Bị phạt tù 15 tháng vì đập chết đàn lợn nhà hàng xóm phá hoại chuồng gà
Đập chết 14 con lợn rừng xổng chuồng vào ăn cám trong khu vực chăn nuôi gia súc của gia đình mình, một người đàn ông bị lĩnh án 15 tháng tù giam về tội hủy hoại tài sản. Vụ án hi hữu xảy ra tại xã Tràng Lương, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Nguyễn Văn Dục về hành vi hủy hoại tài sản.
Theo tìm hiểu, vào khoảng 11h00 ngày 03/01/2018, ông Nguyễn Văn Dục (sinh năm 1973, trú tại thôn Linh Trang, xã Tràng Lương, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) phát hiện 14 con lợn rừng của vợ chồng anh Diệp Văn Trọng (sinh năm 1985, người cùng thôn ông Dục) đang ăn cám trong khu vực chăn nuôi gà của gia đình mình.
Do tức giận vì nhiều lần lợn nhà anh Trọng sang ăn cám, phá hủy hoa màu tại khu vực chăn nuôi của nhà mình nên ông Dục đã dùng tuýp sắt đập chết toàn bộ số lợn trên (trị giá 44 triệu đồng) rồi điện thoại cho chủ nhân của chúng.
Sau khi nghe điện thoại và thấy 14 con lợn bị chết, anh Trọng đã trình báo Công an. Cùng ngày, Cơ quan điều tra Công an thị xã Đông Triều đã tiến hành bắt giữ ông Dục, thu giữ tang vật để tiến hành điều tra
Quá trình điều tra, ông Dục đã khai nhận hành vi trên. Tuy nhiên, khi được Công an thị xã Đông Triều thay thế biện pháp ngăn chặn, ông Dục cho rằng mình bị oan vì trước đó, đàn lợn của vợ chồng anh Trọng đã nhiều lần vào khu vực chăn nuôi gia súc của gia đình mình phá hoại hoa màu, cắn chết gà… gây thiệt hại khoảng 12 triệu đồng. Ngoài ra, ông Dục khai thêm tình tiết sau nhiều lần nói chuyện qua điện thoại di động, anh Trọng đã đồng ý cho ông Dục đánh chết lợn nếu còn sang phá hoại hoa màu.
Theo Cơ quan điều tra Công an thị xã Đông Triều, việc anh Trọng cho ông Dục đánh chết lợn nếu đàn lợn tiếp tục sang vườn nhà phá hoại hoa màu là vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, có dấu hiệu gian dối.
Căn cứ kết quả điều tra, ngày 16/8, Tòa án nhân dân thị xã Đông Triều xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Dục 15 tháng tù giam về tội “hủy hoại tài sản”.
Theo nguồn tin của Infonet, trong quá trình ông Dục bị tạm giữ, vợ ông Dục đã bồi thường cho gia đình anh Trọng tổng số tiền 60.000.000 đồng, tuy nhiên chỉ ghi nhận 30.000.000 đồng, còn 30.000.000 đồng trao tay.
Đến ngày 3/3/2018, đàn lợn nhà anh Trọng vẫn tiếp tục vào chuồng gà nhà ông Dục ăn cám và bị ông Dục quây giữ, mời chính quyền địa phương và anh Trọng tới làm việc. Tại đây, anh Trọng mới cam kết không để đàn lợn đi gây thiệt hại cho hộ dân lân cận.
Được biết, hiện nay ông Nguyễn Văn Dục đang chuẩn bị làm thủ tục kháng cáo bản án sơ thẩm.
Theo infonet
Video đang HOT
Những giai thoại về các bài Toán cực kỳ độc đáo thể hiện trí thông minh hơn người của Trạng Lường Lương Thế Vinh
Trạng Lường Lương Thế Vinh, một trong những vị trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta, từ bé đã nổi tiếng thông minh, lanh lợi hơn người.
Lương Thế Vinh sinh ngày 1 tháng 8 năm Tân Dậu (tức ngày 17 tháng 8 năm 1441) [1] tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim.
Về sự sáng tạo của Lương Thế Vinh hồi nhỏ, có giai thoại kể rằng một lần trong lúc đang chơi đùa với các bạn, có một quả bưởi lăn xuống một hố hẹp và sâu, tưởng như không lấy lên được. Lương Thế Vinh đã nghĩ ra cách lấy bưởi lên bằng việc đổ nước vào hố và lợi dụng việc bưởi nổi trên nước để lấy lại quả bưởi.
Về phong cách học tập của Lương Thế Vinh, có giai thoại so sánh ông với Quách Đình Bảo cũng là người nổi tiếng về thông minh, học giỏi ở vùng Sơn Nam (Ngày nay thuộc Thái Bình và Nam Định). Khi sắp đến kỳ thi của triều đình, Quách Đình Bảo thì ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn; còn Vinh thì thư giãn, thả diều cùng bạn bè. Kì thi đó Quách Đình Bảo đỗ đầu nhưng đến khoa thi Đình (kì thi Quốc gia) Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông (1463) Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên (đỗ đầu), Quách Đình Bảo chỉ đỗ thám hoa (đỗ thứ 3).
Lương Thế Vinh nổi tiếng với tài năng toán học. Quyển Đại thành toán pháp của ông được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam
Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than: "Nước Nam quả có lắm người tài!". Lương Thế Vinh đáp lại rằng người nghĩ ra cách cân voi thật sự là Tào Xung, con của Tào Tháo. Điều này càng khiến cho sứ giả hổ thẹn vì chưa thuộc sử nước nhà.
Dươi đây la môt sô bai toan găn liên vơi cuôc đơi cua Lương Thê Vinh.
