Bí quyết ăn ngon miệng cho bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư nên ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng là một trong những thách thức lớn nhất bên cạnh quá trình điều trị.
ThS. DS Nguyễn Thị Vũ Thành, Chuyên gia y tế công cộng Quỹ toàn cầu đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân ung thư và người nhà có thể áp dụng những bí quyết sau để giúp bệnh nhân ăn ngon miệng, vượt qua tình trạng chán ăn do thay đổi vị giác:
- Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm có mùi và hương vị tốt hoặc đơn giản là thử những thực phẩm mới lạ dù trước đây người bệnh chưa từng ăn.
- Người bệnh ung thư cần đánh răng thường xuyên (tốt nhất trước và sau khi ăn) để giữ răng miệng sạch khỏe và dùng chỉ nha khoa làm sạch răng sau bữa ăn hàng ngày.
- Ngăn ngừa buồn nôn và nôn mửa gây ra cảm giác ngấy cần tránh ăn 1-2 giờ trước hóa trị và 3 giờ sau hóa trị.
- Để giảm bớt mùi vị kim loại hãy sử dụng muỗng nĩa bằng sành sứ và dụng cụ nấu bằng sành hoặc thủy tinh, tránh sử dụng kim loại.
- Ngăn chặn mùi vị xấu trong miệng bằng cách súc miệng ngay trước bữa ăn bằng dung dịch muối và bột nở (baking soda) pha tỉ lệ 2:1 trong nước ấm.
Video đang HOT
- Che bớt vị kim loại hoặc vị đắng trong miệng bằng ăn kẹo cứng có hương vị như cam, chanh hoặc bạc hà (loại không đường) hoặc nhai kẹo cao su không đường.
- Tăng lượng thức ăn và năng lượng nạp vào bằng đa dạng hóa bữa ăn.
- Nếu không có chỉ định gì đặc biệt (như đang hóa trị với Eloxatin), người bệnh có thể sẽ cảm thấy ngon hơn khi ăn thực phẩm lạnh hoặc đông lạnh so với các thực phẩm nóng. Đối với các bệnh nhân nhạy cảm hơn với mùi vị nên tránh khỏi nhà bếp trong lúc người khác nấu ăn hoặc sử dụng quạt hút loại bỏ mùi khi nấu ăn.
- Hỏi ý kiến bác sĩ để uống bổ sung kẽm khi bệnh nhân cảm nhận thấy vị kim loại hay vị thuốc trong thức ăn.
Áp dụng các bí quyết để giúp ăn ngon miệng ở trên, người bệnh cũng cần tăng cường vận động và đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi có triệu chứng bất thường xảy ra.
Đỗ Hiên
Chế độ ăn đủ chất giúp bệnh nhân ung thư tăng cường sức khỏe
Bệnh nhân nên có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng như protein, chất béo, Carbonhydrate để tăng cường sức khỏe, chịu đựng được các phương pháp điều trị.
Chế độ ăn lành mạnh giúp các bệnh nhân ung thư duy trì sức khỏe, năng lượng, cân nặng và lượng dinh dưỡng trong cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm trùng, hạn chế tác dụng phụ, đẩy nhanh quá trình chữa lành và hồi phục. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ bữa ăn nên gồm những chất dưới đây:
Protein
Protein giúp tăng trưởng, hồi phục mô và tăng cường hệ miễn dịch. Khi cơ thể không có đủ lượng protein cần thiết, chúng sẽ phá hủy các mô cơ để lấy năng lượng. Điều này khiến cơ thể mất nhiều thời gian hồi phục hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bệnh nhân ung thư thường cần nhiều protein hơn người bình thường bởi sau khi thực hiện phẫu thuật hay hóa, xạ trị, protein giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành và tránh nhiễm trùng. Nguồn protein tốt từ cá, gia cầm, thịt đỏ nạc, trứng các sản phẩm từ sữa ít béo và các loại hạt như bơ hạt, đậu Hà Lan hay đậu nành.
Protein giúp tăng trưởng, hồi phục mô trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Chất béo
Chất béo đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng, là nguồn năng lượng phong phú cho cơ thể. Cơ thể phân giải chất béo và sử dụng chúng để lưu trữ năng lượng, ngăn cách các mô và vận chuyển một số loại vitamin qua máu.
Chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, người bệnh nên chọn chất béo không bão hòa đơn trong ô liu, dầu canola và dầu đậu phộng... và chất béo không bão hòa đa thường được tìm thấy trong nghệ tây, hướng dương, ngô và dầu hạt lanh và hải sản.
Carbohydrate
Carbonhydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể, cung cấp nhiên liệu cần thiết cho hoạt động thể chất và chức năng cơ quan thích hợp. Các nguồn carbohydrate tốt nhất là trái cây, rau và ngũ cốc - cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào.
Nước
Tất cả tế bào cơ thể đều cần nước để hoạt động. Nước có thể được dung nạp từ thực phẩm, nhưng một người nên uống khoảng tám ly nước 200ml mỗi ngày để tất cả các tế bào cơ thể được cung cấp đủ lượng chất lỏng. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư cần uống thêm nhiều nước hơn nếu bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc không ăn được nhiều. Lưu ý, tất cả loại chất lỏng trong súp, sữa, thậm chí cả kem và gelatin cũng đều được tính trong lượng nước cơ thể nạp.
Tất cả các tế bào cơ thể đều cần nước để hoạt động.
Vitamin và khoáng chất
Cơ thể cần vitamin và khoáng chất để hoạt động hiệu quả và tận dụng năng lượng (calo) trong thực phẩm. Chúng được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm nhưng cũng được bán dưới dạng thuốc viên và chất bổ sung dạng lỏng.
Những người có chế độ ăn cân bằng với đủ lượng calo và protein sẽ nhận được nhiều vitamin và khoáng chất hơn người ăn uống không lành mạnh. Nhưng các bệnh nhân ung thư khó có thể áp dụng chế độ ăn uống cân bằng bởi các tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất hàng ngày. Nếu lượng thức ăn của bệnh nhân bị hạn chế trong vài tuần hoặc vài tháng vì ảnh hưởng của điều trị, nên trao đổi với bác sĩ về việc kiểm tra sự thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất trong cơ thể.
Tuy nhiên, một số chất như sắt có thể gây hại, làm cho hóa trị và xạ trị kém hiệu quả, đặc biệt là khi dùng với liều lượng lớn. Do đó, nếu bác sĩ cho phép uống vitamin trong khi điều trị, bệnh nhân nên chọn chất bổ sung không quá 100% giá trị hàng ngày (DV) của vitamin và khoáng chất.
Nhật Lệ (Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ/vnexpress.net)
Có nên dùng nhân sâm cho bệnh nhân ung thư? Việc sử dụng nhân sâm có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với một số thuốc nếu dùng quá liều hay trong một thời gian dài. Nhân sâm được biết đến từ sách "Thần nông bản thảo". Tài liệu ghi chép, nhân sâm vị ngọt, tính hơi lạnh, tác dụng cải tiến chức năng lục phủ ngũ tạng, loại bỏ...