Bị phụ tình đầu độc chồng, cả bản xin cho hưởng án treo
Sau 14 năm hết lòng cho cuộc hôn nhân với chồng và đàn con 4 đứa, Lý Thị Khua không bao giờ ngờ tới một ngày bị chồng phụ bạc, ngang nhiên dắt vợ hai về nhà chung sống.
Khua phản đối, không chấp nhận cảnh chồng chung ngang trái nhưng chồng Khua nhất quyết không nghe, còn tuyên bố sẽ bỏ Khua để cưới vợ hai. Vì không đăng ký kết hôn nên Khua đã thua trắng tay trong “canh bạc tình yêu”. Uất ức, căm hận, Khua đã dại dột nghĩ kế trả thù chồng và “tình địch” bằng cách xúi con gái bỏ thuốc chuột để hại chồng, rất may sự việc được kịp thời phát hiện và ngăn chặn…
Trắng tay sau canh bạc hôn nhân
Năm 2001, cô gái Tráng Thị Khua (SN 1987, ở bản Na Pó, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) khi đó mới 14 tuổi đã bị cha mẹ gả bán làm vợ anh Lý A Thành (SN 1986, người bản Khọc B, cùng xã). Phải làm vợ một người đàn ông mà mình không yêu nhưng Khua cũng chẳng buồn. Sơn nữ nghĩ đơn giản rằng “gái lớn lên ai chẳng phải lấy chồng”, hơn nữa mình sống tốt với chồng và gia đình chồng thì không có lý gì lại bị người ta ruồng rẫy?
May mắn cho Khua, cuộc nhân duyên không xuất phát từ tình yêu nhưng lại cho trái ngọt. Anh Thành là người hiền lành, khỏe mạnh, yêu vợ thương con. Cưới nhau xong, Khua đẻ sòn sòn 4 đứa con cách nhau năm một nên hầu như Khua dành hết thời gia bận rộn với việc sinh nở và nuôi con nhỏ, mọi việc trong nhà đều do một mình chồng lo liệu, đảm đương. Đến năm 2009, nghĩa là chỉ sau 7 năm về nhà chồng, vợ chồng Khua đã “sản xuất” được một đàn 4 con , trai gái đủ cả, đứa nào cũng bụ bẫm, khỏe mạnh.
Cuộc sống tuy nghèo khó nhưng vợ chồng Khua yêu thương nhau, lũ con ngoan ngoãn nên gia đình êm ấm, thuận hòa. Lũ trẻ càng lớn thì nhu cầu ăn mặc, học hành càng nhiều, gánh nặng áo cơm càng đè lên đôi vai gầy của Khua. Quá mải mê lo cái ăn cái mặc cho tổ ấm nên đôi khi thiếu phụ này quên mất việc chăm lo cho bản thân cũng như quan tâm đến đời sống vợ chồng. Dù tuổi đang xoan nhưng nhìn Khua già nua, lam lũ như một người đã luống tuổi. Đã vậy, nhiều ngày Khua đi làm nương xa nhà, phải ngủ tại lều canh nương, để mặc người chồng sức đương trai chăn đơn gối chiếc ở nhà.
Video đang HOT
Và rồi cái điều Khua không ngờ tới đã xảy ra. Đầu năm 2013, một sáng nọ anh Thành bất ngờ kéo thêm vợ bé về sống cùng nhà. Cô vợ hai tên là Sùng Thị Sông (30 tuổi, ở xã Mường Sai), bằng tuổi Khua nhưng nhìn Sông còn phơi phới xuân tình. Mặc cho Khua phản đối không chấp nhận cảnh “chồng chung” nhưng cái lý của Thành là phải cưới thêm vợ hai để nhà có thêm người trỉa rẫy, gieo hạt, cũng như chăm sóc anh Thành và lũ con những khi Khua đi làm nương xa nhà.Đã từng có người cảnh báo Khua phải để mắt chăm sóc chồng kẻo anh Thành “đói ăn vụng”, đi với gái, nhưng Khua chủ quan không nghe theo. Khua nghĩ rằng đã là vợ chồng thì phải chung tình, tin tưởng lẫn nhau; vả lại Khua một lòng một dạ với chồng con như thế, lẽ nào bị chồng phụ bạc?
