Bí quyết cách làm ô mai mận dẻo, chua chua ngọt ngọt, ăn cực thích
Ô mai mận là món ăn vặt cực ngon, ai ăn rồi cũng thích mê. Cách chế biến món này cũng vô cùng đơn giản, dù có lò sấy hay không vẫn có thể làm được thành phẩm chuẩn vị.
Hãy cùng VinID khám phá ngay 2 cách làm ô mai mận cực hấp dẫn, dẻo dẻo dai dai, chua chua ngọt ngọt qua bài viết sau nhé!
1. Cách làm ô mai mận dẻo xào gừng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Mận: 700g
Vôi ăn trầu: 2 muỗng cà phê
Đường vàng: 350g
Gừng: 100g
Vani: 2 ống
Các bước thực hiện:
Bào nhuyễn gừng, bóp cho ra hết nước.Rửa sạch mận. Khía nhiều đường lên mận để dễ ngấm đường.Hòa vôi với 2 lít nước, để lắng cặn qua đêm.Ngâm mận trong nước vôi trong 6 tiếng, vớt ra, rửa lại nhiều lần với nước sạch.Chần sơ mận trong nước sôi khoảng 1 phút. Không chần lâu, tránh mận bị nát.Vớt ra ngâm vào thau nước đá lạnh 10 phút, vớt ra, để ráo.Ướp mận với đường trong 6 tiếng, thỉnh thoảng trộn đều lên.Cho nước ướp mận vào chảo, sên lửa nhỏ đến khi nước đường hơi sánh dẻo.Cho mận vào chảo sên đến khi mận hơi teo lại, vỏ hơi nhăn thì cho gừng vào.Vớt mận ra, để lên khay.Tiếp tục sên gừng đến khi nước đường dẻo lại thì cho vani vào, trộn đều, tắt bếp.Rưới nước đường lên mận, đợi khô, rưới thêm 1 lớp nữa cho áo đều quanh mận.Sấy mận bằng lò nướng với nhiệt độ 110 độ C, chế độ 2 lửa trong 2,5 tiếng cho mận dẻo, se lại.
Thành phẩm:
Mận sau khi sấy có được độ dẻo dai vừa phải. Nước đường sánh lại áo đều bên ngoài tạo nên màu đỏ rất đẹp, vị chua chua ngọt ngọt cực ngon, kết hợp với gừng làm nên hương vị ấm nồng đặc trưng. Món ô mai mận có thể để được rất lâu. Sau khi qua mùa mận vẫn có những quả mận hồng ngon ngọt để thưởng thức.
2. Cách làm ô mai mận muối không cần sấy khô
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Mận: 3kg
Đường vàng: 1,5 – 2 kg (tùy bạn thích ăn ngọt nhiều hay ngọt ít)
Muối tinh: 1 muỗng lớn
Gừng: 150g
Nước lọc: 100ml
Món ô mai mận muối không cần sấy khô
Video đang HOT
Các bước thực hiện:
Rửa sạch mận, để ráo. Khía quanh quả mận thành 8 phần bằng dao sắc, khía sâu đến hạt.Ngâm mận 10 tiếng hoặc qua đêm trong một nồi to với đường, muối đã chuẩn bị.Bắc nồi mận lên bếp, bật lửa lớn, khuấy đều để đường tan.Khi hỗn hợp sôi thì giảm lửa xuống, đun khoảng 30 – 45 phút đến khi thịt quả và vỏ chuyển sang màu đỏ. Vừa đun vừa thỉnh thoảng khuấy nhẹ tay cho mận ngấm đều đường.Gắp mận cho lên giá bằng kẹp gắp thức ăn, vừa gắp vừa dùng lực ép nhẹ cho nước trong mận ra bớt.Phần nước còn lại trong nồi sau khi sên xong chính là si rô mận.Cạo bỏ vỏ gừng, giã dập, hòa với nước lọc, vắt lấy nước cốt, để riêng phần bã. Phết đều nước gừng lên mận.Trộn đều bã gừng với 500ml si rô mận, tiếp tục sên bằng chảo cho keo lại. Rắc bã gừng đã sên lên mận.Đem mận ra phơi 4 – 5 nắng yếu hoặc 2 – 3 nắng to, mỗi lần từ 6 tiếng trở lên. Khi hết nắng, tạm ngừng phơi thì đem cất ở chỗ thoáng mát, khô ráo.Khi mận se lại là đã đạt, sau khi để nguội là có thể bảo quản trong hũ thủy tinh dùng dần.
Thành phẩm:
Ô mai mận chua chua ngọt ngọt, dẻo dẻo dai dai sẽ là món ăn vặt cực đỉnh cho cả nhà. Ngoài ra, sau khi sên mận, bạn cũng đã có si rô mận, cho thêm ít đá viên vào là có ngay loại nước giải khát rất tuyệt, vừa ngon ngọt vừa sảng khoái.
