Bị phạt tù vì chửi nhau với cán bộ xã
Sáng qua 24.12, nhiều bà con nông dân ở H.Lương Tài đã đi xe máy hơn 30 cây số trong rét buốt lên TP.Bắc Ninh dự phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “gây rối trật tự công cộng”. Dù phiên tòa bị hoãn nhưng vụ án này đang khiến nhiều người dân bức xúc.
Tại phiên phúc thẩm hôm qua do thiếu người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan nên chủ tọa phiên tòa tuyên bố hoãn, đồng thời quyết định phiên xử lại sẽ được mở tại H.Lương Tài trong ngày gần nhất để “người dân đỡ đi lại vất vả”.
Ông Quy và bà Hà tại phiên phúc thẩm hôm qua – Ảnh: T.S
Bị cáo trong vụ án này là ông Phạm Văn Quy, 49 tuổi và bà Trần Thị Hà, 36 tuổi, cùng ngụ tại xã Bình Định, H.Lương Tài, Bắc Ninh. Tại phiên xét xử sơ thẩm vào ngày 31.7.2012, TAND H.Lương Tài đã tuyên phạt bị cáo Quy 9 tháng tù giam, bị cáo Hà bị phạt 12 tháng tù giam về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Theo hồ sơ vụ án, vào ngày 19.4.2012, ông Quy và bà Hà đến trụ sở UBND xã Bình Định đề nghị giải quyết đơn tố cáo khiếu nại về việc lấn chiếm đất công ở xã. Do chưa bố trí được phòng tiếp công dân nên cán bộ xã đã mời ông Quy, bà Hà vào phòng ông Nguyễn Văn Mạc, Phó chủ tịch UBND làm việc. Tại đây, do không đồng tình với cách làm việc của nhau nên giữa dân và cán bộ xã xảy ra to tiếng và cả hai bên xưng mày tao mạt sát lẫn nhau. Tiếp đó, khi có lực lượng công an xã vào can thiệp, ông Quy và bà Hà vẫn tiếp tục chửi bới thách thức nên công an xã đã còng hai người này lại. Sau đó, Công an H.Lương Tài ra quyết định khởi tố bắt giam 2 bị can này về hành vi gây rối.
Căn cứ lời khai giữa hai bên, HĐXX cho rằng cán bộ tiếp dân xã Bình Định không giữ được bình tĩnh, xưng hô không đúng tác phong của người cán bộ cũng như bố trí nơi tiếp dân chưa hợp lý và đây là một nguyên nhân khiến bị cáo phạm tội. Tuy nhiên, tòa cũng cho rằng hành vi của hai bị cáo đã xâm phạm các quy định của nhà nước về trật tự công cộng, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan tổ chức nên phải xử lý nghiêm.
Vì sao người dân bức xúc?
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, tại phiên phúc thẩm sáng qua, không chỉ người dân xã Bình Định, mà nhiều người ở các xã lân cận thuộc H.Lương Tài cũng đã đến tham dự phiên tòa. Ông Đỗ Hải, 55 tuổi, đại biểu HĐND xã Quảng Phú, H.Lương Tài cho biết: “Chúng tôi được dự phiên sơ thẩm và thấy rằng trong vụ án này đang có nhiều điều không bình thường. Tại tòa đó, ông Quy và bà Hà không nhận tội nhưng vẫn bị ép nên muốn xem tại phiên phúc thẩm người ta xử thế nào. Tôi biết trước đây hai người này từng đi tố cáo tham nhũng và đã rất nhiều lần bị trù dập khổ sở”. Tương tự, ông Vũ Hữu Dương, 50 tuổi, ở xã Quảng Phú cũng cho biết: không phải họ hàng quen biết với ông Quy và bà Hà nhưng tham dự vì thấy cách hành xử của cơ quan chức năng còn nhiều điểm gây uất ức cho dân.
