Bị quấy rối tình dục trên xe buýt: Nạn nhân cần làm gì?
Khi bị quấy rối tình dục nạn nhân cần dũng cảm lên tiếng bởi điều này sẽ làm đối tượng quấy rối không dám tiếp tục hành vi.
Tin tức từ báo Tuổi trẻ, theo khảo sát do Tổ chức Plan tại VN thực hiện vào năm 2014 trên 1.000 trẻ em gái ở Hà Nội, có 31% các em trả lời từng bị quấy rối tình dục trên xe buýt. Còn tại TP.HCM, không ít sinh viên, học sinh đi xe buýt từng bị sàm sỡ, quấy rối nhưng đều chọn cách im lặng.
Nghiên cứu đã chỉ ra những địa điểm công cộng khác mà phụ nữ có nguy cơ bị quấy rối tình dục là bến xe, công viên, nhà chờ xe buýt. Mặc dù kết quả khảo sát chỉ thực hiện trên một mẫu nhỏ (2.046 người), nhưng phần nào phản ảnh nguy cơ bị xâm hại về thân thể và nhân phẩm, gây tổn thương về tâm lý, tình cảm và sức khoẻ của phụ nữ khi sử dụng dịch vụ công cộng.
Có thể nói, hiện tượng phụ nữ bị quấy rối tình dục trên các phương tiện công cộng không mới, song do các đối tượng thực hiện hành vi này không bị xử lý nghiêm nên ngày càng có nhiều người trở thành nạn nhân.
Trước thực trạng này, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và TP.HCM đề nghị xử lý tình trạng quấy rối tình dục trên các phương tiện vận tải công cộng.
Khi bị quấy rối tình dục trên xe buýt, nạn nhân cần lên tiếng. Ảnh: VnExpress
Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, mặc dù kết quả khảo sát chỉ thực hiện trên một mẫu nhỏ (2.046 người), nhưng phần nào phán ảnh nguy cơ bị xâm hại về thân thể và nhân phẩm, gây tổn thương về tâm lý, tình cảm và sức khoẻ của phụ nữ khi sử dụng dịch vụ công cộng. Nghiên cứu này đã chỉ ra những địa điểm công cộng khác mà phụ nữ có nguy cơ bị quấy rối tình dục là bến xe, công viên, nhà chờ xe buýt.
Video đang HOT
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã đề nghị UBND Hà Nội và TP HCM điều tra, khảo sát để xác định các địa điểm, tuyến xe buýt và các đoạn đường thường xảy ra hiện tượng quấy rối tình dục đối với phụ nữ; triển khai các biện pháp cảnh báo, ngăn ngừa nguy cơ hiện tượng này cũng như tăng cường chiếu sáng công cộng, niêm yết số điện thoại công an sở tại cũng như các thông điệp hướng dẫn cách ứng phó khi bị quấy rối tình dục.
Trước thực trạng quấy rối tình dục nơi công cộng đang diễn ra ngày càng gia tăng, trao đổi trên báo An ninh Thủ đô, Tiến sỹ Tâm lý Trần Tuấn phân tích, đối tượng quấy rối tình dục thuộc đủ mọi thành phần, lứa tuổi. Để tránh rủi ro, khi đi lại bằng các phương tiện vận tải công cộng, các bạn gái nên ăn mặc kín đáo. Khi bị quấy rối tình dục nạn nhân cần dũng cảm lên tiếng bởi điều này sẽ làm đối tượng quấy rối không dám tiếp tục hành vi.
Theo VTV, hầu hết tại các quốc gia như Ấn Độ, Brazil, Nhật Bản, Iran, Đài Loan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Tiểu vương quốc các nước Arab đã áp dụng các toa tàu điện, xe buýt và taxi đều được sơn màu hồng dành riêng cho phụ nữ và trẻ em để hạn chế triệt để tình trạng quấy rối tình dục.
Đồng thời, chính phủ những nước trên còn huy động thêm lực lượng cảnh sát để ngăn chặn những người đàn ông lên các toa tàu trên.
