Bí quyết chi tiêu khiến vợ chồng không phải cãi nhau vì tiền
Mức đóng góp này không chia đôi bằng nhau mà còn tuỳ theo thu nhập của mỗi người, ai có khả năng đóng góp cao hơn càng tốt. Ngoài ra phải có một “ ngân sách dự phòng” tức là tiền để dành phòng khi khó khăn, hàng tháng mỗi người góp vào bao nhiêu.
Mới đây, nhà nghiên cứu kinh tế gia đình người Mỹ, Stevenson giới thiệu trên tạp chí “Money” giải pháp sau đây được nhiều người cho là khoa học và hợp lý. Nhiều đôi đã thực hiện theo phương pháp chi tiêu của ông và nhận thấy số lần cãi nhau về tiền nong giảm hẳn đi, quan hệ vợ chồng tốt đẹp hẳn lên.
Stevenson đề nghị mỗi đôi vợ chồng cần liệt kê ra tất cả những khoản bắt buộc phải chi hàng tháng như tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền quần áo, xăng xe, điện nước, ga, điện thoại … cộng lại thành con số chi. Lại xem mỗi người thu nhập bao nhiêu mỗi tháng và để thanh toán được những khoản chi trên, mỗi người phải góp vào “quỹ chung” bao nhiêu?
Ảnh minh họa: Internet
Mức đóng góp này không chia đôi bằng nhau mà còn tuỳ theo thu nhập của mỗi người, ai có khả năng đóng góp cao hơn càng tốt. Ngoài ra phải có một “ngân sách dự phòng” tức là tiền để dành phòng khi khó khăn, hàng tháng mỗi người góp vào bao nhiêu. Sau khi góp hai khoản ấy, mỗi người còn lại bao nhiêu coi như “quỹ riêng”, được toàn quyền sử dụng vào bất cứ việc gì mình thích mà không buộc phải hỏi ý kiến người kia.
Thí dụ anh nổi máu thể thao mua tấm vé xem bóng đá hết 300.000 đồng, cứ việc nếu quỹ riêng của anh cho phép. Chị muốn sắm bộ váy 500.000 đồng không phải hỏi ai nếu quỹ riêng còn. Như vậy mỗi người đều có trách nhiệm với gia đình và có quyền tự do chi tiêu riêng của mình. Cuộc sống sẽ êm ấm và thoải mái, không phải bàn cãi nhiều về tiền.
Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Theo phương pháp của Stevenson, gia đình có hai quỹ chung là chi và dự phòng, mỗi người vợ, chồng lại có một quỹ riêng. Chỉ khi nào mua sắm đồ đạc gì có giá trị lớn mới phải bàn bạc để thống nhất ý kiến.
Có người cho rằng cách tính toán như trên có vẻ chi ly, sòng phẳng quá ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Nhưng trong thực tế, những đôi áp dụng phương pháp này đều cảm thấy thoải mái, tình cảm vợ chồng đầm ấm hơn, đặc biệt là không cãi nhau vì tiền. Ai cũng muốn làm thêm để có tiền chi tiêu “xông xênh” hơn và tự nguyện đóng góp cho gia đình nhiều hơn.
Về việc mua sắm các trang thiết bị trong nhà, đa số các đôi vợ chồng trẻ phải sắm từ đầu. Nhiều người cho rằng muốn có hạnh phúc phải sắm đầy đủ tiện nghi thật “xịn” trong nhà, họ vung tiền ra mua sắm đủ thứ, có những thứ cả năm chỉ dùng một hai lần.
Ảnh minh họa: Internet
Nếu đó là đôi vợ chồng tỷ phú chẳng nói làm gì. Nhưng nếu thu nhập còn khiếm tốn mà sắm sửa như vậy dễ đeo công mắc nợ, có khi ngồi giữa đống đồ đạc xa hoa lộng lẫy mà lòng lo ngay ngáy thì hạnh phúc ở đâu?