Video đang HOT
Trong thời gian chờ xét xử phúc thẩm, ông Quy và bà Hà đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng kêu cứu. Theo hồ sơ của ông Quy và bà Hà cung cấp thể hiện, từ năm 2005 đến nay, trong quá trình khiếu nại về đất ở của mình bị người khác xâm hại, ông Quy và bà Hà đã phát hiện chính quyền thôn, xã Bình Định và một số xã thuộc H.Lương Tài đã bán trái phép hàng ngàn m2 đất. Kết quả thanh tra của các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh sau đó cho biết nhiều nội dung tố cáo của hai người này là đúng, nhưng việc giải quyết không triệt để nên họ tiếp tục gửi đơn vượt cấp.
Từ năm 2006 đến nay, ông Quy và bà Hà đã 7 lần bị người nhà của một số cán bộ thôn và xã hành hung nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, năm 2008, bà Hà bị chị ruột của một cán bộ bị tố cáo dùng đòn gánh đánh trọng thương tại nhà riêng. Tháng 8.2010, ông Quy bị một số thanh niên xông vào nhà hành hung thương tích trên 10%. Tất cả các vụ việc này đều được ông Quy, bà Hà trình báo đến cơ quan chức năng nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.
Tài liệu ông Quy cung cấp bằng băng ghi âm và ghi hình thể hiện, vụ việc gây rối xảy ra vào ngày 19.4.2012, cả cán bộ xã lẫn dân đều chửi bậy.
Năm 2009, ông Quy và bà Hà cũng từng gửi đơn đến Báo Thanh Niên về trường hợp Phạm Văn Mạnh (cháu ông Quy) đang là sinh viên năm thứ 2 của Trường đại học Quốc gia TP.HCM bị gọi về địa phương để đi nghĩa vụ quân sự. Kết quả điều tra của Thanh Niên cho thấy chính quyền địa phương đã gây khó dễ cho gia đình của Mạnh. Sau đó, Mạnh đã được đi học trở lại.
Theo TNO
Phớt lờ quy định, một nhà máy vô tư xả thải ra môi trường
Môi trường sống bị ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt không thể sử dụng được, khói bụi và những nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt khác của người dân bị đe doạ từ quá trình xả chất thải ra môi trường từ nhà máy Chế biến nhựa thông Quảng Bình, ở tiểu khu 10, phường Đồng Sơn, TP Đồng Hới, Quảng Bình.
Người dân bức xúc
Mặc dù đã đào 3 cái giếng ở các địa điểm khác nhau nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Cẩm, ở tiểu khu 10, phường Đồng Sơn, TP Đồng Hới, Quảng Bình chỉ sử dụng được để rửa chén và giặt áo quần. Bởi nước bị váng phèn, có vị lạ khiến gia đình bà không dám sử dụng và trong một thời gian dài đành phải đi xin nước từ nơi khác về sử dụng. Sau nhiều lần kiến nghị, gia đình bà Cẩm được nhà máy Chế biến nhựa thông Quảng Bình "ưu ái" cấp một đường ống dẫn nước sạch từ trong nhà máy ra cho gia đình sử dụng sinh hoạt hằng ngày.
Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng vì "ý thức lợi nhuận" của doanh nghiệp
Không chỉ nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm mà hàng ngày gia đình bà Cẩm luôn phải chịu ảnh hưởng mùi hôi nồng nặc từ những bể nước thải chỉ cách nhà bà vài ba bước chân. "Trời nắng mùi hôi bốc lên nồng nặc hết sức khó chịu, còn đến mùa mưa nước thải từ các bể chứa chảy tràn ra ngoài gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và việc chăn nuôi gia súc, gia cầm hay trồng rau xanh là điều không thể", bà Cẩm bức xúc nói.
Mặc dù đã đào 3 cái giếng nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Cẩm
chỉ dám sử dụng để rửa chén bát và giặt áo quần
Còn gia đình ông Nguyễn Văn Thao, ở tổ 8, tiểu khu 10, phường Đồng Sơn, TP Đồng Hới mặc dù đã ở cách xa khu vực nhà máy hơn 500m, nhưng vẫn không tránh khỏi vì sự ảnh hưởng từ việc xả thải gây ô nhiễm môi trường của nhà máy này. Ông Thao bức xúc khi tiếp chuyện với chúng tôi: "Thường họ hay đốt nhựa thông, đốt các chất thải thì khói nó bay lên đục ngầu cả vùng. Còn nước thải từ nhà máy theo dòng chảy về khu vườn của dân làm cá chết hàng loạt, cây cối hoa màu bị ảnh hưởng gây thất thu nặng nề về kinh tế, gia đình sử dụng nguồn nước được dẫn từ đập Phù Vinh về nhưng từ khi Nhà máy xả thải nước có màu đen xì, bóc mùi hôi thối không thể sử dụng được. Gia đình tui nuôi gà, vịt nhưng vài hôm lại có con chết".
