Bí quyết chọn cành đào Tết dáng đẹp
Cành đào Tết mang đến không khí tươi vui, rộn ràng chào đón một năm mới an khang, hạnh phúc.
1 Chọn đào
Theo ông Nguyễn Hữu Phong, người có hơn 40 năm kinh nghiệm trồng đào ở làng đào Nhật Tân thì chơi đào ngày Tết là cả một nghệ thuật cao cấp từ người trồng cho đến người mua, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kỹ thuật trồng, chăm sóc, điều kiện kinh tế, sở thích, loại đèn, màu tường, không gian rộng hay hẹp và cách trang trí phòng khách… của mỗi hộ gia đình mà chọn lựa cho phù hợp. Đào có nhiều giống: đào bích, đào phai, đào trắng (bạch đào, rất hiếm); có đào thế, đào cảnh trồng chậu, đào cắt cành cắm lọ v.v…
Đào bích là giống phổ biến nhất, tán tròn như cái ô đặt ngược, hoa kép thắm đỏ rải đều khắp các cành chi, cành tăm, hoa chen nụ, nụ đỡ hoa quấn quít như như một sự yên ấm, sum vầy. Bích đào có thể trồng chậu lớn để giữa phòng, ngoài hiên kèm theo một số dây đèn hoa trang trí cùng những tấm thiếp chúc mừng năm mới càng tô điểm thêm cho gian phòng hoặc cũng có thể cắt cành cắm lọ đặt trong phòng khách sang trọng, cắm trên bàn thờ tổ tiên càng tăng thêm vẻ tôn nghiêm và trang trọng.
Đào phai cũng có loại cánh kép, có loại cánh đơn nhưng màu nhạt hơn, phơn phớt hồng vừa có tính cách thanh tao, trang nhã cũng được nhiều người ưa dùng. Bạn cũng có thể chọn mua một cành đào ta, loại đào ăn quả có màu hoa phớt hồng như giống đào phai nhưng hoa đơn 5 cánh, các cành mang dáng vẻ tự nhiên nhiều lộc non, nụ và quả xanh “tứ đại đồng đường” như một sự sum vầy hạnh phúc thường được mang về từ các tỉnh vùng núi phía Bắc như Sa Pa (Lào Cai), Lạng Sơn, Yên Bái…
Trong tâm tưởng của người Việt ta luôn mong muốn được may mắn nên thường chọn màu đỏ thắm của bích đào. Thường những nhà nhỏ, tường gắn đèn tuýp nên mua đào phai để tạo cảm giác sáng sủa, nhẹ nhàng. Ngược lại, với nhà rộng, trần cao, treo nhiều đèn màu, đèn chùm trang trí nên dùng bích đào sẽ tạo được cảm giác ấm cúng và sang trọng. Người có tuổi và dân nghệ sĩ thường thích dùng đào phai trong khi lớp trẻ, người làm ăn thành đạt lại mua nhiều đào bích. Người cầu kỳ và khá giả thì chơi đào thế mang nhiều ý nghĩa và những điều ước muốn tốt đẹp.
Dù mua đào chậu, đào thế, đào cảnh hay đào cành nên chọn những cây hoặc cành vừa phải, tán cân đối, dăm (nhánh nhỏ nhất) nhỏ, nhiều nụ to phân bố đều trên các cành chủ yếu là các cành tăm phía ngoài mặt tán. Đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu tới cuối dăm. Những cành có dăm to thường ít hoặc thưa hoa. Đây là các đặc điểm chính để phân biệt đào Nhật Tân “xịn” với đào về từ các tỉnh.
2 Xử lý và chăm sóc
Dùng lửa đốt gốc cành cho cháy sém rồi cắm vào bình nước sạch đào sẽ tươi lâu. Kinh nghiệm của nhiều người là độ vài ba ngày thay nước sạch một lần có pha thêm một ít đường ăn nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho cành đào đẹp hơn, tươi lâu hơn. Với những cây đào trồng chậu cần tưới nước thường xuyên (vừa đủ độ ẩm), giữ sạch, để nơi mát thì hoa sẽ bền, tươi lâu.
Nếu không khí nóng, hoa nở rộ thì hạn chế tưới nước để hãm hoa. Nếu đào cành cắm trong nhà nở quá nhanh, bạn có thể dùng dao sắc cứa một vòng quanh thân, cách chỗ phân cành (chạc ba) độ 1 gang tay nhằm hạn chế chất dinh dưỡng lên thân nuôi hoa. Cũng có người cho sỏi vào bình giữ lạnh, đào sẽ nở chậm lại. Ngược lại muốn kích thích cho đào nở nhanh (gặp thời tiết lạnh), dùng vôi đắp quanh gốc, đảm bảo sau 1 đêm đào sẽ nở bung.
Theo Trí Thức Trẻ
Bức tường hoa hồng đẹp như mơ trong sân vườn vỏn vẹn 6m của người phụ nữ bỏ ra 5 năm miệt mài chăm sóc
Không gian sân vườn chỉ 6m nhưng là khoảng diện tích đủ để chị Tuyết thỏa mãn niềm đam mê trồng hoa hồng của mình.
