Bí quyết chữa nghẹt mũi tại nhà
Nghẹt mũi thường gây ra bởi cảm lạnh thông thường nhưng đôi khi nó còn là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang. Với căn bệnh phổ biến này, những nguyên liệu dễ tìm tại bếp sẽ là phương thuốc thiên nhiên hiệu nghiệm và an toàn cho sức khoẻ.
Uống trà gừng: Trà gừng giúp làm khô nước mũi và có tác dụng long đờm hiệu quả. Nếu không thể chuẩn bị được trà gừng, bạn có thể thêm vài lát gừng, húng quế hay hạt tiêu đen vào trà để uống cũng có hiệu quả cao. Ba thành phần tự nhiên cũng này là “khắc tinh” của ho và cảm lạnh thông thường.
Ngoài ra, một phương thuốc tự nhiên, dễ tìm khác để chữa cảm lạnh đó là chanh, mật ong và quế.
Rửa mũi bằng nước muối: Dung dịch nước muối pha loãng không những giúp giảm nghẹt mũi mà còn có tác dụng chống viêm nhiễm và loại bỏ vi khuẩn.
Rửa mũi bằng nước muối loãng là phương án chống nghẹt mũi đơn giản nhất
Video đang HOT
Xì mũi thường xuyên: Khi bị cảm lạnh, điều quan trọng là phải luôn giữ mũi thông thoáng. Vì vậy, bạn nên thường xuyên xì mũi, tránh tình trạng sụt sùi dễ gây ngạt mũi hoặc tạo điều kiện vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, bạn nên xì mũi nhẹ nhàng và đúng cách. Tránh xì mũi quá mạnh có thể gây đau tai hoặc tăng áp lực xoang.
Súc miệng bằng nước ấm: Súc miệng giúp giữ ẩm vòm họng và có thể tăng tốc độ chữa bệnh. Dung dịch súc miệng được pha từ nước ấm thêm muối, chanh hoặc giấm. Ngoài ra bạn cũng nên tắm nước nóng để giúp cơ thể thư giãn hơn.
Theo Người lao động
Viêm xoang cần nhỏ mũi đúng cách
Trước khi nhỏ mũi, người bệnh cần xì mũi hay hút sạch chất mủ, dịch nhầy ứ đọng trong mũi. Như vậy khi dùng thuốc nhỏ mũi, thuốc sẽ tác động được niêm mạc mũi - xoang.
Người bệnh viêm xoang thường xuyên bị nhức đầu, nhức mũi, nghẹt mũi, cũng có trường hợp bị sốt cao, đau vùng mặt. Dùng thuốc nhỏ mũi rửa mũi hàng ngày là biện pháp giúp giảm đau nhức mũi, nghẹt mũi, khiến người bệnh viêm xoang dễ chịu hơn. Tuy vậy, để đảm bảo rằng thuốc có tác dụng tốt và ít có những phản ứng phụ, bệnh nhân cần thực hiện đúng cách.
Trình tự dùng thuốc nhỏ mũi có thể tóm gọn lại theo từng bước như sau:
Bước 1: Xì mũi
Khi xì mũi không bịt chặt cả hai lỗ mũi rồi xì mạnh. Làm như vậy chỉ khiến các chất ứ đọng ở hốc mũi bị đẩy ngược vào xoang hay lỗ thông với họng. Để xì mũi đúng tránh gây tổn thương mũi, cần bịt từng bên mũi, xì hơi mạnh bên đối diện để chất ứ đọng chảy ra hết. Trong trường hợp bị tắc, ngạt mũi nhiều, hay bị chảy máu cam, cần nhỏ thuốc co mạch để thông một phần trước, tránh gây tổn thương, chảy máu mũi khi xì hoặc hút mũi.
Bước 2: Hút mũi
Ở trẻ nhỏ bị viêm xoang sau, mủ đặc dính khó xì nên rất cần được hút mũi. Cha mẹ không nên thực hiện hút mũi với trẻ nhỏ bằng miệng vì như vậy rất dễ mất vệ sinh và chỉ lấy được chất ở ngay cửa sau lỗ mũi.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dụng cụ hút mũi với đầu ống bằng nhựa lắp vừa lỗ mũi của trẻ, nối bởi bóng cao su. Khi thực hiện, lấy ngón tay bịt lỗ mũi bên đối diện, bóp bóng cho khí ra hết, lắp đầu hút khí chặt lỗ mũi rồi bỏ bóng ra để hút dịch mũi xoang vào, nên làm mỗi bên vài lần để sạch hết chất bẩn. Nếu hút bằng máy, phải dùng loại máy hút có điều chỉnh được áp lực để không hút quá mạnh, quá lâu gây hại cho niêm mạc mũi.
Bước 3: Nhỏ mũi
Khi nhỏ mũi, người bệnh nên nằm ngửa, hoặc ngồi ngửa để thuốc vào được trong hốc mũi, hướng đầu ống nhỏ ra phía ngoài cánh mũi, lên trên, sâu độ 1cm với người lớn. Sau đó, nhỏ từng giọt, không nên quá 5 giọt. Sau khi nhỏ, bạn lấy tay day nhẹ trên cánh mũi để thuốc được vào sâu hơn.
Bệnh nhân viêm xoang sau nên nằm xuống khi nhỏ thuốc, đầu rời khỏi thành giường, ngửa tối đa để hướng hẳn lỗ mũi lên trên. Khi nhỏ thuốc vào thấy cay ở trán, gáy là thuốc vào được xoang. Sau khi nhỏ mũi, không nên đứng lên, đi lại, hoạt động ngay, cần ngồi hoặc nằm im vài phút để thuốc vào được cả xoang.
Việc chọn thuốc nhỏ mũi cũng là vấn đề quan trọng với bệnh nhân viêm xoang. Hiện nay, tuy thị trường có rất nhiều loại thuốc nhỏ mũi nhưng cơ bản thuốc nhỏ mũi đều nhằm co mạch, tạo sự thông thoáng, thở thông và dẫn lưu tốt. Các thuốc co mạch thường dùng có các loại thuốc riêng dành cho trẻ nhỏ và cho người lớn.
Tuy nhiên không nên tự ý sử dụng mà người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chi tiết về cách nhỏ thuốc cũng như các loại thuốc nên sử dụng.
Theo SKĐS
Công dụng bất ngờ của dầu ô liu Ngoài làm đẹp và dùng trong chế biến thức ăn, dầu ô liu còn rất nhiều công dụng mà bạn vẫn chưa biết đến. Dưới đây là 7 công dụng bất ngờ của dầu ô liu. Ảnh minh họa: internet Xóa vết sơn Dầu ô liu rất hữu hiệu trong việc tẩy vết sơn dính trên da. Khi sơn nhà cửa hay đồ...