3. Bí quyết làm ô mai mận dẻo ngon
Cách chọn mận ngon
Chọn mận ngon sẽ giúp món ô mai mận thêm phần thơm ngọt, hấp dẫn
Nên chọn mận có vỏ trơn nhẵn, to tròn, màu đỏ hay đỏ tía. Những quả nửa đỏ nửa xanh hay còn xanh thì chưa chín, khá chua.Những quả có lớp phấn trắng phủ ngoài là những quả mới hái, còn tươi.Bóp nhẹ vào quả, nếu thấy độ cứng vừa phải tức là quả ngọt. Quả quá cứng sẽ bị chát, chua, còn quả quá mềm thì hay nhũn.Nên chọn mận đúng mùa vào giữa tháng 5 – cuối tháng 6 để mua được những quả mận ngon và giá phải chăng. Mận chín cuối mùa sẽ ngọt hơn và chua dịu hơn.Không nên chọn những quả bị chảy nước, thâm đen, dập nát
. Lưu ý khi thực hiện
Không ngâm mận quá 24 tiếng vì sẽ làm cho mận lên mùi men.Khía trên quả mận trước khi ướp đường sẽ giúp mận thấm ngon hơn. Tuy nhiên khía càng sâu mận càng dễ nát.Ngâm mận trong nước vôi trong sẽ giúp mận cứng và trong hơn.Sên mận cùng lúc với nước đường sẽ dễ làm mận bị nát. Cho nên, bạn có thể sên nước đường trước đến khi sánh keo thì mới cho mận vào sau.Khi sên đường, thỉnh thoảng đảo cho mận ngấm, nhưng không đảo thường xuyên và mạnh tay quá sẽ làm mận bị nát.Nước đường sau khi sên có thể dùng làm si rô mận, uống với đá viên, là thức uống giải khát ngày hè lý tưởng.Khi phơi ô mai mận, nên dùng lưới che chắn để tránh côn trùng, để ở nơi sạch sẽ tránh bụi bặm để mận được ngon và đảm bảo vệ sinh.Nếu không có điều kiện phơi nắng, có thể dùng lò sấy. Nếu không phơi, sấy, vẫn có thể thưởng thức luôn, tuy nhiên ô mai không được dẻo dai và ngon.Sau khi phơi, sấy, nên bảo quản ô mai mận trong hộp kín có thể sử dụng trong 1 tháng.
Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã biết cách làm ô mai mận cực dẻo dai, chua ngọt, cay nồng, ăn cực thích. Để mua được nguyên liệu ngon nhất thực hiện món này, bạn hãy ghé ngay siêu thị WinMart hoặc đặt hàng qua ứng dụng VinID nhé!
Bật mí 2 cách làm bánh đúc lá dứa cực thơm, dẻo ngon, ăn là ghiền
Bánh đúc lá dứa là món ăn dân dã với những nguyên liệu đơn sơ nhưng mang hương vị lôi cuốn, hấp dẫn. Vào bếp học ngay 2 cách làm bánh đúc lá dứa đơn giản mà ngon mê ly từ VinID để chiêu đãi gia đình nhé.
1. Cách làm bánh đúc lá dứa nước cốt dừa
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
120 gam bột năng
80 gam bột gạo
1 muỗng cà phê tinh bột bắp3
00ml nước cốt dừa
250 gam đường thốt nốt
10 gam gừng
1 bó lá dứa
1 ít mè rang
Gia vị: đường, muối
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món bánh đúc lá dứa
1.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Lọc nước cốt lá dứa
Rửa sạch lá dứa, để ráo nước, cắt bỏ gốc. Cắt khoảng ⅔ số lá dứa thành khúc nhỏ, phần còn lại để riêng dùng nấu nước đườngXay nhuyễn lá dứa với 150ml nước, cho hỗn hợp qua rây lọc, chỉ giữ phần nước cốt, bỏ phần bã lá dứa.
Nước cốt lá dứa giúp món ăn có màu sắc bắt mắt
Bước 2: Trộn bột lá dứa và bột nước cốt dừa
Cho 60 gam bột năng, 40 gam bột gạo, 2 muỗng cà phê đường, muỗng cà phê muối hòa tan cùng nước cốt lá dứa vừa làm vào tô lớn rồi khuấy đều.Cho vào tô khác 60 gam bột năng, 40 gam bột gạo, 2 muỗng cà phê đường, muỗng cà phê muối, 100ml nước cốt dừa, thêm chút nước lọc và trộn đều.Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín 2 hỗn hợp trên, để nghỉ 30 phút.
Bước 3: Khuấy bột
Đun sôi 150ml nước rồi để lửa xuống mức nhỏ nhất, cho từ từ hỗn hợp bột nước cốt dừa vào, vừa đổ vừa khuấy liên tục để tránh bột bị cháy dưới đáy nồi. Bột hơi sánh lại thì nhấc nồi ra khỏi bếp, tiếp tục khuấy đến khi bột sệt đặc.Thao tác tương tự với phần bột lá dứa.