Khua không biết chữ, từ nhỏ đến lớn chưa từng đi ra khỏi cánh rừng đầu bản nên không biết hành vi của chồng mình vi phạm pháp luật. Tuy vậy, Khua nhận thức rõ việc anh Thành cưới thêm vợ là việc làm trái đạo đức vì đã phản bội vợ con. Vậy nên Khua ra sức cấm cản, không cho chồng lấy chị Sông.
Nhưng anh Thành vẫn quyết tâm lấy vợ hai, nếu không cho anh này cùng lúc lấy hai vợ thì anh sẽ bỏ Khua để lấy Sông. Tháng 7/2013, Lý A Thành báo cáo lãnh đạo bản Khọc B cho phép được ly hôn với Lý Thị Khua để kết hôn với Sùng Thị Sông.
Vậy là sau 14 năm làm thân trâu ngựa, làm người ở không công sau cánh cửa nhà chồng, Khua bị chồng bỏ rơi khi đã hết cơ hội tìm hạnh phúc mới nên rất tức giận, hận thù anh Thành nhưng không biết sẽ rửa hận bằng cách nào.Quá trình hòa giải, cán bộ phát hiện anh Thành lấy Khua không đăng ký kết hôn nên sự việc được giải quyết theo “luật bản” là anh Thành nhận nuôi đàn con để tạo điều kiện cho Khua đi tìm hạnh phúc mới. Khua đành cay đắng chấp nhận ra về tay không trong canh bạc tình yêu.
Nông nổi phạm vào tội ác
Ngày 25/9/2013, ông Lý A Chu (cha của anh Thành, làm nghề thầy cúng) dắt cháu Lý Thị Dê là con gái đầu lòng của Thành-Khua sang nhà chị Lý Thị Kia (con gái ông Chu, nhà ở bản Na Pó) gần nhà bố mẹ đẻ Khua để làm lễ cúng ma. Biết tin con gái đang ở nhà cô Kia, Khua đã rủ bé Dê về nhà ông bà ngoại với mẹ để lấy váy, áo đẹp. Bé Dê tin lời, mẹ con lâu lắm mới được gặp nhau nên cô bé rất vui.
Gặp nhau, Khua hỏi con xem ở với bố và mẹ kế có được ăn no không, mẹ kế có đối xử tốt với các con không? Bé Dê thật thà bảo nhà sắp hết gạo rồi, phải ăn cơm độn lẫn ngô; mẹ Sông đối xử với chúng con không tốt, cũng không xấu. Khua im lặng, nước mắt chảy dài trên má…
Khi gói ghém váy áo cho con, tình cờ Khua thấy có một túi nilon bên trong có chứa thuốc diệt chuột. Do giận chồng bỏ mình lấy vợ mới, Khua bột phát nảy ý định đầu độc vợ chồng anh Thành để trả thù. Khua liền dặn bé Dê mang gói thuốc diệt chuột bỏ vào nồi cơm canh của bố và mẹ kế nhưng Khua không nói cho Dê biết là thuốc diệt chuột, ăn vào chết người mà chỉ dặn các con tuyệt đối không được ăn.
Ngày 27/9/2013, bé Dê theo ông nội về nhà. Cháu bé đưa gói thuốc diệt chuột cho bố và nói với anh Thành rằng mẹ bảo bỏ vào nồi canh cho bố và mẹ kế ăn, chị em con thì tuyệt đối không được ăn. Chỉ mới nhìn qua và ngửi mùi từ xa, mùi thuốc diệt chuột hắc nồng bốc lên đã khiến anh Thành suýt nôn mửa. Biết âm mưu vợ cũ muốn hãm hại mình nên anh Thành mang gói thuốc chuột nộp cho công an xã và báo cáo lại sự việc. Công an xã Mường Khoa đã trình báo sự việc lên công an huyện Bắc yên.
