Bí quyết chọn vật liệu nhà bếp ai vào cũng mê
Nhà bếp là không gian được sử dụng nhiều nhất trong nhà. Vì thế, bạn cần chọn một loại vật liệu sàn chắc chắn, bền đẹp và còn sạch sẽ, khô thoáng.
Chọn vật liệu sàn cho nhà bếp là một việc vô cùng quan trọng. Căn phòng này thường ẩm ướt, nếu không làm vệ sinh sạch sẽ thì dễ sản sinh vi khuẩn và rêu mốc. Chọn gạch lát sàn phù hợp có thể giúp bạn có một không gian bếp sạch sẽ, hợp vệ sinh và hiện đại. Dưới đây là 4 vật liệu quen thuộc để lát sàn nhà bếp và ưu nhược điểm của chúng:
Đây là loại gạch phổ biến nhất. Gạch men lý tưởng cho không gian ẩm ướt vì chúng không thấm nước và dễ dàng làm sạch. Chúng rẻ hơn gạch porcelain và đa dạng thiết kế, màu sắc, hoa văn, có thể dùng cho cả sàn và tường.
Gạch ceramic dễ lau chùi và rẻ hơn gạch porcelain
Về khuyết điểm, gạch men thường dễ bám bụi bẩn và dơ. Ngoài ra, gạch men khá cứng. Vì vậy, bất kì vật nào ví dụ như cốc hay bát đều sẽ vỡ khi rơi xuống sàn.
Gạch đất nung rất bền nhưng dễ bám bẩn
Nếu bạn đang tìm kiếm một vật liệu thân thiện với môi trường trong nhà bếp của bạn, thì gạch đất nung là lựa chọn tốt nhất. Được làm từ đất sét tự nhiên nên gạch đất nung rất bền. Màu sắc của chúng làm cho nhà bếp trông rực rỡ và có nét duyên dáng mộc mạc. Gạch đất nung cũng có thể được sử dụng cho cả sàn và tường.
Nhược điểm là gạch đất nung khá xốp, do đó hấp thụ độ ẩm và vết bẩn nhanh chóng. Nó cũng nhạy cảm với axit và dầu, dễ để lại vết bẩn.
Gạch porcelain
Video đang HOT
Gạch porcelain là một loại gạch phổ biến cho nhà bếp
Cũng giống gạch ceramic, gạch porcelain là một lựa chọn phổ biến cho nhà bếp. Gạch porcelain rất dễ lau chùi vì chúng ít hấp thụ độ ẩm. Chúng có nhiều màu sắc và hoa văn cho gia chủ lựa chọn.
Hai nhược điểm lớn là chúng đắt tiền và không thể thay thế được. Vì vậy chỉ một vết nứt cũng khiến bạn phải thay hoàn toàn gạch lát cả sàn.
Gạch phủ men có độ bền cao, không trầy xước và có khả năng chống bẩn
Đây là loại gạch ceramic có độ xốp rất thấp. Gạch phủ men giá rẻ và có nhiều màu sắc khác nhau. Độ xốp thấp, có nghĩa là vết bẩn, nước và dầu sẽ không thấm vào bề mặt gạch.
Tuy nhiên, chi phí lát gạch phủ men cao và khá trơn trượt. Trong những căn nhà có người già và trẻ em, gạch phủ men có thể sẽ hơi nguy hiểm và không phù hợp.
Quỳnh Hoa
Theo Architectural Digest/vietnamnet
Ngã ngửa với những lỗi thiết kế nhà bếp ít người để ý
Trong bố trí nhà bếp có những chi tiết rất nhỏ nhưng nếu sai lầm có thể khiến bếp trông lộn xộn và kém hữu ích.
1. Sàn nhà bếp không phù hợp
Mặc dù sản gỗ công nghiệp được dùng phổ biến nhưng nếu dùng sàn gỗ công nghiệp ở bếp có thể gỗ lát sàn sẽ bị bật bong do ướt nước. Nếu lát sàn nhà bếp bằng gạch sẽ trông không ấm cúng, đi lại cảm thấy lạnh chân và nồi, bát, đĩa có thể bị vỡ tan khi rơi xuống. Cho nên, bạn có thể lát kết hợp cả gỗ và gạch như trong hình. Tuy nhiên phần gỗ nên cách xa bàn đá để không bị ướt.
