Bí quyết đảm bảo dinh dưỡng ngày Tết
“Nếu bạn ăn nhiều món ăn giàu đạm, nhiều chất béo vào dịp Tết sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì”. PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo.
Theo PGS Lâm, muốn cân đối các món ăn trong ngày Tết, phải ăn theo mức độ vừa phải nhưng lưu ý ăn thêm các món cá nấu, cá kho. Ngoài ra, nên ăn xen kẽ các bữa bằng rau. Như vậy sẽ đảm bảo cân đối hơn đỡ dư thừa năng lượng. Đối với người trưởng thành ăn 200 gam rau xanh 1 bữa. Đối với trẻ, bố mẹ nên duy trì 4 nhóm thực phẩm như: tinh bột, rau xanh, đạm, chất béo.
PGS Nguyễn Thị Lâm cũng lưu ý, những người mắc bệnh huyết áp cao, tiểu đường nên kiêng món ăn mặn như dưa cà, nước chấm và ăn nhiều rau xanh, quả chín để hạ huyết áp. Đối với tiểu đường cần chia nhỏ bữa ăn, ăn cân đối. Người bị bệnh tiểu đường, ngoài 3 bữa chính cần có 3 bữa phụ. Bữa phụ cần ăn táo, ngô hoặc các sản phẩm riêng biệt cho người tiểu đường.
Theo bà Lâm, trong những ngày Tết, dân có thói quen dự trữ thức ăn có thể gây ngộ độc. Thức ăn để lâu trong tủ lạnh lâu dễ gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, thức ăn để trong tủ lạnh khi đưa ra chế biến, phải nấu chín kỹ. “Thực phẩm thường được dự trữ, chế biến với số lượng lớn, sử dụng trong thời gian dài ngày, việc hâm đi hâm lại thức ăn cũ, thức ăn nhanh bị ôi thiu, chua, hỏng trong thời tiết nóng bức ngày tết, tiếc “ăn mót” trái cây chưng trên bàn thờ suốt những ngày tết… càng làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm tại các hộ gia đình”, TS Lâm nói.
PGS Nguyễn Thị Lâm cũng lưu ý, những người mắc bệnh huyết áp cao, tiểu đường nên kiêng món ăn mặn như dưa cà. Ảnh: MH
Viện phó Viện Dinh dưỡng khuyên người dân ăn nên mua thực phẩm vừa phải. “Mua và chế biến nhiều thực phẩm vừa lãng phí lại vừa gây ngộ độc thực phẩm”, bà Lâm khuyến cáo.
BS Lâm cũng cảnh báo, ngày Tết nghỉ dài, chúng ta thường ăn nhiều bữa lặt vặt trong ngày với giờ giấc không ổn định, ăn nhiều hơn và thường xuyên các món tiệc nhiều béo như bánh chưng thịt mỡ, thịt heo mỡ kho trứng, lạp xưởng, gà rô ti, thức ăn chiên xào… dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa như không tiêu, chướng hơi, đầy bụng, buồn nôn, thậm chí có thể gây nôn ói và tiêu chảy do tình trạng kém tiêu hóa.
Video đang HOT
Ngoài ra, các loại bánh kẹo ngọt, mứt tết, bánh nếp… rất nhiều chất đường dễ dàng sinh ra mụn nhọt dù là trên cơ địa “mát mẻ”. Tình trạng táo bón làm cho chất cặn bã, chất độc trong cơ thể không được thãi ra ngoài và thậm chí còn bị hấp thu trở lại càng làm tăng nguy cơ nổi mụn. Thiếu rau xanh và trái cây tươi còn làm ảnh hưởng lượng vitamin C cung cấp cho cơ thể và làm làn da kém tươi sáng mịn màng hơn.
Theo các chuyên gia, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong tết cần được quan tâm nhiều hơn để những ngày vui được trọn vẹn. Cần ngâm rửa sạch và bảo quản đúng thực phẩm, phân biệt thức ăn sống – chín trong tủ lạnh, hâm kỹ thức ăn cũ, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, trái cây hư chua. Bảo quản thức ăn công nghiệp, thực phẩm chế biến sẵn … theo hướng dẫn của nhà sản xuất để giữ gìn chất lượng sản phẩm.
Cần bổ sung rau xanh và hoa quả trong ngày Tết
Chuẩn bị đủ khẩu phần rau trái cho mọi thành viên của gia đình trong những ngày vắng chợ. Một người trưởng thành cần ăn khoảng 300g rau và 200g trái cây một ngày để cung cấp đủ lượng chất xơ. Trẻ em thì cần cắt nhỏ rau ăn luôn cả xác. Mua đủ rau lá cho ngày 30 và mùng 1, rau củ, bí bầu, bắp cải, dưa leo, cà chua… cho ngày mùng 2, mùng 3 và trái cây các loại (chọn loại tươi mới). Nhớ “tiếp tế” ngay cho cơ thể lượng rau xanh tươi tốt ngay khi có họp chợ.