Bài toán 1
Kim hữu gia kê nhất đại quần
Đình tiền tụ thực tẩu phân phân
Nhất hùng, tam phụ, phụ ngũ tử
Nhất bách thất thập nhất đầu thân
Số nội kỷ đa hùng, phụ, tử
Vấn quân bổ toán đắc tường vân?
Nghĩa bài toán đố là: Một đàn gà quây quần đông đủ trước sân để ăn thóc, chúng chạy lung tung nên rất khó đếm nhưng biết rằng: Cứ một con gà trống có ba con gà mái, một con gà mái có 5 con gà con. Đếm đi đếm lại tất cả được 171 vừa đầu vừa thân.
Hỏi: Trong số đó có bao nhiêu gà trống, gà mái, gà con?
Bài toán 2: Đo chiều cao của cây cổ thụ chỉ với 1 cây tre
Thuở nhỏ, khi Lương Thế Vinh chơi cùng đám bạn dưới bóng cây cổ thụ, bọn trẻ thách đố nhau tính được chiều cao của cây, ai cũng lắc đầu vì cây cao quá, chẳng thể leo lên mà đo, Vinh thấy thế liền nhặt cây tre dài 1 mét.
Sau đó, cắm vuông góc mặt đất sao cho bóng cây đi qua đúng đỉnh của cây tre, đo được nó dài bằng nửa độ dài cây tre. Sau đó cậu tiếp tục đi đo chiều dài của bóng cây đang đổ dài trên mặt đất được 3 lần chiều dài cây tre và đưa ra đáp án.
Bọn trẻ ngơ ngác nhìn nhau chẳng hiểu mô tê gì!
Bạn hãy tìm chiều cao của cái cây và đối chiếu đáp án ở cuối bài xem có đúng không?
Bài toán 3: Cân voi!
Sau khi đỗ Trạng Nguyên, ông đã chuyên tâm viết nên cuốn sách Đại thành toán pháp, có thể ví như một cuốn sách giáo khoa toán học đầu tiên của nước ta. Ông tâm niệm "Thần cơ diệu toán vạn niên sư" (nghĩa là: Ai tính toán giỏi là người thầy muôn đời).
Sứ thần nhà Minh là Chu Hy khi sang nước ta, nghe danh vị Trạng Nguyên biên soạn cuốn sách Đại thành toán pháp nên muốn thử tài, câu đố rất đơn giản, họ thách đố ông tính được cân nặng của một...con voi!
Bạn hãy cùng suy nghĩ xem liệu vị Trạng Nguyên của chúng ta sẽ làm thế nào để tính được!
Bài toán 4: Tính độ dày... 1 tờ giấy mỏng!
Sau khi tính được cân nặng của voi, sứ thần nhà Minh vẫn tỏ ra chưa phục nên muốn làm khó Lương Thế Vinh. Sứ thần xé ra 1 tờ giấy và nói: "Tính cân nặng voi ông còn làm được thì chắc đo độ dày tờ giấy này cũng chẳng khó khăn gì nhỉ?
- Ha ha! Nhà toán học thiên tài Tổ Xung Chi của nước tôi dù có sống dậy cũng không đo được đâu quan Trạng ạ"!
Sứ thần đang đắc chí vì cho rằng lần này Lương Thế Vinh sẽ phải bó tay, thế nhưng một lần nữa vị Trạng Nguyên lại làm sứ thần cúi đầu bẽ mặt vì giải đố một cách rất nhanh chóng và đơn giản.
Ông Trang Toan hoc Viêt Nam - Lương Thê Vinh
Lời giải các câu đố
Bài toán 1: Bài toán có thể giải bằng phương pháp đại số ở lớp 8, gọi x là số gà trống, vậy số gà mái là 3x, và số gà con là 5 nhân 3x bằng 15x, theo đề ra: x 3x 15x = 171 (hay 19x = 171 => x = 19). Đáp số: 9 gà trống, 27 gà mái và 135 gà con.
Bài toán 2: Bài toán có thể giải bằng kiến thức về 2 tam giác đồng dạng được học ở lớp 8:
Do độ dài bóng của cây cổ thụ gấp 6 lần của đoạn tre nên chiều cao của cây sẽ gấp 6 lần độ dài đoạn tre (hay chiều cao cây sẽ là 1 x 6 = 6 m!)
Bài toán 3: Phương pháp của Lương Thế Vinh rất đơn giản, ông cho con voi lên thuyền, sức nặng của voi sẽ làm thuyền chìm xuống 1 mực nước nhất định, ông đánh dấu mực nước này, sau đó thay con voi bằng các khối đá nhỏ sao cho số đá làm thuyền chìm đúng vạch đánh dấu.
Khi đó khối lượng voi và khối đá này là như nhau, chỉ cần cân từng khối đá rồi cộng lại sẽ là khối lượng của con voi!
Bài toán 4: Phương pháp của Lương Thế Vinh cũng rất đơn giản, ông mượn cả cuốn sách của sứ giả nhà Minh, đo bề dày cuốn sách, rồi tính số trang của cuốn sách để lấy chiều dày này chia cho số trang, con số tính được chính là độ dày 1 trang giấy!
Theo Helino
Đàn khỉ xuống núi phá vườn nho, tấn công người ở Ninh Thuận Một đàn khỉ khoảng 7 con ở Ninh Thuận thường xuyên xuống núi để phá vườn nho, bắt gia cầm và tấn công người dân khi bị xua đuổi. Thời gian gần đây, hàng chục hộ dân trồng nho tại thị trấn Khánh Hải (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) lo lắng vì sự xuất hiện của một đàn khỉ mặt đỏ, đuôi dài...