Bí quyết da đẹp, dáng thon, khỏe đề kháng từ chăm sóc tiêu hóa khỏe
Từ xưa đến nay sữa chua được xem là ‘bảo bối’ giúp mọi người có làn da đẹp, dáng thon, nhưng ít ai biết rằng sữa chua còn mang lại nhiều lợi ích diệu kỳ hơn nữa cho sức đề kháng, đặc biệt là giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
5 năm nay, chị Trần Diệu Thuần (Hà Nội) luôn duy trì thói quen ăn một hộp sữa chua sau khi nghỉ trưa dậy. Bởi với chị, đây là thời điểm thèm ăn vặt, và sử dụng 1 hộp sữa chua không chỉ giúp xua tan cảm giác thèm đó còn cung cấp protein, dưỡng chất và đặc biệt là giúp đẹp da, giữ dáng. Đây có lẽ cũng là lý do da chị luôn sáng mịn, hồng hào, dáng thon gọn.
Bí quyết này được chị lan tỏa cho các con trong nhà, đồng nghiệp tại cơ quan. Vì thế, thay vì ăn vặt với các món nhiều đường, dầu mỡ thì sữa chua là món khoái khấu, lành tính và đảm bảo chất lượng. Vì thế, trong tủ lạnh ở nhà hay cơ quan, lúc nào cũng đủ các loại sữa chua để mọi người cùng ăn.
Theo nghiên cứu, sữa chua là thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn giàu chất dinh dưỡng, có đặc tính độc đáo giúp tăng cường sức khỏe. Sữa chua cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu, các vitamin có lợi cho cơ thể. Như, protein trong sữa chua giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giúp cơ thể sản xuất enzyme và hormone. Cung cấp vitamin D và canxi giúp xương chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vitamin B12 giúp tăng cường hệ thần kinh, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Điều đặc biệt chính là men vi sinh trong sữa chua là những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe, đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, chúng giúp phân hủy thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa, giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy. Đây cũng là yếu tố giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất tốt, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể.
Đối với đẹp da, các chuyên gia cho hay, có hai cách để sữa chua tác động đến làn da chính là tác động hai chiều: từ trong ra ngoài và ngược lại.
Ăn nhiều sữa chua giúp cải thiện làn da từ bên trong và da mặt bạn sẽ đẹp hơn. Trong đó, thành phần kẽm, vitamine, hay lợi khuẩn trong sữa chua là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, kích thích sự phát triển của mô, cung cấp dưỡng chất giúp da luôn rạng rỡ và tràn đầy sức sống.
Ngược lại, sử dụng sữa chua trực tiếp lên da hay còn gọi đắp mặt nạ sữa chua, có thể làm cho làn da trở nên căng mịn và trẻ trung do được tẩy da chết, dưỡng ẩm sâu…
Để có làn da đẹp, dáng thon cũng như tăng cường sức khỏe tiêu hóa, các chuyên gia khuyên nên duy trì thói quen ăn sữa chua thường xuyên, đều đặn hằng ngày. Thời điểm tốt nhất để tiêu thụ sữa chua với mục đích làm đẹp da là sau khi ăn từ 1-2 giờ, đặc biệt là sau bữa tối. Trong khoảng thời gian này, làn da có khả năng hấp thụ dưỡng chất từ sữa chua một cách tối ưu.
Video đang HOT
Hiện nay, nhiều chị em lựa chọn sữa chua để giúp đẹp da, thon dáng và tăng cường sức khỏe cho cả gia đình với khoảng 12 triệu đơn vị men Lactobacillus Bulgaricus trong mỗi hộp sữa chua. Khi đưa vào đường ruột, chủng men này góp phần tối ưu hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn, từ đó hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch. Sữa chua cũng có nhiều hương vị để thay đổi, tăng tính trải nghiệm của mỗi cá nhân.
Khi nào người bệnh tiêu chảy nên tập thể dục?
Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, bệnh nhanh phục hồi. Vậy khi nào người bệnh tiêu chảy nên tập thể dục?
1. Thời điểm tốt nhất để người bệnh tiêu chảy tập thể dục
Tập thể dục đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa, nhưng nếu bạn bị tiêu chảy, tốt nhất nên nghỉ tập một (hoặc một vài ngày) cho đến khi cảm thấy khỏe hơn. Lý tưởng nhất là khi nhu động ruột trở lại bình và nước tiểu có màu vàng nhạt - một dấu hiệu cho thấy cơ thể không còn bị mất nước nữa.
Điều này là do, tập thể dục làm tăng nhu động ruột. Thông thường, sự gia tăng nhu động này là tốt, nhưng khi bị tiêu chảy, tăng nhu động ruột sẽ khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, tiêu chảy gây mất nước, tập thể dục sẽ đổ mồ hôi, càng làm cơ thể mất nước trầm trọng.
2. Lợi ích của tập thể dục sau tiêu chảy
Cùng với chế độ ăn uống thì mức độ hoạt động thể chất cũng không kém phần quan trọng với sức khỏe đường ruột. Tập thể dục ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột theo nhiều cách khác nhau:
- Điều hòa nhu động ruột:Tập thể dục tăng cường cơ bắp ở đường tiêu hóa, giúp cải thiện các cơn co thắt ruột, điều hòa nhu động ruột bình thường.
