Bị phạt 5 triệu đồng vì xúc phạm CSGT trên Facebook
Ngày 24/11, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn vừa ra Quyết định xử phạt hành chính đối với Đinh Văn Huyệt, SN 1990, trú tại xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn vì có hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin xúc phạm uy tín lực lượng CSGT trên mạng xã hội facebook.
Trước đó, ngày 5/11/2020, Công an huyện Pác Nặm phát hiện trên tài khoản mạng xã hội Facebook có tài khoản mang tên “Đinh Huyệt” đăng tải hình ảnh Tổ CSGT Công an huyện Pác Nặm đang thực hiện nhiệm vụ kèm nội dung xúc phạm tổ công tác.
Tiến hành xác minh, cơ quan Công an xác định chủ sở hữu tài khoản Facebook trên là Đinh Văn Huyệt trú tại thôn Bản Nghè, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Đinh Văn Huyệt tại cơ quan Công an.
Video đang HOT
Tại Công an huyện Pác Nặm, Huyệt cho biết vào thời gian trên vợ của Huyệt bị lực lượng CSGT Công an huyện Pác Nặm xử phạt vi phạm hành chính về lỗi điều khiển xe mô tô chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm. Do bức xúc vì xin Tổ công tác bỏ qua lỗi vi phạm của vợ nhưng không được chấp thuận nên khi về nhà Huyệt đã đăng tải bài viết có nội dung xúc phạm lực lượng CSGT.
Với hành vi vi phạm cung cấp, chia sẻ thông tin xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức này, Huyệt bị xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng theo Quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 101, Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Từ năm 2020, tự ý đăng ảnh người khác lên Facebook có thể bị phạt 20 triệu đồng
Việc đăng tải thông tin, hình ảnh của người khác lên mạng xã hội khi không có sự đồng ý của chính chủ sẽ bị phạt nặng, với mức phạt có thể tới 20 triệu đồng.
Nghị định 15/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/4, trong đó có quy định sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.
Cụ thể, Nghị định 15/2020/NĐ-CP được ban hành, thay thế Nghị định 174/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định rất cụ thể về biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Theo đó, người thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên mạng xã hội sẽ bị xử lý với mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Từ năm 2020, tự ý đăng ảnh người khác lên Facebook có thể bị phạt 20 triệu đồng. Ảnh minh họa
Đây cũng là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Bên cạnh đó, hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn, các thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc đều sẽ bị xử lý với mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Với Điều 102 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP, những người có hành vi lưu trữ thông tin cá nhân của người khác thu thập được trên môi trường mạng vượt quá thời gian quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên sẽ bị xử phạt với số tiền từ 2 - 5 triệu đồng.
Bên cạnh đó, theo khoản 3 của Điều 102, hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt với số tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Với quy định trên, việc đăng tải thông tin, hình ảnh của người khác lên mạng xã hội khi không có sự đồng ý của chính chủ sẽ bị phạt nặng, với mức phạt có thể tới 20 triệu đồng.
Làm sao để biết việc đăng tải thông tin, hình ảnh nào là phù hợp? Tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Theo đó, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của người khác phải được cá nhân đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ các bên có thỏa thuận khác.
Khoản 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, việc sử dụng hình ảnh trong 2 nhóm trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ. Thứ nhất, hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng. Thứ hai, hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Tại khoản 3 Điều 32 nêu rõ, việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào quy định trên, việc đăng hình ảnh tập thể từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh thì không vi phạm pháp luật.
Cảnh báo trang Facebook mạo danh Sở GD&ĐT TP Cần Thơ Trang Facebook mạo danh Sở GD&ĐT TP Cần Thơ đăng tải nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành của thành phố và của Sở, bên dưới có nhiều bình luận tiêu cực. Ngày 23/6, Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ cho biết, vừa qua trên mạng xã hội Facebook có đăng tải các bài viết liên quan đến ngành giáo...