Bí quyết chăm sóc ô tô mùa lạnh không phải ai cũng biết
Nhiệt độ xuống thấp dễ khiến cho ô tô gặp nhiều sự cố trong quá trình di chuyển, dưới đây là những bí quyết giúp bạn chăm sóc ô tô tốt hơn vào mùa lạnh.
Mùa đông, xe ô tô cần được chăm sóc kỹ càng và thường xuyên bởi thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ xuống thấp làm xe hay gặp sự cố hơn. Nhưng không phải việc chăm sóc nào cũng tốt, có những cách còn làm giảm tuổi thọ của xe.
Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ô tô, có ba bộ phận mà người dùng ô tô cần chú ý quan tâm trong mùa đông đó là hoạt động của động cơ, lốp và hệ thống đèn xe.
Động cơ
Về mùa đông, nhiệt độ xuống thấp có thể khiến dầu bôi trơn trong động cơ bị đông đặc lại, kết hợp cùng với các chất cặn bẩn tạo ra các lớp váng dầu làm giảm hiệu quả làm việc của lọc dầu. Quan trọng hơn, điều này dẫn đến giảm khả năng bôi trơn cho các chi tiết bên trong động cơ, tình trạng này kéo dài gây giảm tuổi thọ của các chi tiết, các bề mặt ma sát.
Các tài xế cần chủ động thay dầu máy cũng như thay lọc dầu cũ trước khi bước vào mùa đông để đảm bảo động cơ xe được bôi trơn tốt.
Nhiệt độ xuống thấp trong mùa đông cũng khiến nhiên liệu khó bay hơi và có thể dẫn đến động cơ khó khởi động hoặc máy nổ yếu hơn, đặc biệt là động cơ diesel. Để cải thiện vấn đề này, các tài xế nên thay thế lọc nhiên liệu đã quá cũ trước khi bước vào mùa đông, mang xe đến các trung tâm chăm sóc và bảo dưỡng để vệ sinh và điều chỉnh các kim phun cũng như hệ thống nhiên liệu để đảm bảo khả năng đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí diễn ra ổn định bên trong buồng đốt.
Do đặc thù sử dụng cao su nên lốp là bộ phận ảnh hưởng nhiều nhất khi thời tiết thay đổi. Với mùa hè, lốp thường xuyên giãn nở, về mùa đông lốp xe sẽ co lại như gỗ. Khi lốp co giãn vì thời tiết thay đổi thường dẫn đến hiện nhanh xuống hơi dẫn đến lốp xe non nhanh hơn bình thường. Vì vậy, chủ xe cần phải thường xuyên giữ đúng áp suất lốp để việc di chuyển trên đường được an toàn hơn.
Cách nhận biết áp suất lốp không đạt chuẩn như sau:
Video đang HOT
Thừa áp suất: Lốp quá căng sẽ có hình tròn khiến mặt tiếp xúc của lốp với mặt đường ít, độ bám đường thấp, không thích hợp khi di chuyển ở tốc độ cao.
Thiếu áp suất: Lúc này, khi quan sát bằng mắt thường bạn sẽ nhìn thấy lốp hơi lõm, xẹp xuống hoặc hiểu đơn giản là sẽ phè ra 2 bên khiến thành lốp dễ bị ăn mòn, gãy thành lốp và khi lốp non sẽ dễ bị thủng săm hơn.
Nếu chưa biết thông số áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất yêu cầu với lốp, bạn có thể xem thêm ở cánh cửa bên phía tài xế hoặc 1 số xe sẽ ghi ở nhãn dán năng lượng trên kính cửa sổ của xe.
Hệ thống đèn xe
Hệ thống đèn xe là không thể thiếu để chiếc xe di chuyển trong thời tiết đêm tối, đặc biệt là về mùa đông. Bởi thời tiết mùa đông rất lạnh, kèm theo màn sương mù dày đặc vào buổi sáng sẽ khiến tầm nhìn của lái xe bị hạn chế. Lúc này đèn xe phải phát huy hết chức năng của nó để đảm bảo an toàn cho người và xe đang vận hành.
Theo đó, các giắc cắm hệ thống đèn là bộ phận nên được kiểm tra trước, tương tự như các đầu cực của ắc quy. Cần giữ cho các giắc cắm khô ráo và ít bị bám bẩn để đảm bảo khả năng tiếp điện tốt, chiếu sáng ổn định.
Theo Thể Thao 247
Nước rửa kính ô tô không lên và cách khắc phục
Dưới đây là những sự cố thường gặp đối với hệ thống gạt mưa rửa kính ô tô và cách khắc phục những lỗi này.