Đặc biệt, tại Malaysia và Ấn Độ các tài xế của những chuyến xe màu hồng đều là phụ nữ. Các quốc gia Ai Cập, Nhật Bản và Ấn Độ còn xây dựng những khu vực công cộng chỉ dành riêng cho phụ nữ như các bãi đỗ xe hoặc khu mua sắm.
Theo NTD
Tôi bị quấy rối tình dục... ở nhiều nơi
Một lần khác...tôi đi bộ trên vỉa hè thì bị một gã gọi, tôi dừng lại theo phản xạ, gã chạy theo và đụng mạnh vào ngực tôi. Bị tôi chửi gã kéo khóa quần, tôi lại làm ngơ quay đi.
Theo một khảo sát, 57% phụ nữ (16 tuổi trở lên) cho rằng đường phố là nơi có nguy cơ xảy ra các vụ quấy rối tình dục cao nhất và 31% nữ sinh từng bị quấy rối trên xe buýt.
Lần đầu tiên tôi cảm thấy bị "quấy rối tình dục" là khi đi xe buýt. Người đàn ông chừng gần 40 tuổi đứng gần tôi, cứ mỗi lần xe buýt phanh gấp hoặc thậm chí không phanh cũng tìm cách đổ người về phía sau tôi. Tuy bằng chứng không rõ ràng nhưng tôi cảm nhận rõ sự bệnh hoạn này.
Một lần khác tôi đứng ở bến xe buýt trên đường Thái Hà (Hà Nội), gã thanh niên chừng ngoài 20 tuổi ngang nhiên khoe của quý giữa đường trước mặt mấy em học sinh cấp III.
Rất nhiều người đi đường qua lại nhưng không ai có ý kiến. Mấy em học sinh kêu lên sợ hãi. Tôi cố gắng trấn tĩnh, đi qua chỗ người thanh niên này một cách bình thường.
Ảnh minh họa.
Một lần khác nghiêm trọng hơn, tôi đang đi bộ trên vỉa hè thì bị một gã gọi : "Em ơi!", tôi dừng lại theo phản xạ, gã chạy theo và đụng chạm rất mạnh vào ngực tôi. Khi bị tôi chửi bới, gã kéo khóa quần, tôi lại phải làm ngơ quay mặt đi vì xấu hổ.
Nhiều người khá quen với khái niệm quấy rối tình dục qua phim ảnh, báo chí nước ngoài. Song ở Việt Nam hình như chưa có tội danh này trong Luật hình sự.
Ví dụ ở nhiều nước như Mỹ chẳng hạn, họ có quy định "đụng chạm" vào bảy bộ phận trên cơ thể của người khác mà không được người này đồng ý thì phạm tội quấy rối tình dục.
Đủ trò quấy rối của những đối tượng đồng tính nam tại hồ bơi khiến nhiều người lâm vào cảnh bất an, lo lắng.
Việc bị quấy rối tình dục làm tổn thương tâm lý, nhất là với phụ nữ, trẻ em. Nhiều chị em khi bị "đụng chạm" có cảm giác xấu hổ, mặc cảm, với trẻ em thì hậu quả càng khó lường. Bởi đôi khi nạn nhân im lặng không dám phản kháng, kẻ phạm tôi có cơ hội lấn tới... có thể dẫn tới hiếp dâm.
Trong tình hình này, tôi (và rất nhiều người phụ nữ khác) đã và đang mách nhau cách phòng vệ.
Ví du như thế này: khi gặp kẻ khoe của, tuyệt đối không sợ hãi, bỏ chạy vì càng làm vậy chúng càng tỏ ra thích thú.
Lúc đó chúng ta nên mạnh dạn chửi tục một vài câu, chê của quý của chúng "ngắn", "xấu" ... Bảo đảm chúng sẽ cất ngay của quý.
Tôi có vài lần thử nghiệm bí quyết trên và thấy rất hiệu quả.
Bạn đọc có nickname TB chia sẻ một kinh nghiệm thú vị của mình khi xử lý kẻ thích khoe "của quý" chốn công cộng.
Theo NTD