Bị quai bị sau bao lâu có thể mang thai? Cần lưu ý điều gì?
Mặc dù là bệnh lý lành tính nhưng quai bị nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng sinh sản. Vậy bị quai bị sau bao lâu có thể mang thai? Nó có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của mẹ và bé không?
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh từ người sang người thông qua ho, hắt hơi, dịch tiết chứa mầm bệnh. Người mắc quai bị có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm về sinh sản như: Viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng,… Vậy bị quai bị sau bao lâu có thể mang thai? Có thai sau khi điều trị quai bị có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi không?
1. Mang thai sau khi mắc quai bị có ảnh hưởng gì không?
Thực tế câu hỏi bị quai bị sau bao lâu có thể mang thai nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Đặc biệt là phái nữ có kế hoạch mang thai nhưng không may bị quai bị trước đó. Một vấn đề cũng được quan tâm không hề kém chính là có thai sau khi mắc quai bị có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi không?
Các bác sĩ cho biết nếu mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì vô cùng nguy hiểm. Nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai nhi dị tật.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị quai bị trước khi mang thai và đã được điều trị trước đó nghĩa là nguy cơ biến chứng đã được giải trừ. Bạn có thể yên tâm mang thai mà không cần lo lắng bệnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Một trong những biểu hiện của bệnh quai bị không ảnh hưởng đến thai nhi chính là người mẹ có thai sau khi đã hết sưng hoàn toàn.
Bị quai bị sau bao lâu thì có thể mang thai? – Ảnh: Internet
2. Bị quai bị sau bao lâu thì có thể mang thai?
Như đã nói ở trên mang thai sau khi điều trị khỏi quai bị hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Bạn hoàn toàn có thể mang thai sau khi điều trị khỏi bệnh mà không cần lo lắng sẽ gặp biến chứng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Và đó chính là lời giải cho câu hỏi bị quai bị sau bao lâu thì có thể mang thai?
Mặc dù mang thai sau khi điều trị khỏi quai bị khá an toàn. Nhưng để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, tốt hơn hết mẹ bầu vẫn nên đến bệnh viện để được thăm khám và theo dõi cụ thể. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Điều này sẽ đảm bảo cho cả mẹ và bé đều khỏe mạnh trong thai kỳ.
Video đang HOT
Có thể mang thai ngay sau khi điều trị quai bị khỏi hoàn toàn – Ảnh: Internet
3. Một số điều cần lưu ý với phụ nữ trước khi mang thai
Mặc dù đã có lời giải cho câu hỏi bị quai bị sau bao lâu thì có thể mang thai? Bạn cũng không nên chủ quan trước căn bệnh này.
Thông thường bệnh quai bị sẽ tự khỏi sau khoảng 7 ngày kể từ giai đoạn toàn phát nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên quai bị ở người trưởng thành thường nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời.
Một trong những biến chứng có thể gặp phải khi mắc quai bị là viêm buồng trứng ở phụ nữ. Đặc biệt là khi mắc quai bị sau tuổi dậy thì nếu bị biến chứng viêm buồng trứng có thể dẫn đến vô sinh. Do đó nếu chẳng may bị quai bị nàng cần điều trị sớm, chăm sóc, kiêng khem đúng cách để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Tốt hơn hết, nếu có kế hoạch mang thai mà chưa tiêm phòng quai bị, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm Vaccine MMR. Đây là cách phòng tránh quai bị tốt nhất cho bà bầu. Bởi sức khỏe của bạn trong thai kỳ thường rất yếu, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tiêm phòng quai bị trước khi mang thai để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh – Ảnh: Internet
Bạn nên tiêm Vaccine phòng quai bị trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Bởi trong quá trình mang thai bạn không được phép tiêm Vaccine MMR để phòng ngừa nguy cơ có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, bạn cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bổ sung nhiều rau xanh, vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể đảm bảo chất dinh dưỡng.
Tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường thể lực. Bên cạnh đó, cần loại bỏ rượu, bia, chất kích thích có hại cho cơ thể.
Trong trường hợp phát hiện mắc quai bị khi đang mang thai ở thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, điều trị theo phác đồ cụ thể.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Bởi tác dụng phụ của thuốc có thể đe dọa đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra mẹ bầu cần thiết phải khám thai định kỳ để kiểm soát quá trình phát triển của bào thai. Đồng thời phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra.
Quai bị quan hệ tình dục có sao không? Có cần kiêng không?
Rất nhiều người vẫn thắc mắc liệu mắc bệnh quai bị quan hệ tình dục có sao không; có ảnh hưởng đến sức khỏe hay chất lượng cuộc "yêu" hay không?
