Bí quyết bỏ thuốc lá trong 30 ngày
Mọi năm có hàng triệu người trên khắp thế giới cố gắng bỏ thuốc nhưng đều thất bại. Một trong những nguyên nhân chính là do không thể tạo lập và làm theo một chương trình bỏ thuốc cố định. 30 ngày cũng đủ để bỏ thuốc nếu có một kế hoạch hợp lý.
Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè
Có sự hỗ trợ và khích lệ từ gia đình và bạn bè có thể giúp bạn quyết tâm rời bỏ chất gây nghiện này.
Hãy cho mọi người thấy được quyết tâm bỏ thuốc của bạn và tham gia tích cực vào kế hoạch này.
Tuy nhiên, cần thông báo cho mọi người biết trong gian đoạn cai thuốc này bạn có thể sẽ rất nóng tính và dễ cáu gắt.
Tập thể dục
Cách tốt nhất để giảm sự thèm muốn thuốc là tham gia một chương trình vận động thường xuyên. Đi bộ hoặc tập thể lực cùng bạn bè để phân tán ý nghĩ về thuốc lá. Nhớ rằng tập thể dục còn giải tỏa stress và giúp phục hồi cơ thể sau nhiều năm ngập chìm trong khói thuốc. Lập kế hoạch tập tành hợp lý từ mức độ thấp lên cao. Tuy nhiên, cần đảm bảo tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bước vào quá trình tập luyện.
Nhớ rằng bí mật của bỏ thuốc thành công nằm ở ý thức tự quyết và kiểm soát của chính bạn. Có một cách để đạt được điều này chính là thở sâu. Mặc dù có rất nhiều phương pháp hiệu quả và tác dụng khác, thở sâu còn có thể giúp thư giãn đầu óc và vượt qua những tình huống căng thẳng. Khi được thực hiện đúng phương pháp, động tác này sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu loại bỏ đi sự thèm muốn thuốc lá
Video đang HOT
Uống nhiều nước
Nước giúp xua tan chất nicotine và những chất hóahọc khác ra khỏi cơ thể và do đó, uống một lượng nước đầy đủ là cần thiết cho mỗi người hút thuốc. Bên cạnh đó, nước cũng giúp giảm sự thèm muốn thuốc bằng cách lấp đầy nhu cầu của miệng.
Liệu pháp thay thế nicotine
Ngày nay, rất nhiều bác sỹ khuyên dùng những liệu pháp thay thế nicotine như kẹo nicotine và cao dán để khắc phục tác hại của việc hút thuốc. Những liệu pháp này giúp kiềm chế cơn thèm muốn thuốc, qua đó giúp kiêng thuốc lá. Điều này giúp bạn dễ dàng thoát khỏi nghiện nicotine bởi làm giảm ham muốn hút.
Bỏ những vật dụng liên quan đến thuốc lá
Bất kỳ vật dụng nào làm bạn thèm thuốc như bật lửa, gạt tàn và bao thuốc nên được bỏ đi ngay lập tức bởi chúng có thể xúi giục và kéo bạn trở về thói quen hút thuốc cũ.
Giữ vững mục tiêu
Ngay khi đã có kế hoạch bỏ thuốc, hãy đề ra mục tiêu và chuẩn để phấn đấu. Bất cứ khi nào cảm thấy bị cám dỗ, hãy bình tâm và nhắc nhở mình giữ vững mục tiêu đã đề ra.
Tự nhắc nhở mình
Cuối cùng, nhớ rằng cách duy nhất bạn có thể làm là tự chủ. Nhắc nhở mình mỗi ngày về tác hại của thuốc và tự nói với bản thân rằng bạn có đủ mạnh mẽ để thoát khỏi sự cám dỗ của thuốc lá.
Nguyễn Nhung
Theo dân trí
Lợi ích của thở sâu
Thở chậm và sâu làm giảm bớt khối lượng công việc của tim, giúp trái tim mạnh mẽ hơn, làm việc hiệu quả hơn.
Thở là hoạt động bản năng tự nhiên của con người, thậm chí có lúc ta thở mà không để ý. Điều đáng nói là mọi người theo thói quen là vẫn thường thở gấp, hạn chế hoạt động của phổi, hoàn toàn không tốt cho hệ hô hấp. Trong khi đó, thở chậm, thở sâu đơn giản, mang lại nhiều lợi ích nhưng chưa được xem trọng.