Video đang HOT
Chị Tuyết bắt đầu trồng hồng cách đây 5 năm. Từ những ngày đầu, chị đã ấp ủ sẽ được tự tay chăm sóc, tự tay tạo nên một không gian ngọt ngào và yêu thương của hoa hồng. Vì thế, dù chưa có kinh nghiệm trồng hoa, đặc biệt là hoa hồng nhưng vì đam mê và tình yêu rất lớn dành cho loài hoa này, chị Tuyết đã bắt đầu thực hiện ước mơ của mình.
Khoảng sân trước nhà được thi công dành cho việc đi lại của mọi người trong gia đình tiện lợi hơn. Vì thế, chị Tuyết đã tận dụng ngay khoảng sát tường để trồng hồng leo. Dù không tốn nhiều diện tích nhưng những giàn hồng chị trồng đủ khiến mọi người ngưỡng mộ, khâm phục.
Chị Tuyết bên khu vườn xinh đẹp.
Chị tạo bức tường hoa hồng đẹp như tranh vẽ.
Con trai chị cũng rất thích những gốc hồng mẹ trồng.
Hiện tại, chị tạo giàn cho những gốc hồng được leo lên phần tường, một phần được trồng trong khu vườn nhỏ. Chỉ với 5 năm, những kiến thức, kinh nghiệm mà chị Tuyết học hỏi được không hề nhỏ. Dù thời gian đầu, trồng hồng chị cũng gặp khá nhiều khó khăn, vất vả. Chăm hồng không dễ như ban đầu chị nghĩ. Tuy nhiên, vì ước mơ có được lối về nhà ngập tràn sắc hoa, để những ngày đi làm chị cảm thấy bớt vất vả, mệt nhọc hơn. Vì thế, thành quả của ngày hôm nay như nguồn động viên to lớn để chị luôn cảm thấy yêu đời, yêu mình nhiều hơn.
Hồng leo khi chị trồng được 3 năm.
Hồng lớn dần và ngày càng sai hoa.
Giàn hồng nở rực rỡ.
Sau một thời gian miệt mài chăm sóc khoảng sân bé nhỏ đó, chị Tuyết đã có cơ hội sở hữu thêm một khoảng đất 30m2 để thỏa mãn niềm đam mê trồng hoa hồng của mình.
Hoa chi chít trĩu cành.
Góc hồng đẹp mê hoặc.
Ngoài hồng leo, chị Tuyết còn trồng nhiều hồng bụi.
Những bông hồng đẹp như tranh.
Chị Tuyết kể lại, tình cờ đi công viên Triển lãm hoa hồng vào 5 năm trước, chị được tận mắt chứng kiến, ngắm nhìn và hít hà hương thơm dịu dàng của nhiều bụi hồng, giàn hồng sai hoa. Lúc ấy, chị đã mong muốn sẽ trồng được những cây hồng đẹp như vậy. Cũng từ lần đó, chị bắt đầu tìm hiểu và mua hoa về trồng.
Với những cây hồng leo, chị trồng được khoảng 3 năm thì các gốc hồng vươn mạnh mẽ hơn, nở hoa rực rỡ. Đó cũng chính là động lực giúp chị chăm sóc cây tốt hơn. Thời gian đầu, chị Tuyết thường bón phân và tưới nước cho cây. Sau đó, vì thấy cây chậm lớn nên chị đã dành thời gian tìm hiểu cách chăm sóc hồng tỉ mỉ hơn. Cũng nhờ những kiến thức mà chị học được, vườn hồng nở hoa nhiều hơn, sai hoa hơn, bông cũng to hơn khiến chị như bị mê hoặc trước những gốc hoa mình trồng.
Hiện tại, chị trồng thêm rất nhiều những cây hồng nhỏ. Vì đã có kinh nghiệm nhiều hơn nên chị cũng tự tin khi trồng những cây hồng mà mình yêu thích. Khu vườn có khoảng 21 loại hồng, trong đó có 5 loại hồng leo. Vì không có nhiều diện tích đất vườn nên chị Tuyết chủ yếu trồng trong chậu. Theo kinh nghiệm của chị, hồng không cần nhiều đất, chỉ cần bạn chăm sóc đúng cách, bón phân đầy đủ, gốc thoát nước tốt là đủ để có thể ngắm nhìn những cành hồng sai hoa nở rộ.
Để hồng luôn phát triển khỏe mạnh, chị Tuyết thường thay đất cho hồng vào mùa đông bằng cách lấy đấy cũ trộn thêm đất mới, tỉa cành non, vít cành đối với hồng leo. Với các bệnh thường gặp ở hồng như rệp, đốm đen, phấn trắng, chị thường xịt thuốc theo kinh nghiệm.
Toàn cảnh "bức tường" hoa hồng của chị Tuyết.
Tường hoa hồng nhìn từ trên cao.
Thành quả của chị ngày hôm nay luôn ghi dấu ấn những ngày mày mò tìm hiểu kiến thức, những ngày dậy sớm tưới cây, cắt tỉa, chăm sóc bón phân. Chị Tuyết cũng rất vui khi giàn hồng của chị được nhiều người yêu thích.
Theo Helino
Muốn cây xương rồng cảnh sống lâu thật lâu đừng bỏ qua 3 mẹo cực hay này! Loại cây xương rồng không thích môi trường quá nhiều nước. Điều đó có nghĩa là nếu muốn có 1 cây xương rồng cảnh sống lâu bạn cần hết sức cẩn trọng đến 2 vấn đề: thoát nước và tưới nước. Có thể bạn đã nghe nói rất nhiều về những cây xương rồng mini siêu dễ thương trên internet. Với hình dạng...