Bí quyết để cây bí xanh Văn Lang cho “mùa vàng”
Những ngày này, khi về xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, người ta sẽ có dịp chứng kiến cảnh nhộn nhịp hiếm có bởi dòng xe cộ mang biển kiểm soát từ khắp nơi đổ về thu mua bí xanh, cùng với đó là những nụ cười tươi trên khuôn mặt của những người nông dân vì bí xanh được giá …
Mùa thu hoạch “vàng”
Nhiều năm nay, cứ đến độ này giữa mùa thu, người nông dân xã Văn Lang lại tiến hành thu hoạch bí xanh. Đặc biệt, năm nay, theo người dân, mùa bí xanh đã đem lại nguồn thu đáng kể khi trúng lớn và đây được xem là mùa thu hoạch “vàng”.
Mấy năm nay, bí xanh đã đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người dân nơi đây. Ảnh: P.V
Đứng bên những luống bí xanh ngắt, với lúc lỉu những quả đã đến ngày thu hoạch, anh Cát Hữu Hùng (trú tại khu 6, xã Văn Lang) vui mừng chia sẻ: Nhiều năm nay, cứ đến vụ đông – xuân là người dân nơi đây lại tiến hành trồng bí xanh. Có lẽ vì hợp thời tiết, thổ nhưỡng nên cây bí xanh phát triển rất tốt, cho ra nhiều quả, chất lượng và được nhiều người biết đến.
“Trồng bí xanh không khó, tuy nhiên mất nhiều thời gian chăm sóc như tưới nước, dựng giàn, tỉa nhánh, chăm bón. Bù lại, trồng cây này đem lại thu nhập kinh tế khá lớn, cao gấp 4 – 5 lần so với trồng lúa”- anh Hùng cho biết thêm.
Theo tính toán của người dân, với mỗi ha bí xanh sớm, người dân đầu tư hết gần 128 triệu đồng, nhưng có thể thu về khoảng 300 triệu đồng/ha.
Về cách trồng và chăm sóc, theo kinh nghiệm của người dân tích cóp và qua tập huấn, trước khi trồng, mọi người sẽ ngâm hạt trong nước sạch từ 4- 6 giờ, đãi sạch nước chua, ủ kín, ngày tưới nước 2 lần. Sau khoảng 1- 2 ngày hạt nứt nanh, đem gieo thẳng hoặc gieo trong bầu nylon sau đó trồng ra ruộng.
Mỗi 1 sào bí xanh, người trồng thường bón lót từ 6 – 7 tạ phân chuồng ủ hoai mục, 5 – 6kg đạm urê, 6 – 8kg kaliclorua và 12 – 15kg supe lân Lâm Thao. Đối với đất chua, bà con sẽ bón thêm từ 12- 15kg vôi bột. Việc bón phân sẽ được chia làm 3 đợt: Bón lót – trước khi trồng; bón thúc lần 1 khi cây con có 5 – 7 lá thật; bón thúc lần 2 khi cây chuẩn bị ra hoa, sau khi cây ra tua, buộc cây vào giàn; bón thúc lần 3 khi cây hình thành quả.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm của bà con Văn Lang, lượng phân bón tính trên 1ha như sau:
Bón lót: 20 – 25 tấn phân chuồng hoai; 420 – 500kg phân Lâm Thao NPK-S: 5.10.3-8. Bón thúc 1, 2, 3 mỗi lần bón 280 – 310kg phân Lâm Thao NPK-S: 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10.5.
Lượng phân bón tính trên 1 sào Bắc Bộ (360m2) như sau: Bón lót: 720 – 900kg phân chuồng hoai; 15 – 18kg phân Lâm Thao NPK-S: 5.10.3-8. Bón thúc 1, 2, 3 mỗi lần bón 10 – 11kg phân Lâm Thao NPK-S: 12.5.10-14 hoặc Lâm Thao NPK-S 10.5.10.5.
Khi cây được 90 – 100cm thì người trồng có thể tiến hành làm giàn bằng cách cắm chéo cây chống thành hình như mái nhà để tận dụng không gian. Khi dây leo cần để ở tư thế tự nhiên, không vặn úp hoặc lật dây, dùng dây chuối hoặc rơm nếp buộc gọn vào dưới nách lá, ghim vào giàn. Và mỗi cây để 2-3 nhánh chính, mỗi nhánh để 2-3 quả.
