Bí quyết của người đàn ông thọ đến trăm tuổi hóa ra lại đơn giản thế này
Chẳng cần đến một viên thuốc nào, bí quyết của người đàn ông này chính là nằm ở bữa ăn “đặc biệt” của mình.
Lesley Hayman còn rất khỏe và năng động nhờ sự thèm ăn của mình, mặc dù tính tới thời điểm hiện tại ông đã được 100 tuổi nhưng cơ thể vẫn rất khỏe mạnh.
Ông rất thích ăn đồ ngọt kể từ năm 12 tuổi, thường xuyên ăn bánh pudding, các loại bánh ngọt vào buổi tối sau bữa ăn chính.
Lesley Hayman khi còn là một chiến sĩ trong quân đội Anh vào chiến tranh thế giới thứ II (1942).
Món tráng miệng ưa thích của ông là bánh táo, bánh xốp hoặc bánh socola. Con dâu của ông – Jenifer (74 tuổi) nói r.ằng: “Bố rất thèm ăn và yêu thích tất cả những món mà ông tự làm. Thật không thể tin được, bố không bao giờ để thừa đồ ăn và không bao giờ bỏ phần tráng miệng”
Con trai Tim (74 tuổi) nói rằng: “Bố còn ăn nhiều hơn cả tôi. Tôi không biết làm sao dạ dày của bố có thể chứa được chừng đó đồ ăn. Hơn nữa bố cũng còn rất khỏe, thường xuyên làm dọn dẹp khu vườn vào mỗi tuần.”
Tiệm bánh Hayman nơi mà Lesley làm việc được thành lập bởi ông nội của ông là Geogre Hayman vào năm 1890. Lesley là tầng lớp thứ 5 trong gia đình làm việc trong tiệm bánh, sau đó là Tim và đứa cháu gái Claire (49 tuổi).
Video đang HOT
Lesley sống tại Illminster, Somerset, ông đã 2 lần thoát một cách may mắn trong chiến tranh thế giới thứ II. Ông từng đóng quân tại sườn núi Etna ở Ý vào năm 1942. Và xe tăng của ông đã bị quân đội Đức tấn công mà ông chỉ là người duy nhất sống sót.
Sau những lần may mắn sống sót được, ông bắt đầu quan tâm đến sức khỏe của mình, mặc dù ăn rất nhiều bánh ngọt nhưng ông cũng thường xuyên tập thể thao nên cơ thể lúc nào cũng khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn.
Theo Dân Việt
Bé gái 7 tuổi bị ung thư miệng, bác sĩ cảnh báo cha mẹ cần chú ý trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ
Cha mẹ lơ là, không sát sao trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, nhất là thời kì con thay răng sữa đã khiến bé gái 7 tuổi mắc phải căn bệnh ung thư miệng nguy hiểm.
Ngày nay những đứa trẻ đang lớn lên trong một môi trường "nguy hiểm", càng ngày càng có nhiều trẻ bị bệnh tật. Tuy nhiên, một phần lớn cũng do cách chăm sóc của cha mẹ và trường hợp cô bé 7 tuổi bị ung thư miệng là một điển hình.
Bé gái 7 tuổi đã bị ung thư miệng
Gần đây, một cô bé 7 tuổi tên Tiểu Chu tuổi ở Trịnh Châu (Trung Quốc) đã mắc bệnh về răng miệng. Do thời gian thay răng sữa của Tiểu Chu khá sớm, cha mẹ không chú ý nên dẫn đến răng bị viêm, cuối cùng nướu bắt đầu phát triển thành chất giống như vết bẩn màu trắng thì người lớn mới bắt đầu phát hiện ra. Khi cha mẹ đưa Tiểu Chu đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói với gia đình, bệnh của đứa trẻ chính là bị ung thư miệng, cần phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ nướu trong khoang miệng.
Khi cha mẹ đưa Tiểu Chu đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói với gia đình, bệnh của đứa trẻ chính là bị ung thư miệng, cần phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ nướu trong khoang miệng (Ảnh minh họa).
Sau khi biết được thông tin này, bố mẹ của cô bé vô cùng đau khổ. Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là cha mẹ phải chú ý đến các vấn đề răng miệng của trẻ. Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ không chỉ đơn giản là việc đánh răng hoặc là không ăn đồ ngọt.
Cách chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ
Để giải quyết các vấn đề chăm sóc răng miệng ở trẻ, bác sĩ Nghiêm Hiêu, phó Khoa Nha khoa của Bệnh viện nhân dân Trịnh Châu sẽ hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc răng miệng đúng cách.
