Bị phục kích ở Ukraine, cựu lính thủy đánh bộ Mỹ mất mạng
Theo nhiều nguồn tin, cựu lính thủy đánh bộ Mỹ thiệt mạng tại một thành phố ở miền đông Ukraine, nơi quân đội Ukraine giao tranh ác liệt với các lực lượng Nga trong nhiều tháng.
Theo nhiều nguồn tin, Cooper Andrews, một cựu lính thủy quân lục chiến Mỹ, đã thiệt mạng ở Ukraine vào tuần trước. Ảnh: CNN
Trang Military ngày 2/5 dẫn nguồn tin từ một phóng viên người Anh cho hay, Cooper Andrews, cựu lính thủy đánh bộ Mỹ 26 tuổi, thiệt mạng ở thành phố Bakhmut, nơi Andrews bị các lực lượng Nga phục kích, vào tuần trước.
Hãng tin CNN cũng dẫn lời mẹ của Andrews hôm 1/5 cho biết, cựu lính thủy đánh bộ này bị trúng đạn súng cối ở khu vực mà người Ukraine gọi là “Road of Life” (tạm dịch: Con đường của Sự sống) – tuyến đường được sử dụng để tiếp tế cho quân Ukraine và người dân ở Bakhmut.
Bộ Ngoại giao Mỹ khi được trang Military liên hệ đã xác nhận có một công dân Mỹ thiệt mạng ở Ukraine gần đây, nhưng không tiết lộ chi tiết về trường hợp này.
“Chúng tôi đang liên lạc với gia đình và cung cấp mọi sự hỗ trợ có thể”, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. Bộ Ngoại giao Mỹ không tiết lộ thêm thông tin “vì tôn trọng quyền riêng tư của gia đình trong thời điểm nhạy cảm này”.
Video đang HOT
Một tổ chức tự xưng là “The Black Headquarter” (tạm dịch: Trụ sở đen) tuyên bố trong một bài đăng trên Instagram vào ngày 30/4, Andrews là một thành viên của tổ chức này.
Tổ chức này còn cho biết, trước khi gia nhập tổ chức này, cựu lính thủy đánh bộ Mỹ đã gia nhập Binh đoàn Tình nguyện Quốc tế của Ukraine. Mẹ của Andrews cũng xác nhận thông tin này với hãng tin CNN nhưng cho biết, hợp đồng của Andrews với Binh đoàn Tình nguyện Quốc tế đã kết thúc vào tháng 3.
Theo hồ sơ do lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ cung cấp, Andrews nhập ngũ vào tháng 1/2017 và phục vụ trong 5 năm với tư cách là kỹ thuật viên điện tử cho các phương tiện mặt đất.
Andrews rời lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ với tư cách một trung sĩ, chưa từng được triển khai thực chiến.
Theo số liệu do trang Task & Purpose (Mỹ) cung cấp, Andrews là công dân Mỹ thứ 12 thiệt mạng trong xung đột ở Ukraine và là cựu lính thủy quân lục chiến thứ 4.
Từ bài học ở Biển Đông, thủy quân lục chiến Mỹ muốn bổ sung đạn tuần kích
Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ muốn nâng cấp hỏa lực của cấp tiểu đoàn bộ binh bằng việc bổ sung đạn tuần kích, hoặc còn gọi là thiết bị bay không người lái cảm tử.
Một dòng đạn tuần kích Hero-400EC. Ảnh UVISION
Các dòng đạn tuần kích, vốn bao gồm hệ thống cảm biến và đầu đạn, có thể bổ sung năng lực do thám lẫn tấn công chính xác cho lính thủy đánh bộ Mỹ, trong khi phí tổn thấp mà lại dễ triển khai.
Nhu cầu đến từ Biển Đông
Những dòng thiết bị bay cảm tử đang thu hút sự chú ý của các lực lượng bộ binh trên toàn thế giới. Trên thực tế, đạn tuần kích được xem là dòng vũ khí trên không tầm ngắn và hiệu quả cao.
Theo trang Defense News, lực lượng lính thủy đánh bộ vừa bổ sung đạn tuần kích vào Thiết kế lực lượng năm 2030, trong nỗ lực tái tổ chức lực lượng nhằm đối phó Trung Quốc.
Sau khi nghiên cứu quân đội Trung Quốc, tập trung vào hoạt động quân sự hóa phi pháp các hòn đảo, thực thể trên Biển Đông, lực lượng Mỹ xác định phải tìm cách cơ cấu lại theo hướng gọn nhẹ hơn. Kế hoạch mới tập trung vào nỗ lực bổ sung những dòng tên lửa đối hạm, pháo phản lực và nâng cấp hỏa lực ở cấp tiểu đoàn, trong khi giảm bớt xe tăng và súng pháo.
Dự kiến lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ bổ sung một khối lượng chưa rõ đạn tuần kích cho 27 tiểu đoàn thường trực và lực lượng dự bị. Đạn tuần kích được xem là sự nâng cấp nhằm "tăng cường khả năng sát thương cận chiến".
Trên thực tế, các chỉ huy cấp tiểu đoàn có thể triển khai dòng vũ khí này khi cần phá hủy xe tăng, boong ke và những lực lượng đối địch khác đang cầm chân đà tiến của thủy quân lục chiến.
Dòng xe tác chiến hạng nhẹ (JLTV) được quân đội Mỹ thay thế cho Humvee. Ảnh LỤC QUÂN MỸ
Vũ khí cho xe bọc thép và tàu rô bốt
Hiện lính thủy đánh bộ Mỹ đã sở hữu đạn tuần kích dưới dạng Hero 120. Thiết bị bay cảm tử do nhà thầu quân sự Uvision (Israel) sản xuất có trọng lượng 12 kg, thời gian bay 60 phút và có thể đạt khoảng cách tối đa gần 40 km cách người điều khiển.
Hero 120 được trang bị đầu đạn chống tăng, cho phép phá hủy xe tăng và xe bọc thép của đối phương. Thủy quân lục chiến Mỹ đã tích hợp Hero 120 vào LAV-M, dòng thiết giáp thường chở theo hệ thống pháo cối 81mm.
Trong thời gian tới, thiết bị bay cảm tử do Israel sản xuất cũng sẽ được lắp vào dòng xe tác chiến hạng nhẹ (JLTV), loại thay thế cho Humvee, và dòng tàu rô bốt không người lái tầm xa (LRUSV).
Đạn tuần kích được dự kiến sẽ hỗ trợ tiểu đoàn gồm từ 800 đến 850 lính thủy đánh bộ, và nhiều khả năng được trao quyền phá hủy xe tăng địch. Một trong các phương án là tiếp tục sử dụng Hero 120. Kế đến là AeroVironment Switchblade 600, vũ khí có tầm bắn và kích thước tương tự, nhưng được trang bị đầu đạn của tên lửa chống tăng Javelin.
Chính phủ Mỹ cũng hứa viện trợ một số lượng chưa rõ Switchblade 600 cho Ukraine trong nỗ lực tăng cường năng lực phòng thủ của nước này trước quân đội Nga.
F-35B Mỹ 'giao chiến với kẻ thù' trong cuộc tập trận bảo vệ đảo với Nhật Lực lượng phòng vệ mặt đất của Nhật Bản (JGSDF) và Thủy quân lục chiến Mỹ hôm nay 23.3 tiết lộ với báo chí về sự tham gia của chiến đấu cơ F-35B trong cuộc tập trận chung với kịch bản bảo vệ đảo hẻo lánh. Lữ đoàn triển khai nhanh đổ bộ (ARDL) thuộc JGSDF và Đơn vị viễn chinh số 31...