Nếu có thể, nên lên thực đơn sẵn cho những ngày tết hoàn chỉnh để dự trù lượng thức ăn cần thiết, tránh mua quá nhiều thức ăn gây dư thừa, hư thối, rất lãng phí. Đôi khi vì thấy thức ăn nhiều quá, ăn không kịp, tiếc của phải ráng ăn nhiều, thậm chí hư mốc rồi vẫn ăn, không chỉ gây “ngộ độc” thức ăn cả về số lượng ăn cũng như vi trùng gây bệnh. Nhiều người lên cân chỉ vì ăn ráng cho hết lượng thức ăn sau khi cúng kiếng, đãi khách đón bạn.
Đặc biệt, trong những ngày Tết, cố gắng duy trì nhịp độ sinh hoạt và ăn uống không thay đổi nhiều so với ngày thường. Tránh ăn lặt vặt suốt ngày mà nên dồn thành bữa ăn chính hoặc phụ.
Theo 24h
Giải rượu, giải nóng ngày tết
Những ngày vui xuân, tiệc tùng, chúc tụng nhiều, phần lớn ai cũng 'nạp' thức ăn và cả bia, rượu nhiều hơn thường ngày. Dưới đây là những cách giải rượu, giải độc, giải cái nóng của cơ thể trong theo cổ truyền và dân gian từ những cây trái có sẵn trong dịp tết.
Giải rượu, giải độc
Để giải rượu, theo hướng dẫn của lương y Như Tá, chúng ta có thể dùng quả dưa hấu chín (được chưng rất nhiều ở mỗi gia đình) ép lấy một ly nước cốt thật to uống vài lần như vậy. Hoặc dùng một ít búp trà (búp chè tươi, độ 10 gr), một ít cà rốt (50 - 60 gr), và vỏ của quả bí xanh 10 - 15 gr đem nấu chung lấy nước để uống giải rượu.
Hay có thể dùng cách lấy vỏ quýt phơi khô chừng 25 - 30 gr đem sao thơm tán nhỏ, cùng hai quả mơ chua bỏ hạt, cắt nhỏ, rồi đem cả hai nấu với khoảng một chén rưỡi nước đến chín, thì gạn lọc lấy nước (bỏ xác) để dùng.
Trường hợp không may bị bất tỉnh do uống rượu say có thể dùng một ít đậu đen nấu lấy nước uống và cho nôn ra thì khỏi. Hoặc dùng một ít búp chè tươi, vài quả quất (thường có trong các gia đình ngày tết) đem hãm với nước sôi (chưng cách thủy) lấy nước dùng.
Dân gian còn có cách giải rượu bằng cách lấy bột sắn dây hòa với nước uống, hoặc hoa sắn dây đem nấu nước dùng. Nước chanh, nước cam cũng là cách đơn giản để giải bớt lượng rượu đã đưa vào cơ thể...
Nếu ăn uống quá nhiều và bị bội thực hay ngộ độc, nhất là ngộ độc sau ăn cua, cá thì dùng nước lá tía tô tươi chừng 30 gr vắt lấy nước uống để giải độc.
Hoặc dùng đậu xanh hạt đem nghiền nhuyễn rồi hòa với nước để uống, uống thật nhiều cho nôn ra để giải độc chất, và cả giải rượu (đây là bài thuốc cổ phương). Hoặc dùng 200 gr củ cà rốt giã nát vắt lấy nước cốt (hoặc ép lấy nước cốt) để uống. Hoặc lấy rau muống tươi giã (hay ép) để lấy nước cốt uống ngay.
Nếu bị rối loạn tiêu hóa, ngày tết trong nhà thường có sẵn quả sung, ta lấy độ 30 gr, cắt nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10 gr hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được. Có thể cho thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
Tăng sức, giải nóng
Theo lương y Như Tá, y học cổ truyền và dân gian cũng có những phương cách giúp cơ thể hóa giải tình trạng nóng bức. Khi cơ thể nóng bức gây táo bón, người khó chịu thì dùng một ít thịt bò (lượng tùy dùng) nấu với cải xanh, gia thêm một tí gừng để dùng. Món này còn giúp tiêu hóa tốt hơn.
Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, có thể dùng 100g đu đủ chín, một quả cam, 50 gr dưa gang, nửa trái chanh tươi, 100 gr dâu tây, 2 muỗng mật ong, nửa ly sữa chua, nước đá (lượng vừa dùng). Cách chế biến: đu đủ, dưa gang gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ. Cam và chanh gọt bỏ vỏ. Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống. Cho tất cả bỏ vào máy ép trái cây ép lấy nước. Thêm sữa chua, mật ong, nước đá vào để dùng.
Theo VNE
Ăn gì để bớt 'nóng trong người' những ngày tết? Vào dịp lễ tết, chúng ta thường có chút ít bia, rượu, dùng bánh kẹo, chất béo, nước ngọt... kể cả thức khuya, di chuyển nhiều ngoài trời nắng, đều là những yếu tố có tính kích thích và nóng, khiến cơ thể bị nhiệt. Rau muống luộc giúp khử nhiệt, làm mát cơ thể - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Theo lương y...