2. Không có khoảng cách giữa các thiết bị nhà bếp
Giữa tủ lạnh, bồn rửa và bếp điện phải có một vùng đệm. Ví dụ như bạn không nên đặt lò nướng cạnh tủ lạnh, tủ lạnh có thể bị hỏng nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn nên đặt bếp cách xa chỗ bồn rửa để tránh bị ướt nước.
3. Để hở phần chân dưới tủ bếp
Nếu có một chân ở dưới tủ bếp có thể khiến bạn vất vả dọn dẹp các thứ rác, bụi dưới tủ hoặc những đồ bị rơi xuống chỗ hở. Nhà bếp của bạn trông sẽ gọn gàng hơn với tấm gỗ hơn 12cm lắp ở dưới chân.
4. Không đủ ánh sáng
Ánh sáng là phần quan trọng của nhà bếp. Bếp sẽ trông rộng rãi hơn với cách bố trí ánh sáng hợp lý. Nếu tủ bếp có màu tối đừng quên lắp thêm đèn. Bạn nên lắp đặt thêm một số đèn với ánh sáng hắt từ mặt dưới tủ bếp xuống, tránh lắp ở trên trần, chú ý lắp đèn trên bàn ăn. Bạn cũng nên bố trí ổ cắm điện hợp lý. Nhà bếp nhiều ánh sáng sẽ thuận tiện cho việc nấu ăn.
5. Lắp tấm thủy tinh acrylic trong bếp sai cách
Một tấm thủy tinh acrylic giúp nhà bếp đẹp hơn, nhưng bụi bẩn có thể bám vào mặt sau kính. Nếu bạn tiết kiệm tiền mà mua kính giá rẻ có thể bị trầy xước khiến bếp của bạn không gọn gàng và đẹp. Nếu muốn dùng sản phẩm này, hãy mua tấm kính dài đừng mua loại được chia thành tấm nhỏ. Bạn nên chọn loại kính cường lực để đảm bảo độ bền.
6. Không tận dụng các góc tủ bếp
Bạn nên tận dụng các góc tủ đặc biệt khi nhà bếp có diện tích nhỏ. Khay xoay có thể thay thế các ngăn kéo không hữu ích. Bạn cần chú ý đến sự tiện lợi trước khi nghĩ đến chi phí tài chính. Vì điều này giúp tủ bếp sạch sẽ và để được nhiều đồ vào trong, dễ sử dụng thay vì ngăn kéo tối và rỗng.
7. Bồn rửa không tiện lợi
Điều quan trọng khi lắp bồn rửa là phải đảm bảo sự tiện lợi và hữu ích. Nếu bạn thích bồn rửa tròn đừng mua loại hình vuông. Bồn rửa rộng và được làm bằng chất liệu chịu nhiệt cao là sản phẩm nên chọn. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng độ sâu của bồn rửa tốt nhất là hơn 17cm.
8. Lắp tủ bếp vào tường kém chịu lực
Bạn chỉ nên đặt tủ bếp ở trên tường có thể chịu lực. Nếu như tường là thạch cao thì tủ bếp không thể chịu được sức nặng. Vì vậy, bạn không nên mạo hiểm treo tủ lên tường thạch cao.
9. Sắp xếp thiết bị nhà bếp không tiện lợi
Các đồ dùng nhà bếp không nên đặt quá cao hay quá thấp, tùy thuộc vào chiều cao của người dùng để có cách bố trí hợp lý nhưng tốt nhất ngang thắt lưng. Ví dụ bạn không nên đặt lò nướng sát sàn gỗ để tránh bị bỏng. Bạn nên bố trí lò nướng cao hơn sàn một chút, lò vi sóng cao hơn lò nướng nhưng vẫn có thể tiện khi dùng lò vi sóng.
Tố Uyên
Theo Bright side
Ngỡ ngàng nhà bếp thiết kế hình chữ L siêu trẻ trung và tiện dụng Bố cục hình chữ L rất phù hợp cho các không gian có kích thước vừa và nhỏ, lại tuân theo nguyên tắc "tam giác" trong thiết kế nhà bếp chức năng. Một nhà bếp tuyệt vời khi nó vừa tuân theo nguyên tắc lại vừa có sự sáng tạo phù hợp đem lại cảm hứng để bạn và gia đình có những...