Bí quyết để cuộc sống vợ chồng không có ngoại tình, ly hôn
Ngoại tình chưa bao giờ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ly hôn. Trên thực tế, một trong những lý do khiến cuộc sống vợ chồng xảy ra chuyện ngoại tình hay ly hôn đều do những nguyên nhân sâu xa nào đó.
Bí quyết cơ bản nhất để duy trì một cuộc hôn nhân hạnh phúc là vợ chồng phải biết chia sẻ, đồng hành cùng nhau trong cuộc sống.
Quan hệ gần gũi, thân thiết với những người ly hôn hoặc những người đối với hôn nhân bằng thái độ tiêu cực cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến hôn nhân của chính bạn. Khi đó, bạn thường có xu hướng tìm nhiều điểm chung giữa hôn nhân của hai bên và có những suy nghĩ tiêu cực. Những tin tức trên báo chí, truyền hình cũng tác động nếu bạn là người dễ bị ảnh hưởng. Vậy nên điều cần làm là bạn và người bạn đời cần tạo lập liên kết chặt chẽ với nhau. Hãy mở lòng và thành thực. Nếu mối quan hệ vững từ bên trong, nhân tố bên ngoài không thể ảnh hưởng đến nó, thậm chí còn có thể tác động tích cực đến những người khác.
Rất nhiều người bất ngờ khi thấy thói quen này được liệt vào danh sách 10 thói quen xấu khiến hôn nhân tan vỡ. Bởi đa số các cặp đôi khi kết hôn đều muốn người bạn đời thay đổi, trở thành người tình trong mộng của mình. Có như vậy, họ mới trở nên hoà hợp và tình yêu mới thực sự bền lâu.
Trên thực tế, việc góp ý người kia theo hướng tích cực hoàn toàn khác với việc bạn uốn nắn họ như “cha mẹ dạy con”. Điều này không chỉ khiến “một nửa” thấy mệt mỏi, ức chế mà ngay cả bạn cũng cảm thấy chán nản, thất vọng vì người ấy không như mình mong đợi. Hãy nhớ rằng, không có ai là hoàn hảo cả. Vì thế, thay vì cố gắng thay đổi họ, hãy cùng nhau góp ý và trao đổi để cả hai hoà hợp hơn.
Sự nghiệp được coi là hoàn hảo khi nó sáng chói mà không ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của bạn. Liệu mấy người có thể vui khi kiếm ra nhiều tiền, được mọi người ngưỡng mộ nhưng gia đình tan nát? Tất nhiên, bạn không nên bỏ bê công việc, nhưng bạn cũng không nên vì công việc mà bỏ mặc nghĩa vụ, trách nhiệm với vợ/chồng của mình.
Hãy nghiêm túc cân nhắc và xác định những mối quan tâm chính của bạn trong cuộc sống, đồng thời sắp xếp, phân chia thời gian cho những lĩnh vực mình ưu tiên. Nếu đã đến lúc cần dành thời gian cho vợ chồng, con cái, bạn hãy sẵn sàng nói “không” với tăng ca hay kiếm thêm thu nhập. Trong trường hợp bắt buộc phải cắt bớt thời gian vốn dành cho gia đình để “nướng” vào công việc, bạn hãy xin lỗi và giải thích để người bạn đời hiểu được.
Sự thiếu chung thủy, thiếu thành thật là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà một cặp vợ chồng có thể gặp phải. Nếu từng mắc sai lầm, bạn hãy dũng cảm nhận lỗi và chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Sẽ có những chuyện khiến bạn cho rằng nếu mình không hé răng thì “trời không biết đất không hay”. Tuy nhiên nếu bạn cứ ôm mãi bí mật này, mối quan hệ sẽ bị ăn mòn từ bên trong. Vậy nên người ta mới có câu: “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”. Sự chân thành, hối lỗi sẽ cứu vãn một cuộc hôn nhân. Còn lừa dối và ngoan cố sẽ lấy đi cơ hội bên nhau.
Tranh cãi là điều không thể tránh khỏi của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, có những câu chúng ta nên tránh để không đổ thêm dầu vào lửa và làm cho tình hình trở nên tệ hơn.