Thực ra, biết tính toán thu chi hợp lý, biết đắn đo cân nhắc bàn bạc cùng nhau khi mua sắm chung cho gia đình những đồ vật giá trị, cái gì cần thiết, cái gì chưa cần, biết tích luỹ ngày càng cao một ngân quỹ gia đình ổn định, bảo đảm tương lai, trong lòng mới nhẹ nhàng thư thái và đó mới là hạnh phúc thực sự.
Theo phunuvagiadinh.vn
Chồng "đi bão" mừng đội nhà chiến thắng, vác về cả combo "lũ, lốc, sóng thần" khiến vợ khóc dở mếu dở
Nhưng đó chưa phải đủ bộ hậu quả trận "đi bão" của Thanh. Anh sờ hết túi quần nọ đến áo kia nhưng lại nhìn Hoa với bộ mặt lấm lét.
Tối nay có trận bóng hay của Việt Nam mà Hoa cũng khấp khởi đứng ngồi không yên. Dù chẳng được xem trận nào và cũng không mấy cuồng nhiệt với môn thể thao vua này nhưng vì màu cờ sắc áo, Hoa không thể không quan tâm. Mà khổ nỗi, làm phụ nữ nào sung sướng gì. Hoa đi làm về là lại tất bật con cái. Có bóng đá cô lại càng bận, mọi thứ phải xong sớm hơn ngày thường để Thanh - chồng Hoa còn đi xem bóng đá.
Vừa trông con nhỏ lại cho con ăn cho đúng bữa, có bao giờ Hoa biết cái cảm giác "đi bão" như dân tình sôi sục mấy ngày nay là gì. Nhưng cô vẫn chấp nhận để Thanh được thỏa sức đam mê, bởi có mấy khi có những dịp thế này.
Ảnh minh họa
Thường thì Thanh đi xem đá bóng xong sẽ dạo vài vòng cùng bạn bè hoặc tụ tập ở một quán nhậu nào đó. Hoa không biết chính xác mấy giờ chồng mới về vì chẳng có lần nào Thanh dừng xe ở cửa mà cô còn thức cả. Nhiều khi Hoa cũng hơi khó chịu, sáng hôm sau cằn nhằn chồng vài câu nhưng cứ nhìn cái mặt nhăn nhở, nịnh vợ của Thanh là Hoa quên hết.
Bình thường Thanh là ông chồng chịu khó, thương vợ thương con, phải mỗi cái tật luôn luôn hết mình với bạn bè, điển hình là trong chuyện nhậu nhẹt. Bị vợ giận nhiều Thanh cũng đã sửa đổi được kha khá.
Chiều đến, vừa về đến nhà là Thanh vội vội vàng vàng tắm rửa rồi bảo vợ: "Anh xin phép vợ nay cho anh đi xem bóng đá sớm tí nhé". Đang lúi húi trong bếp, Hoa chép miệng: "Anh có xem ở sân đâu mà đi sớm làm gì? Còn 2 tiếng nữa cơ mà". Thanh lại mang gương mặt ủ dột ra nì nèo vợ, cuối cùng Hoa đành đồng ý và không quên dặn chồng: "Đừng có quá đà đấy!".
Hoa vừa trông con vừa và nốt chỗ cơm nguội. Thi thoảng lại thấy dân tình hò hét ầm ĩ làm lòng cô cũng rạo rực hẳn lên. Hoa chợt nghĩ: giá mà được ra đường một lần xem cảm giác "đi bão" nó như nào. Mới chớm nghĩ Hoa đã thở dài, cô cố bắt sóng trận đấu để xem cho có không khí mà mạng nhà tậm tịt quá, con thì cứ lẽo đẽo theo mẹ nên Hoa đành thôi.
Trận đấu chiến thắng cho Việt Nam, Hoa đã nghe rõ tiếng hò reo đầy đường. Cô bế con lên ban công nhìn xuống dòng người rợp màu đỏ. Định bụng gọi lão chồng về cho mẹ con đi ké, nay phá lệ thì Thanh chẳng nghe máy. Hoa đành lầm lũi vào nhà chấp nhận số phận.
