Bí quyết biến đồ cũ thành bếp xinh
Thật không khó để cải tạo nhà bếp cũ kĩ của bạn mà tốn ít tiền khi bạn biết đúng nơi để tìm các thứ cần thiết cho bếp nhà mình. Cửa hàng đồ cũ chính là một nơi để bạn tìm kiếm những thứ tốt mà rẻ. Với tất tần tật các thứ hỗn tạp như sơn, sàn gỗ, các thiết bị, phích cắm, hệ thống ống nước, cửa ra vào, cửa sổ, giá để đồ, giá để dao, các phụ kiện nhà bếp… bạn chọn cho mình những thứ thích hợp để tân trang lại chúng, phù hợp với không gian bếp nhà mình.
Chỉ cần một chút công sức, một chút sáng tạo, một chút khéo léo là bạn đã có một căn bếp tuyệt vời theo đúng ý mình. Cái quan trọng hơn là tâm huyết bạn bỏ vào căn bếp thân yêu, vì thế bạn cũng chăm chút cho bữa cơm gia đình hơn, mối quan hệ trong gia đình được các bạn nâng niu, trân trọng, hạnh phúc mỉm cười từ chính căn bếp này.
Không gian sống giới thiệu tới các bà mẹ thông thái biến đồ cũ thành bếp xinh như thế nào nhé!
Từ mớ hỗn độn được tìm thấy trong cửa hàng đồ cũ:
Đã biến thành căn bếp như mơ này:
Cùng xem cách mẹ thông thái này làm:
Tủ màu
Thông thường đồ cũ thường đã phai màu hoặc xỉn màu, màu không phù hợp với không gian bếp nhà bạn như màu tường, màu cửa kính thì bạn cần sơn lại cho phù hợp. Ở đây đã chọn màu xanh dịu mát này làm tông màu chính, hợp với không gian bếp mùa hè, lại khiến cho căn bếp tươi trẻ, tràn đầy sức sống hơn. Quan trọng là bạn cần sắp xếp thông minh để cho các tủ hợp kích thước với nhau tạo nên không gian lưu trữ ngăn nắp mà bạn muốn.
Cách sắp xếp và lưu trữ
Các ngăn tủ do kích thước khác nhau nên bạn cần lưu ý cách lưu trữ từng thứ. Ví dụ những đồ dùng sử dụng hàng ngày như ấm nước, máy xay sinh tố và các máy khác được để ở ngăn cạnh bồn rửa và bếp, trong tầm tay để dễ bề sử dụng. Che dấu đi những thứ nhỏ linh tinh ở ngăn dưới của tủ bằng tấm rèm kẻ sọc màu sắc giúp không gian tươi trẻ hơn.
Thanh trượt này được làm kiểu như ốc xoay, khi bạn cần lấy thứ gì ở ngăn dưới, bạn cầm thanh inox này trượt ra ngoài, giống như cách mở tủ vậy.
Video đang HOT
Các đồ ăn, thực phẩm và đồ dùng cần được sắp xếp gọn gàng theo nhóm và dán nhãn để tiện sử dụng. Nên sử dụng các hộp lock&lock để trữ đồ sẽ tốt hơn, trông gọn gàng hơn.
Sử dụng bếp đảo
Tủ nhỏ nhiều ngăn, ngăn kéo cũ tạo nên bức tranh: một đảo bếp nhỏ có nhiều ngăn chứa ở dưới. Các ngăn kéo được sơn màu xanh lá cây, nổi bật trên nền bếp đảo trắng, tạo cảm giác thanh mát, sảng khoái, ấn tượng. Bên cạnh là chiếc ghế màu xanh vàng chanh cho các con thích thú leo trèo khi mẹ nấu nướng. Các ngăn được phân chia rõ ràng, một bên là các ngăn đựng đồ, ngăn kia có thanh trượt để treo đồ.
Bạn cũng có 2 ngăn nhỏ dài hai bên đựng sách nấu ăn hoặc sách giải trí khi bạn vừa muốn ngồi trên ghế, coi nồi hầm và nhâm nhi tách trà.
Phía bên kia là các thanh trượt treo tạp dề, khăn bông, dụng cụ lăn bột hay thớt, những thứ luôn cần thiết ngay lập tức khi nấu ăn.