Tôi muốn ly dị
Trong lúc nóng giận chúng ta rất dễ nói ra những điều mà mình hoàn toàn không chủ định. Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng những gì đã nói ra thì rất khó rút lại, dù bạn có xin lỗi hay thề rằng mình không hề có ý đó.
“Những câu nói như &’Tôi quá mệt mỏi rồi’, hay &’Tôi sẽ ra đi’ gây ra cảm giác bất an”, Judi Cineas, chuyên gia về hôn nhân và gia đình (Mỹ) chia sẻ. “Tôi luôn nói với khách hàng của mình rằng bạn chỉ nên nói những câu như thế nếu bạn đã sẵn sàng ký đơn ly dị”.
Video đang HOT
Vậy thì phải làm sao nếu bạn đã trót nói ra những câu như vậy? Hãy xin lỗi bạn đời và giải thích rằng chuyện tương tự sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sẽ cần thời gian để người bạn đời có thể hoàn toàn tin tưởng bạn. Và có lẽ cũng đến lúc bạn phải tự vấn lại lương tâm, tự đánh giá lại bản thân mình.
Lấy anh (cô) là sự lựa chọn ngu ngốc nhất của tôi
Gọi bạn đời là đồ nọ đồ kia có tính xúc phạm và tiêu cực không kém gì việc so sánh họ với một ai khác. Điều đó cũng thể hiện rằng bạn không còn coi người đó là một cá thể độc lập nữa, tiến sĩ Amy Johnson, nhà tâm lý học (Mỹ) chia sẻ. Thay vào đó, hãy cho bản thân thời gian để bình tĩnh lại, bằng cách nói với bạn đời rằng bạn sẽ ra ngoài uống một tách cà phê và quay lại sau một giờ. Và hãy trở về nhà khi bạn đã sẵn sàng.
Trân trọng những gì đang có
Cuộc sống không hoàn hảo, không phải lúc nào cũng trải đầy một màu hồng rực rỡ, nó thực tế và phũ phàng hơn rất nhiều. Có những thứ bạn không thể thay đổi và bất chấp tất cả để đoạt lấy, bạn cần thông minh xử lý mọi chuyện, không hấp tấp vội vàng. Và điều quan trọng là hãy trân trọng những gì mình đang có. Đừng vì ham vui, cờ bạc trai gái, đánh mất gia đình, đừng chạy theo hào nhoáng xa hoa để rồi đau đáu giấc mơ về một bữa cơm đầm ấm. Hạnh phúc gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, không phải lúc nào đồng tiền cũng có thể mua được.
Giải thích lý do khi mắc sai lầm
Khi bạn mắc sai lầm hoặc làm tổn thương anh ấy, đừng chỉ nói một lời xin lỗi. Hãy thành thật với anh ấy, hãy bỏ qua lòng tự tôn cá nhân để hàn gắn tình cảm. Cuộc sống vợ chồng khác rất nhiều với lúc yêu đương, không phải lúc nào giận dỗi cũng đòi chia tay, mặt lạnh, không gặp gỡ suốt nhiều ngày. Khi sống cùng nhau, những hành động đó chỉ khiến cả hai thêm mệt mỏi, tình cảm có thể rạn nứt từ những chuyện tưởng chừng như rất nhỏ nhặt. Vậy nên, mỗi khi có khúc mắc, tranh cãi, nghi ngờ, cả hai nên giải thích rõ ràng để người kia thấu hiểu.
Hãy cố gắng tiết kiệm một khoản tiền cho gia đình, dù chỉ là khoản nho nhỏ mỗi tháng. Việc dự trữ tiền sẽ giúp cho bạn có thể dễ dàng xoay sở mỗi khi có chuyện bất ngờ cần đến, giúp bạn không phải quay chóng mặt hay tranh cãi với bạn đời vì chuyện lỡ chi tiêu quá đà. Tiền không phải là yếu tố quan trọng nhất trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình nhưng lại không thể thiếu để cân bằng cuộc sống.
Bạn không nên lấy sex như một sự trừng phạt về những lỗi lầm từ nhỏ cho đến lớn của anh ấy. Việc này tiếp diễn trong một thời gian dài sẽ làm giảm cảm xúc, hưng phần của cả hai dành cho nhau, thậm chí còn có thể đẩy mọi việc đi quá xa như chồng đi cặp bồ, gái gọi để giải tỏa bức xúc… Đừng nên lạm dụng chiêu bài này quá lâu, nó sẽ khiến gia đình bạn càng thêm rối rắm.