Đúng như cô dự đoán, Hoa nhìn đồng hồ đã gần 12 giờ mà chưa thấy bóng dáng Thanh đâu. Hoa lo lắng gọi điện liên tục mà chỉ có tiếng tút dài. Cô quay vào giường, đành ôm con cố chợp mắt.
Hơn 1 giờ, có tiếng chuông cửa, Hoa chạy xuống nghe ngóng nhưng cũng không dám mở ngay. Mãi sau thấy có tiếng Thanh lè nhè Hoa mới lấy chìa khóa.
"Tặng bà chị, ông anh em vui quá, Việt Nam chiến thắng rồi, chị đừng mắng ông ấy nhé!", một cậu đồng nghiệp Thanh kéo anh vào giao tận tay cho Hoa. Thật không thể tin nổi người trước mắt lại là chồng cô. Quần áo xộc xệch, người ngợm nồng nặc mùi bia, Thanh lại say khướt chẳng biết giời đất đâu, miệng còn liên hồi đòi "đi tiếp".
Ảnh minh họa
Hoa bực bội lắm mà cố nhịn, giờ có đánh chửi Thanh thì cũng vô nghĩa. Sau khi rửa mặt mũi thay quần áo cho chồng xong, Hoa để anh ngủ tại phòng khách vì sợ mùi ảnh hưởng đến con. Ai ngờ cô mới bước được 3 bậc cầu thang thì Thanh nôn mửa khắp sàn, Hoa trở tay không kịp.
Hơn 2 giờ sáng, Hoa đánh vật với gã đàn ông cao lớn kinh khủng kia. Mãi mới xong màn dọn dẹp, cô mệt rũ người đi lên phòng. Mới đứng cửa đã nghe thấy tiếng Thanh lè nhè: "Nay nhà vệ sinh sáng thế nhỉ? Vợ mới thay bóng đèn à?". Tu ừng ực xong cốc nước chanh mà hỏi được câu tỉnh táo thế! Hoa chán nản chốt cửa phòng, giờ thì Thanh có thế nào cô cũng kệ. Nói mãi không chừa.
"Cái gì thế này?", Hoa hét thất thanh khi nhìn cánh cửa tủ lạnh mở toang cùng mọi thứ hỗn loạn trong đó. Quay ra thấy Thanh đang lúi húi vò khăn, anh nhìn vợ gãi đầu: "Anh xin lỗi, hôm qua say không biết gì nên anh nhầm". À thì ra đêm qua Thanh thắc mắc nhà vệ sinh sáng vì anh tưởng cái tủ lạnh là chỗ để giải quyết nỗi buồn. Hoa tức phát điên lên. Nhìn vợ giận giữ Thanh vội vàng lau dọn.
Nhưng đó chưa phải đủ bộ hậu quả trận "đi bão" của Thanh. Anh sờ hết túi quần nọ đến áo kia nhưng lại nhìn Hoa với bộ mặt lấm lét. Cho đến khi cô hét ầm lên anh mới chịu khai ví và điện thoại đã không cánh mà bay. Trong ví không nhiều tiền nhưng lại có nhiều giấy tờ quan trọng. Hoa không còn lời nào để nói với ông chồng ham chơi của mình nữa. Nhậu nhẹt chẳng ai cấm, hâm mộ bóng bánh cũng không ai can nhưng cháy hết mình đến mức này thì Hoa phải "xử" chồng một trận cho ra ngô, ra khoai mới nhớ đời được.
Theo afamily.vn
Vợ hồi xuân chồng sướng hay khổ? Ngày trước, mấy lão bạn anh hay dọa: "Vợ mà hồi xuân là ông khổ đấy nhé!". Nghe vậy, anh chỉ cho là tầm phào, bụng thầm nhủ: "Vợ hồi xuân tức là trẻ lại, vậy thì sướng chứ sao lại khổ?". Không ngờ, đến khi vợ thực sự bước vào giai đoạn hồi xuân, chồng mới "biết đá, biết vàng". Vợ chồng...