Xây dựng thương hiệu bí xanh VietGAP
Do thấy bí xanh đem lại nguồn lợi kinh tế lớn, ổn định cho người dân, đầu năm 2019, UBND huyện Hạ Hòa đã triển khai dự án hỗ trợ xây dựng thương hiệu VietGAP cho bí đao xanh, thí điểm tại xã Văn Lang. Nhiều hộ đã được cấp giống và phân bón, tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc, cấp tem nhãn truy xuất nguồn gốc cho bí đao xanh sạch theo tiêu chuẩn với mong muốn đưa bí đao xanh Hạ Hòa tiêu thụ tại các siêu thị, thị trường lớn.
“Ngoài 30ha bí xanh thu hoạch sớm, hiện toàn xã còn gần 90ha bí xanh chính vụ sẽ được thu hoạch trong thời gian tới. Theo kế hoạch, việc phát triển diện tích trồng cây bí xanh và xây dựng thương hiệu cho bí xanh Văn Lang sẽ đem lại thu nhập cao hơn cho người dân nên xã đã và đang khuyến khích người dân trồng theo quy trình VietGAP để có thể xuất bán vào các siêu thị lớn, giúp bán được giá cao hơn”- ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Văn Lang chia sẻ.
Theo Danviet
Phú Thọ: Dân thắng lớn vì trồng bí xanh lại thu được "vàng"
Những ngày này, khi về xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, mọi người sẽ có dịp chứng kiến cảnh nhộn nhịp hiếm có bởi dòng xe cộ mang nhiều biển kiểm soát từ khắp nơi đổ về thu mua bí xanh, cùng với đó là những nụ cười tươi trên khuôn mặt của những người nông dân vì năm nay, bí xanh được giá...
Nhiều năm nay, cứ đến độ này, người nông dân xã Văn Lang lại tiến hành thu hoạch bí xanh. Đặc biệt, năm nay, theo người dân, mùa bí xanh đã đem lại nguồn thu đáng kể khi trúng lớn và đây được xem là mùa thu hoạch "vàng".
Những ngày này, đến với xã Văn Lang, mọi người sẽ có dịp chứng kiến cảnh nhộp nhịp xe ô tô mang biển kiểm soát ở nhiều tỉnh thành tìm đến thu mua bí xanh.
Đứng bên những luống bí xanh ngắt, với lúc lỉu những quả đã đến ngày được thu hoạch, anh Cát Hữu Hùng, trú tại khu 6, xã Văn Lang không khỏi vui mừng chia sẻ: Nhiều năm nay, cứ đến vụ Đông - Xuân là người dân nơi đây lại tiến hành trồng bí xanh. Có lẽ vì hợp thời tiết, thổ nhưỡng nên cây bí xanh phát triển rất tốt, cho ra nhiều quả, chất lượng và được nhiều người biết đến.
"Trồng bí xanh không khó, tuy nhiên mất khá nhiều thời gian chăm sóc như tưới nước, dựng giàn, tỉa nhánh, chăm bón. Bù lại, trồng cây này đem lại thu nhập kinh tế khá lớn, cao gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa", anh Hùng cho biết thêm.
Mấy năm nay, bí xanh đã đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người dân nơi đây.
Còn theo bà Nguyễn Thị Xuân, năm nay bí xanh ra nhiều quả, lại được thu hoạch sớm nên giá thành khá cao. Nhờ trồng bí, mấy năm nay, kinh tế gia đình nhà bà khấm khá hơn, xây được nhà và mua những vật dụng đắt tiền.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, được biết bí xanh vụ sớm được người dân xã Văn Lang trồng từ tháng 7. Đến thời điểm hiện tại, bí xanh đã bắt đầu cho thu hoạch, ngoài việc cung cấp cho các vùng quanh tỉnh, bí xanh nơi đây còn được thương lái ở các tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng, TP.Hà Nội... tìm về thu mua.
Theo tính toán của người dân, với mỗi hecta bí xanh sớm, người dân đầu tư chi phí hết gần 128 triệu đồng, nhưng có thể thu về khoảng 300 triệu đồng/ha.