Chìa khóa để giữ hôn nhân hạnh phúc
Các chuyên gia nói rằng bạn phải giữ được cán cân thăng bằng giữa tình yêu, sự nhẫn nại và lòng tự tôn mới có thể duy trì được hôn nhân lâu bền. Bằng cách tập trung vào những tiêu chuẩn sau, chắc chắn tình yêu của bạn sẽ bền vững hơn theo thời gian.
Tin tưởng và trung thực là tiêu chuẩn cơ bản nhất cho bất kỳ mối quan hệ lành mạnh nào. Tin tưởng cũng như trung thực sẽ được củng cố theo thời gian. Những cặp vợ chồng nên tin tưởng chứ không phải thiếu tự tin vào nhau. Tiêu chuẩn này thể hiện khi hai người có thể nói chuyện một cái thoải mái và được là chính mình mà người bạn đời chỉ thấy đó là đáng yêu và không có bất kỳ sự phán xét nào.
Các cặp vợ chồng phải bàn bạc và chia sẻ với nhau tất cả những vấn đề từ dễ dàng đến khó khăn của nhau. Một cuộc hôn nhân bền vững phải là đồng hành với nhau đi qua những khó khăn, hạnh phúc. Lúc kết hôn thì người chồng/người vợ chính là người gần gũi nhất và không lẽ gì lại không chia sẻ với họ mọi điều.
Kết quả khảo sát 487 gia đình Mỹ có vợ chồng chia sẻ “đồng đều” việc chăm sóc con cái cho thấy, các cặp này đều có sự hài lòng cả về đời sống tình dục cũng như quan hệ tình cảm.
Đáng chú ý, ở các gia đình mà người phụ nữ một tay lo chuyện con cái, cả người chồng cũng như vợ đều kém hài lòng hơn về chuyện giường chiếu, song nếu người chồng thực hiện phần lớn việc chăm sóc con cái, tình hình sẽ không tồi tệ như vậy.
Vậy ai nên là người chăm sóc trẻ? Các dữ liệu được trình bày tại một hội nghị của Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ (ASA) cho thấy, các cặp vợ chồng có người vợ thực hiện hơn 60% công việc chăm sóc con cái có “điểm số hài lòng” thấp nhất về quan hệ cũng như chất lượng cuộc sống tình dục.
Theo tiến sĩ Daniel Carlson, Phó giáo sư xã hội học Đại học Georgia (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu MRS-2006, điều thú vị nhóm nghiên cứu phát hiện là việc người chồng đảm đương hầu hết hoặc toàn bộ trách nhiệm chăm sóc con cái, không có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng mối quan hệ giữa hai người. Tiến sĩ Carlson cho biết, các nhà khoa học đã có kế hoạch nghiên cứu thêm lý do tại sao những cặp vợ chồng chia sẻ đồng đều việc chăm sóc con cái lại có quan hệ tốt hơn.
Giáo sư Cary Cooper, chuyên gia tâm lý học Trường kinh doanh Manchester (Anh), cho biết phát hiện này rất có ý nghĩa. Ông nói rằng “nếu bạn là một người đàn ông “kiểu mới” sẵn sàng chia sẻ việc chăm sóc con cái, thì rõ ràng bạn có khả năng đầu tư nhiều hơn cho quan hệ vợ chồng”.
Chia sẻ việc nhà
Hầu hết các chị em phụ nữ đều cho rằng trách nhiệm chính của người phụ nữ là phải lo toan mọi chuyện trong nhà, còn người đàn ông thì ra ngoài mưu sinh lo cho gia đình. Thế nên, việc nội trợ dĩ nhhiên là của các bà vợ. Nhưng, vào khi hoàn cảnh thay đổi, nếu cả hai đều phải ra ngoài xã hội bươn chải kiếm sống thì lại là chuyện khác.
Thực sự trong thời buổi hiện đại này cũng có rất nhiều vấn đề, thí dụ phải lao động, phải kiếm sống, các thách thức ngoài xã hội bây giờ khác rất nhiều so với ngày xưa, phải bươn chải, phải kiếm sống, nhưng công việc gia đình nội trợ thì vẫn phải làm.”