Cần gạt không làm sạch được bề mặt kính
Đây được xem là sự cố phổ biến nhất nhiều tài xế thường gặp khi sử dụng hệ thống gạt nước rửa kính. Hệ thống này khi được bật vẫn hoạt động bình thường tuy nhiên lại không thể gạt sạch bụi bẩn hay nước mưa đọng trên bề mặt kính.
Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra lại chổi gạt. Nếu thấy chổi gạt đã mòn, bề mặt cao su bị chai cứng hay rạn nứt thì nên thay đổi chổi gạt mới. Khi thay mới nên chọn những loại chính hãng. Ngay sau khi thay chổi gạt, nên dùng dung dịch rửa kính và khăn vải mềm để lau sạch bụi bẩn còn bám trên bề mặt kính.
Cần gạt không khớp với kính
Cần gạt là chi tiết để gắn chổi gạt. Khi rửa hoặc đỗ xe dưới trời nắng nóng nhiều tài xế thường có thói quen dựng thẳng cần gạt để vệ sinh, đồng thời tránh làm bề mặt cao su chổi gạt bị biến dạng khi tiếp xúc với kính có nhiệt độ cao.
Tuy nhiên, thao tác này nếu không cẩn thận rất dễ làm cong cần gạt khiến chổi gạt không khít với bề mặt kính. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả khi sử dụng cần gạt mà còn rất dễ tạo ra các vết bẩn trên mặt kính. Người dùng nên chỉnh lại cần gạt, nếu độ cong vênh quá lớn nên thay thế cần gạt mới.
Gạt nước theo cả 2 hướng
Nếu như cần gạt nước đẩy nước theo cả 2 hướng thì có thể xe của bạn đã bị một trong những vấn đề sau: Lưỡi gạt nước mòn; Kính chắn gió hoặc cần gạt nước bị bẩn; Nước rửa kính có vấn đề.
Lúc này hãy sử dụng nước rửa kính mới, lau sạch kính chắn gió và lưỡi gạt trước khi thay lưỡi gạt mới. Để làm sạch lưỡi gạt, bạn chỉ cần lau chúng bằng giẻ sạch, ẩm. Sau đó, lau các cạnh của cần gạt bằng cồn, điều này sẽ giúp làm giảm các vệt nước trên kính chắn gió.
Nước rửa kính không phun hoặc phun không đủ
Khi thao tác công tắc nước rửa kính không phun, có khả năng bình chứa dung dịch nước rửa kính đã cạn. Khắc phục tình trạng này bằng cách mở nắp ca-pô khoang động cơ, tìm vị trí nắp bình để châm thêm nước rửa kính.
Trường hợp châm đầy bình nhưng nước rửa kính không phun hoặc phun chưa đủ, nên kiểm tra vệ sinh đường ống dẫn và mắt phun. Vì có thể các chi tiết này bị nứt vỡ hoặc tắc nghẽn khiến nước không thể phun lên được. Đồng thời mở nắp ca-pô, tìm vị trí đặt máy bơm để kiểm tra, nếu máy bơm không hoạt động nên mang xe đến garage để kiểm tra.
Nên hạn chế dùng nước lã pha với nước rửa chén, chỉ có nước rửa kính chuyên dụng mới có thể lau sạch bề mặt kính và tăng tuổi thọ cho chổi gạt.
Không lau sạch hạt nước
Về cơ bản, những giọt nước có thể dễ dàng bị gạt đi. Nhưng trong điều kiện nào đó, những hạt nước vẫn bám trên kính chắn gió và che khuất tầm nhìn của tài xế.
Điều này thường xảy ra ở những nơi có mức độ ô nhiễm cao. Dư lượng chất thải và khói bụi bám trên kính chắn gió chính là nguyên nhân khiến cho các giọt nước bám chắc trên kính. Nếu như vậy, bạn hãy làm sạch kính chắn gió của xe.
Tiếng kêu phát ra từ hệ thống gạt mưa
Nhiều trường hợp lái xe thấy tiếng kêu phát ra từ hệ thống gạt mưa nên nghĩ ngay tới việc thay chổi gạt, nhưng nguyên nhân thực ra lại nằm ở bộ thanh giằng.
Các khớp nối trên bộ thanh giằng được làm bằng nhựa nên tuổi thọ không cao. Vì thế trong quá trình sử dụng sẽ nhanh mòn dẫn tới hiện tượng rơ lắc và phát ra tiếng kêu khi làm việc.
Theo Giaothong
Mùa đông trời lạnh đi ô tô có cần bật điều hòa? Nhiều người cho rằng trời lạnh, khi đi ô tô không cần bật điều hòa nhưng đó là quan niệm chưa đúng hoàn toàn. Đi ô tô mùa đông cũng nên sử dụng điều hòa không khí Nên bật điều hòa không khí trên ô tô vào mùa đông Vào mùa đông, trời lạnh, nhiểu tài xế không bật điều hòa không khí,...