Khuấy bột nước cốt dừa đến khi sánh
Bước 4: Hấp bánh
Trút bột lá dứa vào khuôn silicon lớn, thêm bột cốt dừa lên trên. Trộn đều đến khi tạo thành những đường vân xanh trắng xen kẽ.Hấp bánh trên xửng khoảng 15 - 20 phút.Đợi bánh nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh để từ 4 - 12 tiếng nếu muốn bánh giòn và dẻo hơn.
Bước 5: Nấu nước đường
Cho vào nồi 250 gam đường thốt nốt, 250ml nước lọc, 10 gam gừng thái lát rồi đun trên lửa vừa trong vòng 10 - 13 phút đến khi đường tan, cho bó lá dứa vào nấu thêm khoảng 2 phút.Bắc 1 nồi khác lên bếp, cho 200ml nước cốt dừa, ⅔ muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tinh bột bắp, muỗng cà phê muối, vặn lửa vừa. Khuấy đều.Khi nước cốt dừa sôi, hạ lửa nhỏ, thêm 3 gam bột năng, khuấy đều tay đến khi hỗn hợp đặc lại, nêm nếm vừa miệng rồi tắt bếp.
1.3 Thành phẩm
Cắt bánh đúc thành những miếng nhỏ vừa ăn, xếp ra đĩa, rưới thêm nước đường, nước cốt dừa và rắc thêm chút mè rang lên trên là có thể dùng ngay.Bánh có đường vân xanh đẹp mắt, thơm lừng mùi lá dứa. Miếng bánh dẻo mịn, có vị ngọt thanh vừa phải hòa cùng nước cốt dừa béo ngậy tạo nên sức hấp dẫn không thể chối từ, càng ăn càng thích mê.
Thưởng thức món bánh đúc lá dứa thơm ngon
2. Cách làm bánh đúc lá dứa nước tro tàu độc lạ
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
500 gam bột năng
500 gam bột gạo
1 muỗng canh đường
1 thìa cà phê muối
1 muỗng canh nước tro tàu
2,4 kg nước cốt lá dứa ép sẵn
1 muỗng canh dầu ăn
500 ml nước cốt dừa, sữa đặc, đường cát, bột bắp pha loãng.
2.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Trộn bột
Cắt nhỏ lá dứa, xay nhuyễn cùng 150ml nước, lọc lấy nước.Trộn bột năng, bột gạo, đường, muối, nước tro tàu vào cùng với nước ép lá dứa, khuấy đều tay đến khi bột không còn vón cục.Rây bột lại thêm 2 - 3 lần nữa để bột được mịn.
Bước 2: Khuấy bột
Bắc nồi lên bếp, cho hỗn hợp bột nấu với lửa to. Khuấy bột theo một chiều, đến khi bột trong, nặng tay thì tắt bếp.
Bước 3: Đổ khuôn và hấp bánh
Phết dầu ăn và bột bánh dàn đều khắp khuôn.Chuẩn bị nồi hấp, hấp bánh khoảng 15 - 20 phút. Đợi bánh nguội, cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 4: Pha nước sốt ăn kèm
Pha loãng bột bắp với nước, hòa cùng nước cốt dừa và cho vào nồi nấu. Nêm thêm đường thốt nốt, sữa đặc tùy khẩu vị, nấu đến khi sốt sánh đặc lại thì tắt bếp.
2.3. Thành phẩm
Xếp bánh đúc lá dứa ra dĩa, chan thêm nước cốt dừa và đường thốt nốt, rắc thêm chút mè rang là có thể thưởng thức ngay.Món bánh có màu sắc bắt mắt, thơm ngậy mùi nước cốt dừa mang đến hương vị hấp dẫn khó quên.
Nước tro tàu sẽ giúp món bánh đúc lá dứa mềm và lên màu đẹp hơn
3. Giải đáp: Bánh đúc lá dứa bao nhiêu calo?
Trên thực tế, 1 đĩa bánh đúc lá dứa sẽ chứa khoảng 125 kcal. Nếu yêu thích món bánh này, bạn chỉ nên ăn 1 tuần từ 300 - 400 gam bánh, tương đương khoảng 2 đĩa trong một tuần và không nên ăn để thay thế bữa chính.
VinID chúc bạn thành công với 2 cách làm bánh đúc lá dứa đơn giản mà siêu ngon đã được chia sẻ để chiêu đãi gia đình. Mua những nguyên liệu tươi ngon nhất tại hệ thống cửa hàng Winmart hoặc ứng dụng đi chợ online trên app VinID vừa tiện lợi, an toàn lại có cơ hội tích điểm nhận khuyến mãi.
Đổi gió thực đơn cả nhà với món ốc bươu hấp mẻ cực bổ dưỡng Ốc bươu là thực phẩm dân dã thường được chế biến trong nhiều món ăn ngon. Hôm nay, Bách hóa XANH sẽ giới thiệu đến bạn cách làm ốc bươu hấp mẻ đổi vị cho cả nhà nhé. Ốc bươu là thực phẩm dễ tìm, giá thành khá rẻ lại có nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe. Không những vậy chúng còn...