Giáo sư Tuấn Anh, hiện đang giảng dậy môn tâm lý của trường đại học Huế cho rằng: “Tùy theo người phụ nữ đó ở đô thị hay ở nông thôn, một số phụ nữ ở đô thị hiện đại ngày nay thì muốn chồng chia sẻ nhiều hơn về công việc như là vợ rửa bát thì chồng quét nhà, có nghĩa là chỉ cần chồng chia sẻ một chút trong công việc mình đề nghị.
Ở đô thị Việt Nam thì người phụ nữ phải đi làm, sáng đi làm, cả hai vợ chồng cùng đi làm, nhưng khi về thì người phụ nữ bận rất nhiều, phải nấu cơm rồi lại còn phải giặt giũ. Cho nên, người chồng chỉ cần chia sẻ một chút gì đó thì họ hài lòng hơn.
Nhưng người phụ nữ nông thôn thì lại khác, những người thuần Bắc hay cách đây khoảng 20, 30 năm thì cho rằng: người chồng làm toàn việc nặng nên về nhà thì nghỉ ngơi và nếu đỡ đần thì cũng chỉ một chút thôi. Thí dụ người phụ nữ băm rau cho heo thì người chồng có thể vác cây chuối về, thế là được rồi. Đôi khi họ lại cho rằng người đàn ông vào bếp thì không ra dáng đàn ông.”
Ông cũng nhấn mạnh rằng, một trong những điểm mà các bà vợ rất khó chịu với các đấng lang quân của mình và đôi khi trở nên mâu thuẫn trong gia đình là: “Một số những người phụ nữ rất ghét những người đàn ông khi về đến nhà là nằm xem ti vi, đọc báo trong khi đó mặc kệ vợ, vợ dọn dẹp, lau nhà ngay cả dưới chân mình cũng mặc kệ. Giáo sư Tuấn Anh còn nói thêm rằng, vấn đề tâm lý cá nhân cũng ảnh hưởng không kém đến quan niệm và lối hành xử của cả hai vợ chồng khi phải giải quyết việc nhà.
Có thể nói rằng ngày nay, quan niệm việc nội trợ là của các bà hầu như đã lỗi thời. Bây giờ, đàn ông vào bếp hay đi chợ cũng không còn vẻ ngại ngần như xưa. Tuy nhiên, vấn đề này cũng không phải dễ dàng được chấp nhận ngay trong các gia đình vì định kiến của xã hội Việt Nam bao giờ cũng cho rằng việc nhà là của phụ nữ.
Cho nên, để có thể có được mái ấm gia đình, tránh sự xung đột, mâu thuẫn phát sinh từ những chuyện lặt vặt, cả hai vợ chồng đều phải chia sẻ cho nhau việc nội trợ như câu ” Đồng vợ đồng chồng, tát bể Đông cũng cạn”.
Cặp vợ chồng cần phải biết tha thứ, học cách quên đi quá khứ, hướng tới tương lai. Không có cuộc hôn nhân nào không có khó khăn và hãy xem việc vượt qua khó khăn đó là để minh chứng cho tình yêu với nửa kia. Sai lầm của một người có thể xuất phát từ nội tại hay cũng có thể từ bên ngoài. Những lúc đó hãy học cách tha thứ, mở cho người kia một con đường cũng là đang cho mình một cơ hội.
Dành cho nhau những khoảng không gian riêng thực sự rất quan trọng với bất kỳ mối quan hệ nào. Hai người cần kích thích phát triển các khả năng, sở thích của nhau.
Tình bạn giữa các cặp vợ chồng là hết sức cần thiết. Người chồng/người vợ vừa là bạn bè, vừa là người yêu thương. Có thể khi bắt đầu tình yêu còn là giai đoạn trăng mật ngọt ngào, đam mê nhưng sống với nhau lâu sự đam mê sẽ giảm và khi đó tình bạn lại lên ngôi. Hầu hết các cặp vợ chồng kết hôn lâu sẽ đồng ý rằng một tình bạn sâu sắc sẽ giữ gìn cuộc hôn nhân.
