Bí quyết đặc biệt giúp UAV Ukraine nâng tỷ lệ đánh trúng mục tiêu lên 80%
Chuyên gia chỉ ra cách mà Ukraine đã cải thiện tỷ lệ đánh trúng mục tiêu trên UAV nước này lên tới 80%.
UAV SAKER của Ukraine (Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine).
Kyiv Post đưa tin, chuyên gia David Kirichenko trong bài viết cho Hiệp hội Henry Jackson (Anh) đã chỉ ra vai trò ngày càng gia tăng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc giúp UAV Ukraine ngày càng đánh trúng mục tiêu của Nga hiệu quả hơn.
Trước đó, tạp chí Time dẫn nguồn tin nói rằng, AI đã giúp UAV của Ukraine tăng tỷ lệ đánh trúng từ dưới 50% vào năm 2023 lên gần 80% trong năm nay. Theo Time, công lớn trong việc cải thiện chỉ số này là phần mềm AI do công ty Palantir có trụ sở tại Mỹ, cung cấp.
Một ví dụ về công nghệ này là máy bay không người lái trinh sát SAKER, trong đó phần mềm AI của Palantir được tích hợp vào. UAV sử dụng AI của Palantir có thể tự động xác định binh sĩ, xe tăng, xe bọc thép trong số các mục tiêu khác và cung cấp thông tin đó cho sở chỉ huy để chọn thời điểm và vũ khí tấn công đối thủ.
Tuy nhiên, lợi thế quan trọng đến từ khả năng tự học của AI và khả năng huấn luyện phần mềm của Ukraine. Ví dụ, SAKER giờ đây có thể phân biệt binh sĩ Nga bằng hình ảnh quân phục, loại vũ khí và trang bị sau khi phần mềm AI “nghiên cứu” hàng loạt video liên quan tới quân đội Nga.
Video đang HOT
SAKER có tầm hoạt động 10km và hệ thống dẫn đường quán tính không dựa vào GPS, khiến nó ít bị đánh chặn bởi tác chiến điện tử của Nga.
Các báo cáo thực địa cho biết đối với những người mới điều khiển tác chiến của Ukraine, tỷ lệ trúng đích chỉ còn 10% trong khi những người vận hành giàu kinh nghiệm nhất cũng phải vật lộn để đạt được tỷ lệ thành công 50%.
Tuy nhiên, với phần mềm AI của Palantir tích hợp vào các máy bay không người lái của Ukraine được sử dụng để ngắm bắn pháo binh, tỷ lệ này có thể tăng lên gần 80%.
Phần mềm của Palantir được thiết kế để tổng hợp dữ liệu thu thập được từ nhiều nguồn, bao gồm thông tin tình báo của con người, máy bay không người lái, radar, hình ảnh nhiệt. Nó có thể phát hiện chuyển động trên chiến trường và nguồn hỏa lực pháo binh.
Sau đó, mô hình AI của Palantir sẽ xử lý dữ liệu và sẽ cung cấp nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu để quân đội lựa chọn phương án phù hợp nhất.
Chuyên gia Kirichenko cho biết máy bay không người lái Ukraine được trang bị AI đang “tận dụng công nghệ để chống lại cả quân số đông đảo của Nga, cũng như số lượng lớn thiết bị và vũ khí”.
Rủi ro lớn nhất là con người trao quá nhiều quyền tự chủ cho AI trong cuộc chiến vì công nghệ cũng có sai số và không thể lúc nào cũng có thể tin tưởng hoàn toàn. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chắc chắn AI có thể nhận diện chính xác hoàn toàn giữa binh sĩ và người dân thường và nếu AI được quyền tự chủ tấn công, mọi thứ có nguy cơ vượt tầm kiểm soát.
Mặt khác, Nga, một cường quốc quân sự, cũng không ngồi yên khi các đối thủ tăng cường sử dụng AI trong tác chiến. AI được xem là tương lai của công nghệ và Nga không đứng ngoài cuộc đua. Họ cũng đã bắt đầu tích hợp AI lên các vũ khí khác nhau trong thời gian qua trong bối c ảnh Ukraine đã và đang trở thành bãi thử vũ khí cho các công nghệ tác chiến tiên tiến.
Chuyến công du con thoi tới loạt nước châu Âu của Tổng thống Ukraine
Mục tiêu của Tổng thống Zelensky là tìm kiếm thêm vũ khí và tài chính từ phương Tây nhằm tăng cường năng lực quốc phòng và củng cố quan hệ ngoại giao với các nước đối tác châu Âu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại thủ đô London, Anh, ngày 10/10/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Trước tình hình xung đột ở Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky đã thực hiện một loạt chuyến công du con thoi tới các nước châu Âu vào giữa tháng 10/2024, với mục tiêu rõ ràng là tìm kiếm hỗ trợ vũ khí và tài chính từ các đồng minh phương Tây.