Đối với trẻ sơ sinh, có mẹ sẽ nói, khi này trẻ vẫn chưa có răng, vậy tại sao chúng ta phải làm sạch miệng?
1. Mặc dù trẻ không có răng trong miệng, trẻ không bị bệnh còi xương, cũng không bị sâu răng, nhưng rất dễ dẫn đến viêm miệng. Vì vậy trước khi trẻ mọc răng, sau mỗi lần bú sữa mẹ và buổi tối mỗi ngày, cha mẹ dùng ngón tay quấn gạc bông tiêu độc và chà nhẹ nhàng vào nướu răng. Sau mỗi bữa ăn, cho trẻ uống một chút nước ấm để làm sạch miệng.
2. Rất nhiều mẹ cho con sử dụng núm vú giả. Núm vú giả có thể ảnh hưởng đến khả năng cắn, vì vậy cha mẹ phải từ bỏ thói quen cho trẻ ngậm núm vú giả trước khi trẻ 2 tuổi. Bình sữa cũng vậy, trước 2 tuổi cha mẹ cũng nên giúp trẻ bỏ thói quen bú bình, không thể để trẻ trên 2 tuổi vẫn cầm bình sữa bú, bởi như vậy sẽ khiến bộ phận hàm mặt của trẻ phát triển không tốt, gây ra một số bất thường ở bộ phận hàm mặt.
Nếu đến thời kỳ thay răng mà răng sữa vẫn chưa rụng thì răng sữa cần được loại bỏ càng sớm càng tốt (Ảnh minh họa).
3. Thông thường, đứa trẻ 6 tuổi sẽ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn đầu tiên. Trẻ tầm 12 - 13 tuổi răng vĩnh viễn đã thay thế hoàn toàn răng sữa. Nếu răng sữa của đứa trẻ đã sớm rụng, thì phải đến bệnh viện làm điều trị "duy trì khoảng cách", để không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của răng vĩnh viễn. Nếu đến thời kỳ thay răng mà răng sữa vẫn chưa rụng thì răng sữa cần được loại bỏ càng sớm càng tốt, bằng không sẽ khiến răng sữa và răng vĩnh viễn mọc chồng lên nhau.
4. Khi bị sâu răng sữa, nó không chỉ gây đau cho trẻ mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống. Vì vậy, một khi cha mẹ đã phát hiện trẻ bị sâu răng, nhất định phải điều trị sớm.
Phương pháp phòng ngừa sâu răng cho trẻ
Bác sĩ Nghiêm Hiêu cũng đưa ra nhiều phương pháp phòng ngừa sâu răng, người lớn phải chú ý:
1. Thời gian trẻ thay răng phải cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ, và có độ cứng nhất định, ví dụ như thịt bò, cà rốt, cần tây, ngô... để giúp kích thích răng sữa, thúc đẩy răng sữa rụng vào thời gian nhất định. Ngoài ra, hoạt động nhai sẽ giúp thúc đẩy lợi và hàm răng. Cho trẻ ăn ít các loại thực phẩm có đường, đồ uống có ga, khoai tây chiên, cánh gà chiên...
Tốt nhất là nên đưa trẻ đến khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần để ngăn ngừa sâu răng càng sớm càng tốt (Ảnh minh họa).
2. Phương pháp chải răng chính xác: Đặt bàn chải nghiêng 1 góc 45 độ với nướu. Di chuyển bàn chải qua lại ngắn và nhẹ nhàng. Sử dụng đầu bàn chải để làm sạch bề mặt bên trong của răng bằng các chuyển động lên xuống. Chải lưỡi nhẹ nhàng để loại bỏ vi khuẩn và giữ cho hơi thở thơm mát.
3. Sửa chữa một số thói quen xấu của đứa trẻ, chẳng hạn như: cắn lưỡi, cắn móng tay hoặc cắn bút, dùng đầu lưỡi liếm răng...
4. Để chăm sóc răng miệng cho trẻ em, tốt nhất là nên đưa trẻ đến khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần để ngăn ngừa sâu răng càng sớm càng tốt. Một khi cha mẹ phát hiện các vấn đề trên răng của trẻ, cần đến bệnh viện để khám và điều trị.
Theo Helino
Mẹ nào mang thai vào những tháng hè TUYỆT ĐỐI không được động vào những thực phẩm này! Ăn những loại thực phẩm này trong mùa hè nóng bức có thể gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong bụng. 1. Trái cây có hàm lượng đường cao Mùa hè là mùa rất nhiều loại hoa quả chín rộ, trong đó có những loại hoa quả có hàm lượng đường cao như dưa hấu, dứa, dưa...