Luôn duy trì tình cảm
Điều quan trọng để duy trì một cuộc hôn nhân bền vững là tình cảm và sự thân mật của hai người. Hãy cầm tay, ôm, hôn, ôm và chia sẻ những khoảnh khắc yên tĩnh bên nhau. Hãy thể hiện tình yêu với người bạn đời qua lời nói và hành động. Dù là vợ chồng lâu năm thì ba tiếng “Anh yêu em” (“Em yêu anh”) cũng có ý nghĩa như một nụ hôn thân mật. Dù đây chỉ là những cử chỉ rất nhỏ biểu hiện tình yêu nhưng nó có thể tạo nên một sự khác biệt trong mối quan hệ vợ chồng.
Đánh giá cao người bạn đời và không bao giờ đặt họ trong sự so sánh
Một lý do khiến rất nhiều người có những mối quan hệ ngoài luồng là vì họ cảm thấy bị bỏ quên và không được đánh giá cao trong hôn nhân. Hãy ngăn chặn những sự phát triển của hành vi này bằng cách cho người bạn đời thấy rằng bạn đánh giá cao và ngưỡng mộ chàng/nàng như thế nào. Đừng tiết kiệm những lời khen ngợi, cũng đừng quên những câu nói cảm ơn. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy mình không được người bạn đời đánh giá đúng, hãy trao đổi thẳng thắn và cởi mở.
Tìm hiểu và sử dụng ngôn ngữ tình yêu
Theo Gary Chapman, tác giả của cuốn sách “The 5 Love Languages” (tạm dịch “5 ngôn ngữ của tình yêu”) cho rằng biết cách xác định ngôn ngữ tình yêu vợ chồng và sử dụng chúng sẽ giúp cuộc hôn nhân của bạn hạnh phúc và tình cảm vợ chồng mãnh liệt hơn. Năm ngôn ngữ tình yêu đó là: Lời khen ngợi, Quà tặng, Thời gian chia sẻ, Sự tận tụy và Cử chỉ âu yếm.
Bảo vệ mình khỏi những tình huống nhạy cảm
Có nhiều cặp vợ chồng tan vỡ bởi Facebook và các trang mạng xã hội. Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn tìm kiếm người yêu cũ của mình trên các trang mạng xã hội nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu bạn để tình cũ phát triển. Tốt nhất, bạn không chia sẻ những chi tiết quá riêng tư trong hôn nhân trên các trang mạng và tránh các tình huống gặp gỡ khi mà chỉ có một mình bạn với một người khác giới.
Những gì bắt đầu như một cuộc trò chuyện vô tình hoặc một bữa ăn đơn giản với nhau có thể dẫn đến việc ngoại tình, nếu mối quan hệ vợ chồng của bạn đang gặp vấn đề. Có những người bạn khác giới là tốt, nhưng hãy chắc chắn rằng chồng/vợ bạn cũng biết và là bạn của họ. Nếu có một vài mối quan hệ bạn bè làm cho người bạn đời khó chịu, tốt hơn, hãy kết thúc để tránh những nguy cơ cho hôn nhân của mình.
Duy trì thói quen tình dục lành mạnh
Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tình dục khuyên các cặp vợ chồng quan hệ 2-3 lần mỗi tuần để duy trì sự thân mật. Tuy nhiên, mỗi cặp vợ chồng cũng cần phải có một kế hoạch cụ thể để phát triển tần suất “yêu”. Thảo luận với nhau về ham muốn và nhu cầu của nhau. Đừng bỏ qua phần quan trọng nhất trong hôn nhân của bạn.
Đạt được cực khoái không chỉ là đích đến của “cánh mày râu” mà còn là khao khát của các chị em. Bởi khi đó, nàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có khoảng 43% nữ giới đạt cực khoái khi làm “chuyện ấy” và thời gian để “lên đỉnh” của cả hai giới cũng có sự chênh lệch.
Theo Đời sống Pháp luật
Phải làm hết việc nhà vợ mới cho "yêu"
Mỗi lần đòi hỏi chuyện ấy, vợ tôi đều kêu mệt. Khi tôi ngoan ngoãn làm việc nhà và đấm bóp cho cô ấy thì cô ấy đồng ý và yêu đương rất nồng nhiệt.