Ích lợi của thở sâu
Đầu tiên phải kể đến việc trao đổi oxy được cải thiện đáng kể bởi thở từ bụng là nguồn cung cấp oxy tối ưu cho tất cả các bộ phận cơ thể. Tăng cường cung cấp oxy cho các tế bào sẽ đảm bảo cho toàn bộ hệ thống thần kinh khỏe mạnh, bao gồm các dây thần kinh, các trung tâm thần kinh, não và tủy sống.
Đáng kể nhất, bộ não con người đòi hỏi phải bổ sung oxy gấp 3 lần so với phần còn lại của cơ thể nên oxy cung cấp cho não cao, giúp lấy lại sự thăng bằng và làm cho tinh thần phấn chấn trở lại.
Thở chậm và sâu có lợi cho tim bởi giảm bớt khối lượng công việc của tim, giúp trái tim mạnh mẽ hơn, làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cao huyết áp là tình trạng sức khỏe nhiều người sợ hãi nhưng với các bài tập thở sâu thường xuyên, huyết áp sẽ được điều hòa ở mức ổn định. Cùng với đó, hít thở sâu có tác dụng làm giãn nở phổi, đẩy nhanh quá trình trao đổi khí trong phổi và các cơ quan hô hấp khác, từ đó nâng cao hiệu quả đào thải khí độc ra khỏi cơ thể.
Hít thở sâu có tác dụng làm giãn nở phổi, đẩy nhanh quá trình trao đổi khí trong phổi (ảnh minh họa)
Trong một chừng mực nào đó, hít thở sâu giúp trong việc trẻ hóa da, làm cho da thêm mịn màng, giảm lão hóa.
Thông thường, các hoạt động trong ngày cùng một số yếu tố khác có thể khiến con người căng thẳng, mà stress không hề tốt cho sức khỏe nhưng khi hít thở sâu, bạn sẽ cảm thấy lo lắng giảm đi phần nào.
Các bài tập hít thở dưỡng sinh
Nguyên tắc thở bằng bụng: Thông thường, một nhịp thở sâu gồm 4 giai đoạn: Hít vào sâu, từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được, đồng thời phình bụng ra; Nín thở giữ hơi; Thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ; Lại nín thở. Lưu ý là chia đều thời gian cho mỗi giai đoạn này trong khi cơ bắp vẫn thả lỏng, nét mặt vẫn bình thản, thoải mái.
Hít thở để thư giãn: Nằm ngửa trên tấm đệm, hai cánh tay giang ra hai bên, lòng bàn tay ngửa lên, những ngón tay hơi co lại. Sau đó, nhắm mắt lại và thả lỏng các bộ phận sau lưng. Hít hơi mạnh vào khoang bụng rồi thở ra từ từ cho đến khi cảm thấy cơ thể như chìm sâu xuống đất.
Tập thở theo yoga cũng rất tốt (ảnh minh họa)
Hít thở trong tư thế ngồi thẳng: Ngồi xếp chân theo tư thế nửa hoa sen (lòng bàn chân phải ngửa trên bụng chân trái) trên mặt phẳng, cột sống duỗi hẳn ra, hai bàn tay ôm bụng để giúp cho việc thở có kết quả. Tập trung khí, hít thở vào cơ hoành (màng chắn khoang bụng trên, không phải ở ngực) một cách nhịp nhàng để tạo tính nhận biết về sự lưu thông của khí và máu.
Vừa đi bộ vừa thở: Sự hít thở và di chuyển có liên quan đến nhau vì đều do khối óc điều khiển. Vì thế, nên đi bộ thật chậm để nhận thức được sự thở. Nên đi chân không trên mặt đất khoảng 15 phút mỗi ngày. Trong khi đi, thỉnh thoảng lại kết hợp với thở bằng bụng êm dịu.
Tập thở theo yoga: Có thể tập thở trong tư thế nằm, đứng, ngồi trên ghế, nhưng tốt nhất là ngồi tư thế hoa sen (lòng bàn chân phải ngửa lên đùi trái và ngược lại), hay tư thế kiểu nửa hoa sen. Phép thở yoga là nhẹ nhàng, chậm rãi, đều đặn theo ba thì (hít vào, giữ hơi, thở ra) hoặc bốn thì (hít vào, giữ hơi, thở ra, nín hít). Tâm trí hoàn toàn chú trọng vào hoạt động hô hấp và lộ trình của hơi thở.
Theo Eva
7 nguyên nhân gây vàng răng Vàng răng là nỗi ám ảnh không phải của riêng ai nhất là những người luôn muốn có nụ cười rạng rỡ. Vậy nguyên nhân nào gây răng vàng? Vệ sinh răng miệng Đây là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra vàng răng. Rất nhiều người không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên cho đến khi...