Nhà máy phớt lờ quy định
Không có giấy phép xả thải, thải chất thải rắn không đúng nơi quy định về bảo vệ môi trường... Đó chính là kết quả từ cuộc kiểm tra ngày 9-12, của Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTQLKT và chức vụ, CATP Đồng Hới đối với Công ty cổ phần chế biến nhựa thông Quảng Bình.
Khu bể chứa nước thải không có mái che, chỉ xử lý bằng cách
lắng lọc tự nhiên và được xả thẳng ra môi trường
Theo kết quả kiểm tra thực tế thì hầu như nguồn nước thải phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa nhựa và tách nước từ các giai đoạn chế biến, khoảng 10-15m3/ngày. Nước thải từ quá trình sản xuất được dẫn theo các rãnh thoát về 3 bể chứa bằng xi măng. Tại đây, nước thải chỉ được xử lý bằng phương pháp tùy nghi lắng lọc tự nhiên theo 3 ống dẫn được kết cấu dạng ống xi phông đặt cách mặt bể 30cm chảy qua 3 bể còn lại và sau đó được thải ra trực tiếp môi trường bên ngoài.
Nhà máy có xây dựng mương thoát nước mưa bao quanh 2 bể lớn chứa nước thải, tuy nhiên lại có cửa thông được ngăn với bể chứa nước thải bằng một tấm sắt và có thể dễ dàng tháo gỡ bất cứ lúc nào để cho nước thải xả trực tiếp ra bên ngoài khi không có lực lượng kiểm tra. Cạnh đó là bãi đất trống được nhà máy sử dụng làm điểm tập kết những chất thải rắn, nằm ngay sát con đường liên thôn, không có mái che, nền lót, tường rào bao quanh. Với lượng rác lớn, chứa lâu ngày kết hợp với mưa thấm vào đất gây ô nhiễm môi trường nước ngầm. Đây chính là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước giếng của những người dân sống xung quanh Nhà máy.
Với tấm chắn này nhà máy có thể dễ dàng tháo nước thải
xả trực tiếp ra môi trường
Mặc dù vậy đại diện lãnh đạo nhà máy vẫn cho rằng những chất thải từ nhà máy không hề gây ô nhiễm và đó cũng chính là lý do nhà máy phớt lờ các quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động, sản xuất.
"Về giấy phép quyết định xả nước thải ra môi tường thì từ xưa đến nay chúng tôi cũng chưa được biết. Nhưng nước thải của tôi xả ra là đảm bảo môi trường, bởi trước đây nhiều đoàn công tác tới kiểm tra không thấy họ nhắc tới vấn đề này nên chúng tôi nghĩ hoạt động xả thải của mình là đúng quy định. Đến hôm nay mới rõ được sai phạm...", ông Dương Văn Mẫu - Giám đốc CTCP chế biến nhựa thông Quảng Bình phân trần.
Ông Dương Văn Mẫu - Giám đốc CTCP chế biến nhựa thông Quảng Bình (bên phải)
Sự thờ ơ, vô trách nhiệm, vì lợi nhuận và thậm chí là thái độ coi thường pháp luật của các doanh nghiệp đã và đang từng ngày huỷ hoại môi trường tự nhiên, môi trường sống và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người
Theo ANTD
Cán bộ xã biển thủ tiền hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo Dù tiền hỗ trợ xây nhà cho hàng chục hộ nghèo ở xã Kỳ Long, huyện Kỳ Anh đã được giải ngân từ lâu, nhưng đến nay, hàng chục hộ dân nghèo ở xã này vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nêu trên. Tìm hiểu, cả người dân và cấp trên mới té ngửa, đồng tiền mà Đảng, nhà nước dành cho...