Quai bị là một bệnh lây lan qua đường hô hấp và cần thực hiện một số kiêng khem trong thời gian bệnh toàn phát. Vậy nên nhiều người vẫn thắc mắc rằng quai bị quan hệ tình dục có sao không?
Dưới đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề quai bị quan hệ tình dục có sao không; có nên quan hệ tình dục khi bị quai bị không và liệu rằng quan hệ có làm lây bệnh cho bạn tình hay không?
1. Có nên quan hệ tình dục khi bị quai bị không?
Quai bị là căn bệnh do vi rút gây ra, thông thường người mắc bệnh có các biểu hiện như viêm tuyến nước bọt sau mang tai. Bạn có thể tìm hiểu lý do Sưng tuyến nước bọt khi bị quai bị là do đâu?.
Rất nhiều người vẫn thắc mắc liệu mắc bệnh quai bị quan hệ tình dục có sao không - Ảnh: scripps
Căn bệnh này gây ra đau đớn, khó chịu cho người mắc bệnh, nhất là trong việc ăn uống và sinh hoạt. Ngoài ra, quai bị còn có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm buồng trứng ở nữ giới, viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm màng não...
Theo các bác sĩ, người mắc bệnh quai bị nên được cách ly để tránh lây truyền virus cho người khác; đồng thời nên tránh vận động để các vị trí sưng tấy nhanh chóng hồi phục hơn. Việc tránh vận động bao gồm cả hoạt động quan hệ tình dục bởi hoạt động này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh lẫn người bạn tình.
Việc quan hệ tình dục hầu như không liên quan đến các biến chứng của bệnh quai bị, thế nhưng việc tiếp xúc gần gũi có thể lây truyền virus sáng đối phương. Ngoài ra, quá trình vận động trong khi quan hệ có thể khiến cơ thể người bệnh thêm mệt mỏi, khiến sức đề kháng và sức khỏe tổng quát bị giảm sút.
Bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề quai bị quan hệ tình dục có sao không - Ảnh: besthealthmag
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, người mắc bệnh quai bị không nên quan hệ tình dục trong thời gian mắc bệnh. Và người bệnh có thể quan hệ tình dục trở lại sau khi khỏi bệnh 10 ngày trở lên, khi đảm bảo được rằng không có bất kì biến chứng nào đối với tinh hoàn.
Ngoài ra, người bệnh nên chú ý vệ sinh cơ thể, răng miệng, nên ăn thức ăn mềm lỏng và uống nhiều nước để cơ thể được nâng cao sức đề kháng. Theo dõi nếu cơ thể có biểu hiện sốt cao hoặc đau ở tinh hoàn thì nên đến bệnh viện khám để được điều trị.
2. Quai bị quan hệ tình dục có sao không?
"Chuyện yêu" là nhu cầu rất bình thường của mỗi người, thế nhưng quai bị quan hệ tình dục có sao không là thắc mắc của rất nhiều người. Và nếu mắc quai bị mà vẫn quan hệ thì có xảy ra nguy hiểm gì không?
Đáp án của câu hỏi quai bị quan hệ tình dục có sao không chính là người bệnh có thể bị suy giảm sức khỏe cũng như mắc một số hệ lụy như sau:
Đáp án của câu hỏi quai bị quan hệ tình dục có sao không chính là người bệnh có thể bị suy giảm sức khỏe - Ảnh: theburgnews
- Kéo dài thời gian mắc bệnh: Thời gian khỏi bệnh lâu hơn so với bình thường nếu như bạn mắc quai bị và vẫn quan hệ tình dục. Bởi hoạt động này khiến người bệnh tiêu tốn khá nhiều năng lượng, khiến cơ thể mệt mỏi hơn rất nhiều.
- Nếu "đối tác" chưa có miễn dịch với bệnh, bạn có thể làm lây nhiễm bệnh cho bạn tình.
- Cuộc "yêu" sẽ không được hoàn hảo bởi lý do sức khỏe cộng với tâm lý dè dặt.
- Có thể gây đau đớn cho cả người bệnh lẫn bạn tình của họ.
- Ảnh hưởng đến tâm lý khi "yêu" vào những lần sau. Bởi bất cứ sự trở ngại nào cũng để lại dấu ấn không tốt đối với bản thân người bệnh lẫn bạn tình của họ.
Những người bị quai bị rồi có bị lại không? Quai bị hay còn gọi là bệnh má chàm hàm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng. Vậy những người bị quai bị rồi có bị lại không? Bệnh quai bị có thể lây lan nhanh qua đường hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này...