Sàn gỗ lát kiểu khảm
Không áp dụng cách lát sàn thông thường mà lát kiểu khảm tạo nên cái nhìn phong phú, độc đáo, thú vị cho sàn nhà. Cái này vô cùng khó khi tìm ở cửa hàng đồ cũ, nếu bạn tìm không đủ, hãy tìm kiếm thêm cùng hãng sản xuất, các tấm lát sẽ đồng dạng với nhau.
Ánh sáng tràn ngập trong phòng
Cửa sổ phía trên bồn rửa và quầy đựng đồ cho ánh sáng tự nhiên tràn vào nhà thật thoáng mát. Dưới sát cửa sổ là kệ gỗ đựng đồ lưu niệm, lọ hoa cùng tông màu xanh, cảm giác vô cùng thanh mát vào mùa hè.
Khu vực ăn uống
Một khu vực ăn uống nhỏ xinh xuất hiện với cảm quan tuyệt vời, màu sắc thanh khiết, rực rỡ, tươi trẻ, sống động khiến gia đình bạn ngon miệng hơn. Cửa sổ kính, rèm cửa trắng cho ánh nắng ban mai chiếu rọi mỗi buổi sáng, những chiếc gối rực rỡ như một vườn hoa đa sắc, rèm ghế, bàn màu trắng thanh nhã cùng với lọ hoa bắt mắt… tất cả tạo nên không gian đáng thèm thuồng trong một gian bếp giá rẻ mà chất.
Nếu bạn thấy không gian này còn đơn độc thiếu thiếu thì thêm chiếc đèn chụp sắc cầu vồng này, treo trên tường vài ba cái đĩa vẽ nữa.
Các bạn thấy sao, có phải mẹ này vô cùng thông thái khi tận dụng đồ ở cửa hàng cũ mà vẫn có căn bếp đẹp xinh thế này không?
Theo tinbaihay.net
Bí quyết giữ đồ dùng bằng thuỷ tinh, gốm sứ
Sau một thời gian sử dụng, đồ gia dụng bằng thủy tinh, sành, sứ, gốm thường bị cáu bẩn và xỉn màu. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số cách làm mới lại đồ dùng yêu thích của gia đình mình nhé!
1. Cách đánh rửa
- Máy rửa chén bát thật sự không thích hợp với những đồ dùng bằng thủy tinh. Nếu để cốc, chén... bằng thủy tinh bị sứt mẻ thì không có cách nào khác là phải bỏ đi. Vì vậy bạn nên cẩn thận hơn và bớt chút thời gian để rửa chúng bằng tay, nhớ nên rửa bằng nước rửa chén cho thật sạch và sáng bóng.
- Khi đánh rửa cốc chén hay bất cứ đồ dùng gì bằng thủy tinh trong nhà bạn cần phải thật nhẹ nhàng, hạn chế tối đa va chạm, cọ xát nếu không rất dễ bị vỡ và sứt mẻ, rạn nứt.
- Với chai, lọ trước khi rửa cần phải vứt bỏ nút, nắp (nếu có) vì khi bị bẩn chúng rất dễ bám chặt vào miệng chai và nếu để lâu sẽ khó tháo ra được.
- Để rửa sạch tận đáy chai, lọ nên dùng xơ mướp hay que chuyên cọ rửa để rửa sạch, nên nhớ chọn que rửa đủ độ dài để cọ được tận đến đáy.Tuy nước rửa chén rất tốt để rửa sạch vết bẩn cho đồ dùng bằng thủy tinh, sành, sứ nhưng đồ dùng cũng rất dễ bị ố vàng do nguồn nước rửa có nhiều vôi, canxi.
2. Cách làm sạch, sáng bóng
- Để làm sạch chai hoặc bình chứa dầu, mỡ hoặc nước hoa, bạn nên đổ đầy nước cà phê nóng pha loãng với nước vào chai hoặc bình. Chỉ sau một vài giờ, chai, bình trở nên rất sạch và hết mùi.
- Để chén, bát, lọ, bình bằng thủy tinh đủ độ sáng bóng, sạch sẽ, bạn chỉ cần rửa qua bằng nước ấm có pha chanh hoặc giấm sau đó lau khô bằng khăn mịn.
- Với cốc uống nước, bình, lọ hoặc cửa kính và gương, dùng bột có men dùng làm bánh mỳ pha với nước lau qua một lần lên bề mặt, một lúc sau dùng giẻ mềm lau lại. Đồ dùng sẽ sáng bóng trong nhiều tuần lễ.
