Bị Philippines phản đối Luật Hải cảnh gay gắt, Trung Quốc tìm cách trấn an
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila tìm cách xoa dịu Philippines sau khi Manila phản đối việc Bắc Kinh thông qua Luật Hải cảnh mới.
“ Lực lượng hải cảnh Trung Quốc là cơ quan thực thi pháp luật. Việc xây dựng Luật Hải cảnh là một hoạt động lập pháp trong nước bình thường của Trung Quốc”, đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines viết trong bài đăng trên Facebook tối 1/2.
Cơ quan ngoại giao này khẳng định không chỉ Trung Quốc, nhiều quốc gia khác cũng đã ban hành luật tương tự.
“Chính Luật Hải cảnh của Philippines 2009 đã thiết lập lực lượng hải cảnh Philippines như một lực lượng được vũ trang mặc quân phục. Không có luật nào trong số này được coi là mối đe dọa chiến tranh”, tuyên bố nhấn mạnh.
Tàu hải cảnh Trung Quốc. (Ảnh: China Daily)
Video đang HOT
Tuyên bố này được coi là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm xoa dịu căng thẳng với nước láng giềng Đông Nam Á sau khi Manila bày tỏ quan ngại về luật hải cảnh mới được Trung Quốc thông qua.
Tuần trước, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin trao công hàm ngoại giao phản đối luật hải cảnh mới của Trung Quốc.
“Mặc dù ban hành luật là quyền của mỗi quốc gia, việc thông qua luật này – xét đến khu vực liên quan hay trong vấn đề này là khu vực Biển Đông mở – là lời đe dọa chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào không tuân theo” , nhà ngoại giao hàng đầu Philippines khẳng định.
Mới đây nhất, Thượng nghị sĩ Philippines Francis Tolentino cho rằng, Bộ Ngoại giao nước này cần cân nhắc triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Philippines để bày tỏ phản đối luật mới của Bắc Kinh.
Luật hải cảnh được Trung Quốc thông qua 22/1 và có hiệu lực từ ngày 1/2. Luật này cho phép lực lượng hải cảnh Trung Quốc thực hiện “tất cả các biện pháp cần thiết, trong đó có việc sử dụng vũ khí đối với tàu thuyền của nước ngoài khi cái gọi là “chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán Trung Quốc” bị xâm phạm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Luật Hải cảnh được đưa ra nhằm làm rõ vai trò và quyền hạn của lực lượng hải cảnh Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh, chính sách hàng hải của nước này vẫn không thay đổi.
Tuy nhiên, ngay từ lúc còn là dự thảo cho đến khi chính thức có hiệu lực, luật Hải cảnh của Trung Quốc đã vấp phải làn sóng phản đối của nhiều quốc gia trên thế giới. Giới quan sát lo ngại Trung Quốc sẽ leo thang hơn nữa các hành động gây hấn hơn tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Bình luận về luật hải cảnh của Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đề nghị các nước tuân thủ luật pháp, điều ước quốc tế trong ban hành luật biển.
“Trong việc ban hành và triển khai văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến biển, các quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp quốc tế, các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)” , bà Hằng nhấn mạnh.
Philippines phản đối luật hải cảnh của Trung Quốc
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cho biết đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc vì thông qua luật cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng với tàu nước ngoài.
"Sau khi xem xét, tôi đã gửi công hàm phản đối", Ngoại trưởng Locsin hôm nay thông báo trên Twitter. "Dù ban hành luật là quyền của mỗi quốc gia, việc thông qua luật này... là lời đe dọa chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào không tuân theo".
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. tại một cuộc họp báo ở thủ đô Manila hồi tháng một năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Đây là bước thay đổi quan điểm rõ ràng so với thông điệp ông đăng trên Twitter hai ngày trước. "Việc thông qua luật nào không phải việc của chúng tôi mà là việc của Trung Quốc, vì vậy hãy tự kiềm chế", Ngoại trưởng Philippines tweet hôm 25/1.
Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, ngày 22/1 thông qua luật hải cảnh, cho phép lực lượng này sử dụng "mọi phương tiện cần thiết", kể cả việc nổ súng, để ngăn chặn các mối đe dọa từ tàu nước ngoài.
Đạo luật còn cho phép hải cảnh Trung Quốc được phá công trình nước khác xây dựng trên các thực thể và kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền. Hải cảnh Trung Quốc còn được trao quyền thiết lập các vùng cấm di chuyển "khi cần" để ngăn các tàu thuyền và người đi vào.
Nhật Bản, quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc liên quan nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, tuyên bố sẽ "giám sát chặt chẽ" các động thái của Bắc Kinh cũng như bày tỏ "phản đối mạnh mẽ" các hoạt động của hải cảnh Trung Quốc gần nhóm đảo tranh chấp.
Giới chuyên gia cho rằng ngoài việc tiềm ẩn "ngoại giao pháo hạm", đạo luật mới này còn cho thấy nguy cơ Trung Quốc lạm dụng lực lượng hải cảnh, vốn được quân sự hóa mạnh mẽ với nhiều loại vũ khí hạng nặng, để phục vụ các yêu sách chủ quyền phi lý.
Philippines ủng hộ ứng viên Trung Quốc vào Tòa án Công lý Quốc tế Ngoại trưởng Philippines yêu cầu phái bộ tại LHQ bỏ phiếu cho ứng viên Trung Quốc vào một trong 5 ghế tại Tòa án Công lý Quốc tế sẽ trống vào năm tới. "Các bạn được yêu cầu bỏ lá phiếu của Philippines cho ứng viên Trung Quốc trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Đó là chỉ dẫn duy nhất", Ngoại...