Tuy nhiên, HĐXX phân tích: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến vụ án là do lỗi của người bị hại đã phụ bạc bị cáo, đã vi phạm chế độ một vợ một chồng khiến bị cáo quẫn bách mà nông nổi phạm tội. Hiện bị cáo đã nhận thức được lỗi lầm, bị hại đã có đơn xin giảm án cho bị cáo nên tuyên phạt Lý Thị Khua mức án 18 tháng tù giam. Mặc dù được hưởng mức án giảm nhẹ nhưng cơ hội làm lại cuộc đời, tìm hạnh phúc mới đối với Tráng Thị Khua vĩnh viễn thành cánh cửa hẹp.Khi được triệu tập lên cơ quan điều tra làm việc, Tráng Thị Khua lập tức thừa nhận hành vi tội lỗi, thật thà khai rằng cứ nghĩ đến cảnh anh Thành hú hí bên vợ mới, nghĩ mình chăn đơn gối chiếc quạnh hiu nên mới có ý định trả thù. Ngày 17/12/2013 Khua bị bắt tạm giam về hành vi “Giết người”. Tại phiên tòa sơ thẩm giữa tháng 4/2014, xét hoàn cảnh của bị cáo quá éo le, chưa xảy ra hậu quả nên VKSND tỉnh Sơn La chỉ đề nghị xử Lý Thị Khua từ 18-24 tháng tù cho hưởng án treo.
Sau phiên tòa sơ thẩm, mặc dù Lý Thị Khua đã được tuyên mức án giảm nhẹ nhưng người dân hai bản Khọc B và bản Na Pó nơi gia đình nạn nhân Thành và bị cáo Khua sinh sống vẫn cho rằng mức án tù giam với Khua là quá nặng, dân bản đồng loạt đề nghị Tòa xử Lý Thị Khua mức án treo như VKS đã đề nghị trước đó. Ngoài lý do hành vi của Khua đã được phát hiện ngăn chặn kịp thời nên chưa xảy ra hậu quả, dân bản còn cho rằng lỗi chủ yếu thuộc về anh Thành, hơn nữa bị cáo là người dân tộc thiểu số, hiểu biết và nhận thức hạn chế. Được biết, sau phiên tòa sơ thẩm, Lý Thị Khua và bị hại Tráng A Thành cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Mong rằng tới phiên phúc thẩm, Lý Thi Khua sẽ được “đặc cách” chấp nhận kháng cáo, cho hưởng án treo.
Theo Câu chuyện Pháp luật
Hai vợ chồng quây đánh chị dâu
Không đồng tình với phán quyết của cấp tòa sơ thẩm, chị Đàm Thị Xứng đã làm đơn kháng cáo đề nghị tăng nặng hình phạt và nâng mức bồi thường thiệt hại đối với vợ chồng em chồng.
Vợ chồng bị cáo Phạm Văn Kiên tại phiên tòa phúc thẩm
Chiều qua (19-7), TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử theo trình tự phúc thẩm đối với bị cáo Phạm Văn Kiên (SN 1968) cùng vợ là Nguyễn Thị Thu (SN 1966, tức Dung), trú ở thôn Hà Lâm, xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội. Trước đó, ngày 16-5 vừa qua, TAND huyện Đông Anh đã tuyên phạt cặp vợ chồng bị cáo này cùng mức 8 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo về tội "Cố ý gây thương tích". Ngoài ra, tòa sơ thẩm còn tuyên buộc vợ chồng Kiên phải bồi thường hơn 13 triệu đồng cho bị hại trong vụ án này là chị Đàm Thị Xứng (SN 1965, trú cùng xã), chị dâu của hai bị cáo vào thời điểm vụ án xảy ra.