Sau một thời gian sử dụng, chai và bình trở nên rất bẩn. Nếu bạn muốn tìm lại sự sáng trong như ban đầu thì cách tốt nhất là nên dùng vỏ trứng, chanh và giấm bằng cách vò nát khoảng 6 vỏ trứng vào đồ dùng cần làm sạch sau đó vắt hai quả chanh hoặc một nửa cốc giấm. Ngâm qua một đêm đủ thời gian để cho vỏ trứng tan trong nước chanh hoặc giấm, rửa đồ dùng bằng nước nóng và úp khô.
- Để làm sạch những đồ dùng bị ố vàng do canxi, nhất là bồn rửa, bồn vệ sinh, bạn nên dùng nước cọ nhà vệ sinh (có chất làm sạch tẩy cực mạnh), đổ trực tiếp chất làm sạch tẩy lên bề mặt, dùng chổi cọ để cọ sạch sau đó dội bằng nước sạch.
3. Một số lưu ý
- Tuyệt đối không nên rửa những đồ dùng bằng gốm, sành, sứ mà có hoa văn trang trí dễ bị phai, trôi bằng máy rửa chén bát.
- Nên rửa đồ dùng bằng nước ấm và bằng nước rửa (có tính chất làm sạch tẩy rửa nhẹ nhàng). Để cẩn thận hơn, bạn nên để đồ dùng vào trong chậu bằng nhựa được lót một tấm cao su dưới đáy để tránh bị vỡ trong trường hợp đồ dùng bị trượt khỏi tay bạn. Rửa lại lần thứ 2 hoặc 3 với nước cùng nhiệt độ và dùng khăn sạch, mềm mại để lau khô trước khi cất.
- Đồ dùng, vật trang trí bằng gốm, sứ hiện đại dễ bị xước dài nếu như được rửa sạch bằng vải có thấm nước Javel.
- Với những vết bẩn cứng đầu hơn cần được rửa sạch bằng cách đổ vào trong chậu 3/4 nước, 1/4 nước oxy già và một vài giọt amoniac. Trước tiên cần làm ẩm vết bẩn bằng vòi nước sau đó lấy khăn thấm hỗn hợp chất trong chậu quét lên bề mặt vết bẩn. Cho vật dụng vào trong một túi nhựa buộc kín miệng, sau nhiều giờ nếu vết bẩn vẫn chưa hết bạn hãy làm lại thao tác từ đầu.
- Chữa một vết nứt hoặc vết mẻ trên đồ gốm, trước tiên cần phải rửa vật dụng (thật cẩn thận và nhẹ tay) bằng nước rửa (tính chất làm sạch tẩy rửa nhẹ nhàng), sau đó làm khô bằng máy sấy tóc. Nếu là đồ gốm dày, rạch thêm một chút vết nứt sau đó dán chúng lại bằng êpoxit, tiếp theo lau khô bằng một chiếc khăn tẩm cồn. Cột chặt vết rạn nứt bằng dây ít nhất 24 giờ.
- Dán lại chân cốc bị gãy, mặc dù đó là một công việc đòi hỏi thật khéo léo, nhưng cũng dễ dàng thực hiện được nếu dùng chất keo thích hợp. Trước hết phải rửa sạch chiếc cốc bằng cồn hoặc một chất dung môi. Lau khô hai nửa chiếc cốc, sau đó bôi keo vào vết vỡ của một phần cốc. Dính hai phần cốc vào nhau (chú ý không được để lệch) và giữ chặt chúng cho đến khi chúng dính vào nhau. Để khô trong vài giờ theo chỉ dẫn trên tuýp keo.
- Không nên úp ngược đồ thủy tinh (bình, cốc, ly...), điều đó có thể tránh được bụi nhưng sẽ gây nên mùi khó chịu.
- Trong khi bạn sắp xếp đĩa mỏng, hay đồ cổ, bạn nên chèn vào giữa mảnh bìa catong hay giấy báo để tránh rạn nứt, mất đi những hoa văn trang trí. Nếu bạn để úp đĩa thì nên lót bằng một tấm giấy tránh trầy xước trên bề mặt đĩa
Theo afamily.vn
Tổng hợp chart may đồ cho bé đẹp, độc và chi tiết cho các mẹ Để thỏa mãn sự "săn tìm" của các mẹ về những mẫu đồ đẹp, độc cho bé, trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp những chart đồ cho bé với nhiều mẫu cực đẹp mà rất chi tiết. Các mẹ hãy cùng áp dụng nhé! Các bậc phụ huynh, đặc biệt là các mẹ đều muốn tự may đồ theo chart may...