Bị phạt 40 triệu đồng vì tờ quảng cáo massage trên cột điện
Với hành vi quảng cáo dịch vụ karaoke, xông hơi, massage… trên cột điện, một công ty trên địa bàn TP.Cao Bằng vừa bị chính quyền sở tại xử phạt số tiền 40 triệu đồng.
Tờ quảng cáo về dịch vụ karaoke, xông hơi, massage… của Công ty T.H. dán trên cột điện (Ảnh: Đình Trung).
Ngày 12/5, thông tin từ UBND TP.Cao Bằng ( tỉnh Cao Bằng) cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định xử phạt số tiền 40 triệu đồng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Thương mại T.H. vì hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo.
Trước đó, ngày 4/5 vừa qua, nhiều cột điện trên địa bàn phường Hợp Giang và phường Sông Bằng (TP.Cao Bằng) bất ngờ bị Công ty T.H. dán quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ.
Phát hiện hành vi vi phạm của Công ty T.H., chính quyền sở tại đã lập tức kiểm tra và xác định đơn vị này còn vi phạm 2 hành vi khác.
Với các hành vi vi phạm nêu trên, Công ty T.H. đã bị UBND TP.Cao Bằng ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 40 triệu đồng.
Trong đó, hành vi dán quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện 20 triệu đồng; hành vi không ghi số lượng in, nơi in trên áp phích quảng cáo 10 triệu đồng và hành vi phát hành trái phép các sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm 10 triệu đồng.
Video đang HOT
Được biết, thời gian qua, thành phố Cao Bằng đã ưu tiên kinh phí để đầu tư, lắp đặt nhiều bảng tin tại nơi công cộng, khu dân cư… nhằm giúp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn có không gian để thực hiện việc quảng cáo, quảng bá khi có nhu cầu.
Song do một số cá nhân, tổ chức thiếu ý thức đã cố tình thực hiện việc dán quảng cáo rao vặt khắp nơi, ảnh hưởng không nhỏ tới mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường.
“Để chấn chỉnh tình trạng quảng cáo, rao vặt, dán, vẽ, viết… không đúng nơi quy định, trong thời gian tới, lực lượng chức năng của thành phố sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiên quyết xử ý nghiêm các trường hợp vi phạm…” – UBND TP.Cao Bằng khẳng định.
Nhiều nơi đón du khách trở lại
Sau thời gian đóng cửa điểm đến để phòng chống Covid-19, đến nay nhiều địa phương đã cho phép các cơ sở kinh doanh du lịch đón khách trở lại.
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã chấp thuận cho phép các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà khách, homestay được đón khách từ các địa phương thuộc nhóm nguy cơ thấp theo công bố của Ban chỉ đạo quốc gia; được phép tổ chức các tour du lịch ngoài trời nhưng số lượng không quá 10 người/tour.
Ngày 23/4, UBND tỉnh Bình Thuận cho phép các cơ sở lưu trú hoạt động, nhưng không được sắp xếp quá 2 người một phòng và phải thực hiện đầy đủ yêu cầu về phòng, chống Covid-19. Xe hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch... chở tối đa không quá 50% sức chứa và không vượt quá 20 người/xe 45 chỗ.
Trong khi đó, với tuyến đường thủy Phan Thiết - Phú Quý sẽ hoạt động mỗi ngày một chuyến khứ hồi; mỗi chuyến không vượt quá 50% số khách theo tải trọng; không vận chuyển khách đến từ những địa phương có nguy cơ và nguy cơ cao.
"Hoạt động tắm biển trên địa bàn đã được phép", đại diện Hiệp hội Du lịch Bình Thuận nói. Tuy nhiên, tỉnh tiếp tục tạm dừng các khu, điểm tham quan du lịch; di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh... cho đến khi có chỉ đạo mới.
Trước đó, Đà Nẵng, Bình Định cũng đã cho người dân và du khách tắm biển trở lại nhưng phải đảm bảo không tụ tập đông người cùng lúc.
Khách nước ngoài tham quan phố cổ Hội An vào ngày 14/3. Ảnh: Đỗ Anh Vũ.
Gia Lai cho phép các điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tại địa phương được phép mở cửa đón khách trong nước. Trong khi đó, tỉnh vẫn tạm dừng các lễ hội, sự kiện văn hóa nghệ thuật, dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, cơ sở làm đẹp, các giải đấu thể thao đông người.
Các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được hoạt động nhưng phải đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp về phòng chống dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế. Khuyến khích chủ các cơ sở, cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện bán mang đi, bán trực tuyến.
Lâm Đồng cũng mở cửa các hoạt động lưu trú du lịch nhưng phải đảm bảo các qui định phòng dịch, khai báo y tế. Các khu điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được đón khách. Chợ đêm Đà Lạt hoạt động lại và phải đảm bảo các qui định phòng dịch.
UBND tỉnh Cà Mau đồng ý cho các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn toàn tỉnh mở cửa đón khách trong và ngoài tỉnh từ 29/4. Trước đó, ngày 16/4, các khu, điểm du lịch được hoạt động trở lại nhưng chỉ phục vụ cho khách nội tỉnh.
UBND tỉnh Kiên Giang cũng cho phép các hoạt động lữ hành, lưu trú, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh được trở lại hoạt động bình thường. Riêng đối với hoạt động lễ hội, tụ điểm karaoke, massage, quán bar... tiếp tục tạm dừng hoạt động đến 30/4.
Tàu chở khách từ đất liền đi các đảo của Kiên Giang hiện được phép hoạt động với tần suất 2 lượt/ngày. Tức mỗi ngày có khoảng 600 người được đi từ đất liền ra đảo và ngược lại. Hoạt động vận tải hành khách đường bộ, bao gồm cả dịch vụ taxi, xe chạy hợp đồng cũng được phép hoạt động, nhưng phải đảm bảo chở một nửa số khách và thực hiện các biện pháp phòng dịch.
Đối với đảo Phú Quốc, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng ăn uống được phép đón khách. Các hãng bay nội địa mỗi ngày bay 2 lượt chở khách đến và đi khỏi đảo, việc đảm bảo an toàn trên các chuyến bay cần tuân thủ theo quy định an toàn phòng dịch của Bộ GTVT.
Các hoạt động về lưu trú, lữ hành... tại Kiên Giang hoạt động bình thường. Ảnh: Nguyễn Nam.
Tuy nhiên, Quảng Ninh vẫn "tiếp tục cách ly các hoạt động trong xã hội" để phòng chống Covid-19. Còn UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục dừng các hoạt động tham quan tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa; các làng nghề truyền thống, danh lam thắng cảnh. Dịch vụ tắm nước ngọt, giữ xe và bán hàng rong tại bãi biển vẫn đóng cửa cho đến khi có chỉ đạo mới.
Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục tạm dừng đón khách tại các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn. "Đến thời điểm này, hoạt động tắm biển cũng chưa được phép. Đối với những trường hợp tắm biển hoặc có ý định tắm biển sẽ được lực lượng chức năng nhắc nhở, yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh", đại diện Hiệp hội du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin thêm.
Nguyễn Nam
CA Hà Nội rà soát việc tạm đóng cửa cơ sở kinh doanh không cần thiết Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chủ động kiểm tra, rà soát, các cơ sở kinh doanh không cần thiết trên địa bàn. Cụ thể, ngày 24/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có công văn chỉ đạo Giám...