Ở Văn Lang, bí xanh đã đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa và những loại cây ăn quả khác
Về cách trồng và chăm sóc, theo kinh nghiệm của người dân tích cóp và qua tập huấn, trước khi trồng, mọi người sẽ ngâm hạt trong nước lã sạch từ 4- 6 giờ, đãi sạch nước chua, ủ kín, ngày tưới nước 2 lần, khoảng 1- 2 ngày hạt nứt nanh, đem gieo thẳng hoặc gieo trong bầu ni lon sau đó trồng ra ruộng.
Mỗi 1 sào bí xanh, người trồng thường bón lót từ 6 - 7 tạ phân chuồng ủ hoai mục, 5 - 6 kg đạm urê, 6 - 8kg kaliclorua và 12 - 15kg supe lân Lâm Thao. Đối với đất chua, bà con sẽ bón thêm từ 12- 15 kg vôi bột. Việc bón phân sẽ được chia làm 3 đợt: Bón lót (trước khi cấy cây con), bón thúc lần 2 (khi cây có 5 - 6 lá) và bón thúc lần 3 (khi cây đã trưởng thành và chuẩn bị làm giàn).
Khi cây được 90 - 100cm thì người dân bắt đầu làm giàn bằng cách cắm chéo cây chống thành hình như mái nhà để tận dụng không gian. Khi dây leo cần để ở tư thế tự nhiên, không vặn úp hoặc lật dây, dùng dây chuối hoặc rơm nếp buộc gọn vào dưới nách lá, ghim vào giàn. Và mỗi cây để 2-3 nhánh chính, mỗi nhánh để 2-3 quả. Khi quả được khoảng 60 ngày tuổi thì người dân bắt đầu thu hoạch.
Người dân nơi đây thường dùng nứa, đan chéo hình mái nhà để làm giàn cho dây bí xanh leo
Do thấy bí xanh đem lại nguồn lợi kinh tế lớn, ổn định cho người dân, đầu năm 2019, UBND huyện Hạ Hòa đã triển khai dự án Hỗ trợ xây dựng thương hiệu VietGAP cho bí đao xanh thí điểm tại xã Văn Lang. Nhiều hộ đã được cấp giống và phân bón, tập huấn kiến thức khoa học kĩ thuật, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc, cấp tem nhãn truy xuất nguồn gốc cho bí đao xanh sạch theo tiêu chuẩn với mong muốn đưa bí đao xanh Hạ Hòa tiêu thụ tại các siêu thị, thị trường lớn.
"Ngoài 30ha bí xanh thu hoạch sớm, hiện toàn xã còn gần 90ha bí xanh chính vụ sẽ được thu hoạch trong thời gian tới. Theo kế hoạch, việc phát triển diện tích trồng cây bí xanh và xây dựng thương hiệu cho bí xanh Văn Lang sẽ đem lại thu nhập cao hơn cho người dân nên xã đã và đang khuyến khích người dân trồng theo quy trình VietGAP để có thể xuất bán vào các siêu thị lớn, giúp bán được giá cao hơn", ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Văn Lang chia sẻ.
Nhờ đem lại kinh tế cao, trong thời gian tới, cây bí xanh sẽ tiếp tục được đầu tư, mở rộng diện tích không chỉ ở xã Văn Lang mà trên toàn huyện Hạ Hòa
Trao đổi với PV, ông Hoàng Văn Thắng, Trưởng phòng NN & PTNT huyện Hạ Hòa cho biết thêm: Bí đao (bí xanh) không chỉ là cây rau màu chủ lực của xã Văn Lang nói riêng mà còn là cây trồng phổ biến ở các xã như Lâm Lợi, Động Lâm, Chuế Lưu... của huyện Hạ Hòa. Do đó, trong thời gian tới, huyện sẽ quan tâm đầu tư, hỗ trợ người dân để phát triển vùng diện tích trồng bí xanh theo quy trình VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Theo Danviet
Thành phố Thái Nguyên: Khắc phục hậu quả sau mưa bão Đợt mưa lớn, dông lốc xảy ra vào đêm ngày 09/9/2019 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã gây thiệt hại về người, tài sản và ngập lụt nhiều hộ dân trên địa bàn. Hiện nay, các địa phương đang nhanh chóng khắc phục hậu quả sau mưa lũ, ổn định đời sống người dân. Ban chỉ đạo phòng chống lụt báo...