- Cải thiện sức khỏe hệ vi sinh vật:Tập thể dục làm tăng sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện sự phát triển của các loài vi khuẩn có lợi. Cải thiện sức khỏe của hệ vi sinh vật đường ruột giúp cơ thể bạn cân bằng nội môi và có tác dụng có lợi cho tiêu hóa, hệ miễn dịch, sự trao đổi chất và sức khỏe não bộ...
- Tăng cường hệ thống miễn dịch:Có tới 70% hệ thống miễn dịch nằm ở ruột. Nếu sức khỏe đường ruột bị tổn hại, sẽ khiến bạn dễ mắc phải nhiều tình trạng tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe nói chung. Tập thể dục tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm.
Đi dạo phù hợp với người bệnh vừa phục hồi sau tiêu chảy.
- Tăng cường trao đổi chất: Tập thể dục làm tăng sự trao đổi chất, có thể ngăn ngừa béo phì và giúp bạn đạt được cân nặng khỏe mạnh.
- Giảm căng thẳng: Tập thể dục làm giảm việc sản xuất các hormone gây căng thẳng như cortisol và adrenaline. Nó cũng làm tăng sản xuất endorphin cải thiện tâm trạng. Sức khỏe não bộ của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tiêu hóa thông qua kết nối ruột - não. Mức độ căng thẳng thấp hơn có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm đường ruột và giảm các triệu chứng của IBD, hội chứng ruột kích thích (IBS).
3. Bài tập nào tốt cho sức khỏe đường ruột
Đối với người bệnh vừa phục hồi sau tiêu chảy, nên tập các bài tập thể dục cường độ thấp (thường làm tăng nhịp tim của bạn lên 50% công suất tối đa). Loại bài tập này ít gây vất vả hơn cho tim, phổi, khớp và hệ tiêu hóa. Ví dụ về các bài tập cường độ thấp bao gồm:
Đi dạo
Yoga
Bơi lội
Đạp xe...
Ngoài ra, các bài tập thở và thiền cũng giúp ích cho người bệnh sau tiêu chảy và nâng cao sức khỏe tổng thể.
- Kỹ thuật thở sâu (như thở cơ hoành hoặc thở bụng) giúp kích hoạt phản ứng thư giãn của cơ thể. Điều này có thể cải thiện tiêu hóa và giảm căng thẳng ở cơ bụng xung quanh ruột.
- Thiền nuôi dưỡng chánh niệm và sự bình tĩnh tinh thần. Điều này cho phép các cá nhân hiểu rõ hơn về các tín hiệu của cơ thể và hệ tiêu hóa.
Bằng cách kết hợp các bài tập thở và thiền thường xuyên vào thói quen tự chăm sóc sức khỏe hàng ngày, bạn có thể thấy căng thẳng được cải thiện và kiểm soát sức khỏe tâm thần, chức năng đường ruột được cải thiện, ít vấn đề về tiêu hóa hơn và kiểm soát các triệu chứng tốt hơn.
Thiền giúp ích cho người bệnh sau tiêu chảy và nâng cao sức khỏe tổng thể.
3. Lưu ý khi tập luyện
- Người bệnh sau khi bị tiêu chảy có thể còn cảm thấy mệt, do đó, nên tập các bài cường độ thấp với thời gian ngắn, rồi từ từ tăng dần thời gian và tốc độ cho đạt tối thiểu 150 phút mỗi tuần, tương đương 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày/tuần.
- Trong quá trình tập luyện, hãy lắng nghe cơ thể. Nếu cảm thấy mệt, sức khỏe không ổn... nên ngừng tập.
- Tránh vận động cường độ cao: Tập thể dục cường độ cao là bài tập giúp tăng nhịp tim lên 80% công suất tối đa. Loại bài tập này đòi hỏi thể chất nhiều hơn, bao gồm các giai đoạn tập luyện cường độ cao với thời gian nghỉ ngơi ngắn. Ví dụ về các bài tập cường độ cao bao gồm: Nhảy dây, chạy nước rút, chống đẩy, burpees, leo núi, nâng tạ nặng...
Khi tập luyện cường độ cao, cơ thể bạn sẽ tăng lưu lượng máu đến các cơ đang co bóp để cung cấp oxy. Điều này làm giảm lưu lượng máu đến đường tiêu hóa, có thể ngăn cản sự hấp thụ nước ở ruột kết và dẫn đến tiêu chảy và làm cho bệnh thêm trầm trọng.
Đối với những người có vấn đề về tiêu hóa nói chung và tiêu chảy nói riêng, tập thể dục cường độ cao có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.
Ăn tỏi khi bụng đói sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe gì? Tỏi không chỉ tốt cho sức khỏe tim mạch mà còn giúp kiểm soát các bệnh mãn tính và tăng cường sức khỏe tổng thể. Theo chuyên gia, việc ăn tỏi sống khi bụng đói sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ăn tỏi khi bụng đói có tác dụng gì? Giảm ho hoặc cảm lạnh Sử dụng tỏi sống...