn hoàn thành tốt công việc được giao, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của trung tâm. Sự việc không có gì phải ca thán khi lương của tôi thì cao nhất khối hành chính, công việc quan trọng nào cũng được giao cho, tôi là tấm gương, cái đích phấn đấu của những nhân viên khác.
Nhưng tôi hoàn toàn thất vọng khi nhận ra rằng, song song với những thành tích mà mình đạt được là sự luôn đề phòng, e ngại của sếp, sếp sợ tôi sẽ nổi loạn và hất cẳng sếp. Phải nói rõ thêm rằng chúng tôi là một trung tâm tiếng Anh có tiếng, cả nhân viên, giáo viên và sếp đều là người đi làm thuê. Giám đốc nếu không được sự ủng hộ của tập thể nhân viên thì khó mà tồn tại. Biết được tình hình đó, ban đầu sếp nắm bắt tâm tư tình cảm của mọi người, sếp rất được lòng "dân". Thế nhưng cũng chỉ sau một năm thôi, bắt đầu quan liêu, bắt đầu thể hiện sự tự tin thái quá.
Sếp không công bằng trong các cuộc thi đua, sếp thiên vị người nọ người kia. Sếp bắt đầu nặng về quà cáp biếu xén và tôi thì tuyệt nhiên không quà cáp gì. Tôi bắt đầu nghe thấy nhiều lời ong tiếng ve về sếp, dần dần vì không chịu được sếp và áp lực công việc cao nên giáo viên, nhân viên trung tâm cứ lũ lượt ra đi. Cuối cùng, khối văn phòng chỉ còn lại tôi, chỉ vì tôi vừa sinh con, nhà tôi gần trung tâm nên tôi ở lại, và lý do quan trọng nhất là tôi vẫn muốn gắn bó với nơi đây.
Sếp luôn đề phòng tôi, sếp khen ngợi tôi nào là năng lực, nào là nhiệt tình nhưng đằng sau thì nói "đề cao tý cho sướng". Té ra là bấy lâu nay sếp giả dối chỉ để nhân viên chúng tôi hùng hục nhiệt tình làm việc còn đằng sau thì coi thường. Tôi buồn và thất vọng vô cùng. Bản tính tôi nóng nảy, thẳng thắn, không thể để trong lòng được, tôi bèn nhân cơ hội đi họp cùng sếp để thổ lộ với chị những gì tôi nghi ngờ, tôi băn khoăn thậm chí là tất cả những bức bối trong mấy năm qua về sếp. Một cách hồn nhiên tôi nghĩ rằng, sự thẳng thắn của mình sẽ giúp sếp làm cách nào đó để mọi người lại nhìn nhận tốt về mình.
Trái với sự hồn nhiên đó của tôi, sếp lại coi đó là do tôi dựng chuyện, bịa đặt nhằm hạ uy tín của sếp. Chị tỏ ra hằn học, chấp nhặt với tôi. Hôm đó, trung tâm tôi thanh toán tiền làm thêm giờ, tôi là người đến lĩnh đầu tiên. Sếp dè bỉu và nói với tôi bằng giọng xách mé: "nghe đến tiền đến nhanh thế, lấy tiền cho hết để nghỉ hay sao mà vội thế". Tôi thực sự không biết nói gì. Cười nhạt. Không chỉ dừng lại đó, sếp còn nói: "muốn lấy tiền nhiều hơn thì cố mà thay vị trí của tôi này". Tôi thực sự thấy khó chịu vì sự thiếu lịch sự của sếp. Tôi nói lại: "chị ám chỉ điều gì hay không bằng lòng gì cứ nói thẳng, em nghe đây". Sếp sừng sổ lên, đập bàn mà rằng: "cô giỏi nhỉ, cậy mình làm ở đây lâu nên dám trả treo với sếp, nếu cô không bỏ ngay ý chiếm vị trí của tôi thì bằng giờ tháng sau cô sẽ nhận được tiền thôi việc".
Tôi thật sự sốc về cách suy diễn của sếp, cũng rất mệt mỏi khi làm việc trong môi trường như vậy. Tôi đang cân nhắc giữa tìm một việc khác để giảm áp lực tâm lý hay tiếp tục làm việc. Nhưng nếu tôi tiếp tục thì phải làm gì để cải thiện mối quan hệ với sếp, khi mà lòng tin, sự tôn trọng của tôi với chị không còn
Theo Emdep
Em yêu anh mất rồi Đáng lẽ ra ngày đó em nên từ chối tình cảm của anh thì tốt hơn cho cả hai. Nhưng mà, em không làm được điều đó, chỉ vì đơn giản một điều là: Em yêu anh mất rồi Đáng lẽ ra ngày đó em nên từ chối tình cảm của anh thì tốt hơn cho cả hai. Nhưng mà, em không làm...