Ngày quen biết cô ấy, tôi thấy cô ấy dịu dàng, cá tính, nhưng luôn bày tỏ quan điểm rất quyết liệt: phụ nữ phải vất vả sinh con cho nên đàn ông phải làm việc nhà. Cô ấy ở một mình, thỉnh thoảng tôi đến nhà cô ấy ăn cơm, việc đi chợ, nấu bếp, rửa bát tôi phải làm hết. Cô ấy chỉ việc ngồi xem tivi và chỉ đạo. Tôi vì yêu cô ấy nên vui vẻ phục vụ cô ấy. Tình yêu của chúng tôi rất đẹp, vì chúng tôi hợp nhau ở những sở thích như xem phim, đọc sách, đi bơi, đi du lịch hoặc... ngủ nướng.
Khi cưới, cô ấy vẫn giữ nguyên quan điểm đàn ông phải làm việc nhà. Cô ấy sinh con, cũng chỉ việc cho con bú, nghỉ ngơi, bế con, còn việc cơm nước, chăm sóc, giặt giũ, cho con đi vệ sinh đều tôi làm hết. Bù lại, cô ấy luôn vui vẻ, yêu đời và chẳng mấy khi cáu gắt như những "bà đẻ" khác.
Tôi chỉ ước gì vợ tôi chịu chia sẻ việc nhà và chủ động trong chuyện ấy vài lần, để tôi cảm thấy được an ủi - Ảnh minh họa
Hơn 10 năm bên nhau, chúng tôi đều bước qua tuổi 40, cô ấy hay kêu mệt, mỏi và lười quan hệ vợ chồng. Mỗi lần muốn được vợ "cho", tôi phải làm hết việc nhà và đấm bóp cho cô ấy đến mỏi cả tay cô ấy mới đồng ý.
Hôm nào tôi cũng kết thúc công việc lúc 9h tối và ngừng phục vụ cô ấy cho đến khi cô ấy ngủ. Tôi biết vợ tôi không phải là chán chồng hay thiếu ham muốn, cô ấy rất nồng nhiệt, nhưng cô ấy quen được chiều chuộng rồi. Còn tôi thì lúc nào cũng có đam mê với vợ, vì cô ấy rất hấp dẫn, lúc nào cũng như hút lấy tôi, khiến tôi mọi nơi, mọi lúc đều muốn ôm hôn cô ấy và làm chuyện ấy.
Nhưng dù tự nguyện với những điều mình làm cho vợ, đôi lúc tôi cũng rất tủi thân. Tôi chỉ ước gì vợ tôi chịu chia sẻ việc nhà và chủ động trong chuyện ấy vài lần, để tôi cảm thấy được an ủi. Nhưng điều đó chẳng bao giờ xảy ra, vì vợ tôi sẵn sàng lăn ra ngủ bất cứ lúc nào, nếu tôi làm việc chưa xong hoặc không làm cô ấy thoải mái.
Con tôi cũng học tính của mẹ, mặc định việc nhà là do ba làm. Vợ tôi cũng tiêm vào đầu con cái tư tưởng "là con gái, phải có quyền". Quyền đó là được tự do, làm đẹp, hưởng thụ, việc nặng đàn ông lo. Ở nhà vợ và con gái làm bà hoàng, còn tôi là tùy tùng. Thế nhưng nhìn mẹ con cô ấy vui vẻ, nhà rộn tiếng cười, tôi lại quên hết mệt nhọc.
Có lẽ, từ khi lấy vợ tôi đã thấm thía câu nói dân gian: muốn ăn thì lăn vào bếp. Muốn được vợ yêu thì phải phục vụ vợ từ a-z. Nếu có kiếp sau, tôi ước được làm phụ nữ, để có "quyền".
Theo GĐVN
Chồng nó cái gì cũng tốt, mỗi tội... yêu công việc hơn cả vợ thôi Đây chẳng phải lần đầu tôi nghe nó than thở về cái sự tham công tiếc việc tới quên hết mọi thứ của chồng nó - một người đàn ông thành đạt, có tiền và rất hào phóng với vợ. Tôi vừa lên mạng tìm một bộ phim hay để chuẩn bị dành cho buổi tối cuối tuần rảnh rỗi thì điện thoại...