Bị Putin thách thức, Mỹ đưa quân áp sát Nga?
Mỹ đang cân nhắc khả năng đưa quân đến đóng luân phiên và tập trận quân sự ở các quốc gia Baltic nằm sát biên giới với Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin khiến Mỹ và phương Tây nổi điên bởi một loạt bước đi đầy thách thức ở Crimea.
Phó Tổng thống Mỹ Biden (bên trái)
Có mặt tại thủ đô của Ba Lan trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến công du đến khu vực kéo dài 2 ngày, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuôn ra không ít những lời chỉ trích gay gắt nhằm vào Nga, miêu tả những bước đi của Nga ở Crimea là hành động “cướp đất”. Ông này còn khẳng định, cam kết của NATO trong việc bảo vệ bất kỳ thành viên nào trước các cuộc tấn công là không bao giờ thay đổi. “Phó tướng” của Tổng thống Barack Obama cũng cứng giọng tuyên bố, Mỹ sẽ nỗ lực để giảm sự lệ thuộc của các quốc gia Đông Âu vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Nga, cáo buộc Moscow dùng nó như một công cụ để gây ảnh hưởng chính trị.
Trong một lời cảnh báo rõ ràng về việc Moscow đừng thử thách các nước ở dọc biên giới với họ, Phó Tổng thống Biden cho biết, sẽ có thêm nhiều lệnh trừng phạt được đưa ra cùng với các cuộc tập trận và huấn luyện quân sự mới của NATO ở Ba Lan.
Ông Biden tiết lộ, Mỹ đang cân nhắc khả năng đưa quân đến đóng luân phiên tại khu vực Baltic như một bước để đảm bảo khả năng phòng thủ tập thể của các nước thành viên NATO. Lực lượng Mỹ đóng tại đây có thể tiến hành các cuộc tập trận lục quân và hải quân cũng như tham gia vào công tác đào tạo, huyến luyện.
Lời gợi ý đưa quân Mỹ vào tập trận ở Baltic nếu được thực hiện sẽ là bằng chứng cụ thể nhất và rõ ràng nhất về quyết tâm của Mỹ trong việc ủng hộ cho các đồng minh NATO ở ngay cửa ngõ của Nga. “”Chúng tôi đang xem xét một loạt bước đi để tăng tốc độ và phạm vi hợp tác quân sự giữa chúng ta, trong đó có việc đưa quân đến đóng luân phiên tại khu vực Baltic để tiến hành các cuộc tập trận lục quân, hải quân và tham gia công tác huấn luyện quân sự”, ông Biden đã nói như vậy với cánh phóng viên sau cuộc hội đàm với Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves – người cũng đang có mặt ở Warsaw.
Trước đó, tại một cuộc với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, ông Biden đã miêu tả hành động của Nga là một cuộc tấn công vào chủ quyền Ukraine và là một sự vi phạm luật pháp quốc tế. “”Nga đã đưa ra rất nhiều lập luận để biện minh cho một hành động không khác gì cướp đất. Tuy nhiên, thế giới đã nhìn rõ hành động của Nga và bác bỏ tính logic đầy khiếm khuyết đằng sau đó”.
Nga đã nhiều lần khẳng định việc họ đưa quân vào Crimea là để bảo vệ người dân Nga đang cầu cứu vì bị đe dọa bởi chính quyền được lập lên sau một cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Yanukovych nhưng phương Tây không chấp nhận điều đó.
Video đang HOT
Phó Tổng thống Mỹ cho rằng, những sự kiện ở Crimea nhắc các thành viên NATO nhớ rằng, họ cần phải đứng cùng nhau. Ông Biden tuyên bố, Washington sẽ áp dụng thêm các biện pháp để củng cố sức mạnh cho NATO. Cụ thể, ông này khẳng định, Mỹ sẽ thực hiện cam kết về việc hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan vào năm 2018. Giới chức Ba Lan tin rằng, hệ thống đó là một phong vũ biểu cho sự sẵn sàng của Washington trong việc đảm bảo an ninh cho họ.
Phương Tây cũng nhảy dựng trước hành động của Nga
Cùng với Mỹ, các cường quốc phương Tây cũng đang tìm cách để thể hiện cho Nga thấy rằng, nước này sẽ phải trả giá thực sự nếu không thay đổi tiến trình ở Crimea.
Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Barack Obama đang mời lãnh đạo của nhóm nước G7 đến tham gia một cuộc họp ở Châu Âu vào tuần tới để thảo luận về các hành động thêm nữa. Nhóm nước này thông thường gặp nhau trong khuôn khổ G8, bao gồm Nga, nhưng một số thành viên đang nhăm nhe ý định loại Nga ra khỏi nhóm các nước phát triển này.
Ở thủ đô London, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết, Anh đã tuyên bố tạm ngừng các mối quan hệ hợp tác quân sự với Nga vì vấn đề Crimea, trong đó có việc hoãn một cuộc tập trận hải quân chung đã được lên kế hoạch từ trước với cả Mỹ và Pháp khi tàu Hải quân Anh có chuyến thăm đến St. Petersburg.
“Rất tiếc khi nghe tin Tổng thống Putin ngày hôm nay đã chọn con đường bị cô lập”, ông Hague đã nói như vậy.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng, quyết định sáp nhập Crimea sẽ khiến Nga phải đối mặt với “những hậu quả nghiêm trọng” vì “vi phạm luật quốc tế”.
Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng lên án quyết định sáp nhập Crimea của Nga, nói rằng: “Pháp không công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea cũng như việc sáp nhập khu vực của Ukraine này vào Nga”.
Chia sẻ quan điểm với các đối tác Châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel cáo buộc Nga vi phạm luật pháp quốc tế khi “đón nhận Crimea vào Liên bang Nga”. Bà Merkel đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Obama về vấn đề Crimea. Hai nhà lãnh đạo “đã nỗ lực tìm cách phối hợp hành động trong vấn đề Ukraine”, ông Ben Rhodes – phó cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng cho hay.
Tổng thống Hollande cho biết, ông này hy vọng “Châu Âu sẽ phối hợp để có một hành động đáp trả mạnh mẽ” nhằm vào Nga trong cuộc họp sắp tới của Liên minh Châu Âu dự kiến diễn ra từ ngày 20-21/3.
Về phần mình, Tổng thống Putin dường như chẳng quan tâm đến những lời chỉ trích, lên án, cảnh báo và đe dọa tuôn ra không ngừng từ giới lãnh đạo Mỹ và phương Tây. Ông này khẳng định chắc nịch rằng, việc sáp nhập Crimea vào Nga là nhằm sửa chữa một sự bất công trong quá khứ.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ bắt đầu diễn tập quân sự sát Nga
Trong ngày 11/3, Mỹ sẽ phát tín hiệu thể hiện sự quyết tâm bảo vệ các đồng minh NATO của mình gần đường biên giới của Nga bằng việc tiến hành các cuộc diễn tập huấn luyện quân sự chung đầu tiên trong khu vực này kể từ khi nổ ra chính biến ở Ukraine.
Tại Biển Đen, ở phía bên kia vùng biển tiếp giáp với bán đảo Crimea (Crưm), tàu khu trục USS Truxtun của Hải quân Mỹ trang bị tên lửa dẫn đường với 300 thủy thủ sẽ tham gia cuộc diễn tập cùng với các tàu chiến của Romania và Bulgaria.
Ảnh minh họa. Nguồn: Kyodo-TTXVN
Ở phía Bắc tại Ba Lan, các máy bay chiến đấu Mỹ đang di chuyển đến căn cứ không quân Lask miền Trung để tiến hành cuộc diễn tập chung dự kiến có sự thị sát của tổng thống nước chủ nhà.
Mỹ nhấn mạnh cả 2 cuộc diễn tập huấn luyện này đã được lên kế hoạch trước cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng chúng cũng là một tín hiệu cho thấy sự trấn an của Mỹ dành cho các thành viên NATO đang lo lắng.
Các cuộc diễn tập cũng nêu bật một thực tế rằng đến nay, chính Washington mới đang đi đầu trong phản ứng của quốc tế đối với các hành động của Nga ở Ukraine, trong khi các bước đi của Liên minh châu Âu (EU) gặp trở ngại do cần có sự đồng thuận giữa các thành viên, nên kém mạnh mẽ hơn.
Trong khi đó các quan chức ngoại giao cho biết các thành viên Phương Tây trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tìm cách gia tăng sức ép đòi Nga có cách tiếp cận nhanh chóng đối với cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea vào ngày 16/3 tới, nhưng lập trường của Moskva vẫn không lay chuyển.
Là cuộc họp thứ 5 trong vòng 10 ngày qua của HĐBA LHQ bàn về cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cuộc họp không chính thức ngày 10/3 diễn ra theo đề nghị của Ukraine có sự tham dự của phái viên Ukraine tại LHQ Yuriy Sergeyev.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Ngân hàng Thế giới (WB) thông báo sẵn sàng cung cấp 3 tỷ USD viện trợ mới cho Ukraine trong năm nay để giúp Kiev thúc đẩy cải cách và hỗ trợ các dự án phát triển quan trọng.
WB khẳng định "sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ người dân Ukraine" sau khi nhận được đề nghị viện trợ từ chính phủ lâm thời ở Kiev, lên nắm quyền tháng trước sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị phế truất.
Theo WB, kinh tế Ukraine đang đối mặt với một số thách thức nghiêm trọng sẽ cần đến "hành động cấp bách trong ngắn hạn" cũng như cải cách liên tục trong dài hạn. Những ưu tiên chính được WB đề cập đến bao gồm khôi phục sự ổn định kinh tế vĩ mô, vực dậy hệ thống ngân hàng ở Ukraine và cải cách khu vực năng lượng.
Ngoài số tiền 3 tỷ USD cho năm 2014 này, WB cũng đang triển khai một chương trình đầu tư và đảm bảo ở Ukraine trong nghiều năm với tổng trị giá 3,7 tỷ USD nhằm hỗ trợ phát triển các dịch vụ cơ sở hạ tầng chủ chốt, trong đó có điện, nước, vệ sinh và đường sá.
Theo Báo Tin tức
Trung Quốc "ngư ông đắc lợi" trong cuộc khủng hoảng Ukraine Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine đang trở thành yếu tố khiến Nga tăng cường mối quan hệ hợp tác chiến lược với Trung Quốc. Nhận định trên được tờ nhật báo kinh doanh tiếng Nga Vedomosti đưa ra, dẫn lời chuyên gia Vassily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Matxcova. Theo ông Kashin, Trung Quốc...