Những điểm đến bao gồm London (Anh), Paris (Pháp), Rome (Italy) và Berlin (Đức), nơi ông Zelensky không chỉ tìm cách tăng cường năng lực quân sự cho cuộc chiến với Nga, mà còn nỗ lực củng cố quan hệ ngoại giao giữa Ukraine và châu Âu.
Loạt chuyến thăm trên cũng diễn ra trong bối cảnh Ukraine đối mặt với nhiều khó khăn lớn, đặc biệt là về tài chính và quân sự do xung đột kéo dài. Các đợt tấn công của Nga đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng trên mặt trận, trong khi nền kinh tế Ukraine bị suy yếu nặng nề. Trong khi đó, hỗ trợ từ phương Tây vẫn rất cần thiết để Ukraine có thể duy trì cuộc chiến.
Điểm đặc biệt trong chuyến công du lần này của ông Zelensky là nỗ lực tìm kiếm hỗ trợ vũ khí tầm xa từ các nước châu Âu. Ví dụ, ông Zelensky đã tới London để gặp Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Tổng thư ký NATO Mark Rutte. Tại đây, nhà lãnh đạo Ukraine đã đề nghị hỗ trợ tên lửa tầm xa Storm Shadow để tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu quan trọng của Nga. Ông Zelensky cho biết trong cuộc gặp: "Chúng tôi đã thảo luận về kế hoạch chiến thắng và đã đồng ý cùng các đồng minh triển khai".
Dù vậy, không phải tất cả các quan chức châu Âu đều đồng thuận về việc cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa của họ để tấn công vào lãnh thổ Nga. Người phát ngôn của Thủ tướng Anh đã phát biểu rằng "chưa có cuộc chiến nào chiến thắng chỉ bằng một loại vũ khí duy nhất". Điều này cho thấy các nước châu Âu vẫn duy trì quan điểm cẩn trọng.
Các cuộc thảo luận về giải pháp hòa bình
Một trong những mục tiêu khác của ông Zelensky trong chuyến đi này là làm rõ lập trường của Ukraine đối với các cuộc đàm phán hòa bình. Trước đó, có nhiều thông tin cho rằng Ukraine đang cân nhắc một lệnh ngừng bắn và nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đổi lấy đảm bảo an ninh từ phương Tây.
Tại Paris, nơi chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron đang huấn luyện và trang bị cho một lữ đoàn quân đội Ukraine, ông Zelensky đã phủ nhận các thông tin trên.
"Đây không phải là chủ đề thảo luận", ông Zelensky nêu rõ, đổ lỗi do thông tin sai lệch của phương tiện truyền thông. Ông Zelensky cũng phàn nàn về tình hình khó khăn ở phía Đông, nơi quân đội Ukraine đang có thiếu hụt lớn về thiết bị quân sự.
Tại Rome, Tổng thống Zelensky cũng tuyên bố trong cuộc gặp với Thủ tướng Italy Giorgia Meloni vào ngày 11/10 rằng Ukraine đặt mục tiêu tạo ra các điều kiện cần thiết và công bằng cho hoạt động ngoại giao trung thực liên quan đến việc đạt được hòa bình lâu dài ở Ukraine. Về phần mình, Thủ tướng Meloni tuyên bố rằng chính phủ của bà có kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Ukraine vào ngày 10-11/7/2025 và cho biết Rome sẽ hỗ trợ Kiev "miễn là cần thiết".
Có thể nói, dù các quốc gia châu Âu vẫn cam kết hỗ trợ Ukraine, nhưng rõ ràng họ cũng đang đối mặt với những khó khăn nội bộ về kinh tế và chính trị. Một cuộc thăm dò từ Eurasia Group cho thấy phần lớn người dân ở Tây Âu phản đối leo thang xung đột với Nga. Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế châu Âu đang gặp khó khăn, các quốc gia này vẫn tiếp tục chi hàng tỷ euro để hỗ trợ Ukraine.
Pháp, Anh viện trợ gần 20 triệu USD cho Chính quyền Palestine Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 10/10, giới chức Palestine cho biết Pháp và Anh đã viện trợ khẩn cấp 18 triệu euro (19,7 triệu USD) cho Chính quyền Palestine (PA) để hỗ trợ các dịch vụ y tế và giáo dục tại khu Bờ Tây. Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel tại trại tị nạn Tulkarm ở...