Nội tình vụ án cho thấy, trong đời sống sinh hoạt và quan hệ gia đình hàng ngày, vợ chồng bị cáo Phạm Văn Kiên từ lâu đã chẳng "ưa" gì chị dâu. Cho rằng chị Xứng thường "đi ngồi lê đôi mách" và hay nói xấu gia đình đối tượng nên 13h ngày 24-10-2009, Kiên quyết định sang nhà chị dâu để hỏi cho ra nhẽ. Đến nơi, Kiên thấy chị Xứng cùng con gái đang nằm ngủ trên phản gỗ nên lớn tiếng gọi dậy để đôi co. Không muốn tiếp chuyện em chồng, chị Xứng nằm im giả điếc. Bực tức, Kiên túm tay giật chị dâu xuống đất, dẫn đến hai bên to tiếng, xô xát nhau. Sẵn có chiếc ghế gỗ thường để ngồi ăn cơm ở gần, chị Xứng nhanh tay chộp lấy choảng vào đầu em chồng, song không trúng. Điên tiết, Kiên xồng xộc kéo chị dâu ra sân và dùng tay tát vào mặt người đàn bà này. Đúng lúc đó, Nguyễn Thị Thu cũng từ nhà hàng xóm chạy sang. Chứng kiến chồng đánh chị dâu, Thu không những không can ngăn mà còn lấy luôn thanh củi ở sân nhà chị dâu nện túi bụi vào người chị Xứng. Hưởng ứng đòn đánh của vợ, Kiên tiếp tục lôi kéo, làm chị dâu ngã vật ra sân. Sau đó, đối tượng còn dùng tay ấn đầu bị hại xuống sân gạch. May mắn là đúng lúc đó thì hàng xóm của chị Xứng biết chuyện và kịp chạy sang can ngăn. Đánh chị dâu xong, vợ chồng Kiên bỏ đi. Về phần bị hại, ngay sau khi bị vợ chồng em chồng quây đánh, chị Xứng đã được gia đình đưa đến bệnh viện chữa trị thương tích. Theo kết luận pháp y, chị Đàm Thị Xứng bị đa chấn thương với tỉ lệ tổn hại sức khỏe là 7%.
Tại phiên tòa phúc thẩm, vợ chồng bị cáo đánh chị dâu vẫn không thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội đã gây ra. Trả lời HĐXX, Kiên khai chỉ kéo tay chị Xứng ra sân để nói chuyện, hoàn toàn không có hành động "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" đối với chị. Trong khi đó, bị cáo Thu lại quả quyết, khi có mặt tại nhà chị dâu, đối tượng tận mắt nhìn thấy chị Xứng đang dùng tay bóp vào chỗ hiểm yếu nhất trên cơ thể Kiên nên mới ra tay, hòng giải vây cho chồng. Tuy nhiên, căn cứ vào lời khai của bị hại, nhân chứng cùng các chứng cứ vật chất liên quan có trong hồ sơ vụ án, có thể thấy vợ chồng Phạm Văn Kiên đã cùng nhau quây đánh chị dâu là điều không thể chối cãi. Trước tòa, bị hại cho rằng hành vi của hai bị cáo là rất quyết liệt và manh động, trong khi đó cấp tòa sơ thẩm chỉ áp dụng án treo là thiếu sức răn đe, phòng ngừa. Vì vậy, chị Xứng tiếp tục giữ nguyên kháng cáo đề nghị HĐXX phúc thẩm thay đổi từ án treo, sang án tù giam đối với vợ chồng em chồng. Cùng với đề nghị này, chị Xứng còn yêu cầu tòa án buộc hai vợ chồng bị cáo phải tăng mức bồi thường sức khỏe, thân thể và tổn thất tinh thần cho mình.
Nhận thấy một phần kháng cáo của bị hại là có căn cứ nên sau khi nghị án, TAND TP Hà Nội đã quyết định sửa một phần bản án sơ thẩm đối với phần bồi thường dân sự. Theo đó, vợ chồng Phạm Văn Kiên phải bồi thường thêm tiền tổn thất tinh thần cho chị Xứng tương đương 3 tháng lương cơ bản, tổng cộng là hơn 17 triệu đồng. Đối với phần hình phạt, HĐXX phúc thẩm bác kháng cáo của bị hại.
Theo ANTD
Bản án lương tâm của người cha giết con trẻ mới 23 ngày tuổi Người ta vẫn thường nói "hổ dữ còn không ăn thịt con", nhưng trong hoàn cảnh éo le của một đôi vợ chồng trẻ nó hoàn toàn trái ngược. Giận vợ nên "hổ dữ mới ăn thịt con" Sinh ra ở tỉnh Hoà Bình là người dân tộc Mường, lớn lên cuộc sống khó khăn, Đinh Văn Trường (SN 1992) đã phải vào...