Bị phạt 2,5 triệu đồng, tài xế ăn nhậu ở TPHCM thừa nhận “hơi ẩu”
“Tôi tính đi xe ôm về nhưng tiếc tiền. Bây giờ tiền phạt gấp mấy chục lần tiền đi xe ôm, tôi hơi ẩu”, tài xế D vi phạm nồng độ cồn chia sẻ.
Tối 22/12, ông N.T.D. (SN 1973, ngụ quận Tân Bình) lái xe máy trên đường Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình), với khuôn mặt đỏ bừng liền bị các chiến sĩ Đội CSGT Bàn Cờ (Phòng PC08) ra hiệu kiểm tra.
Tài xế D. bị tổ công tác phát hiện nồng độ cồn dưới 0,25mg/lít khí thở, lập biên bản xử phạt 2,5 triệu đồng, tạm giữ phương tiện.
Người này cho biết vừa nhậu với bạn ở khu vực quận 5 và uống 3 lon bia, thấy còn tỉnh táo nên ông tự lái xe về nhà ở khu Bàu Cát (quận Tân Bình), không ngờ bị CSGT dừng xe kiểm tra.
Ông D. bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn (Ảnh: An Huy).
“Lúc nãy tôi tính đón xe ôm về, nhưng nghĩ sáng mai lại đi xe ôm đến chỗ làm nữa nên tiếc tiền. Bây giờ tiền phạt gấp mấy chục lần tiền đi xe ôm, tôi hơi ẩu xíu, vi phạm nên phải chịu. Vợ tôi biết bị phạt chắc chửi chết”, ông D. nói rồi ký biên bản.
Lúc 21h30, ông Ư.Q.N. (SN 1985) lái xe máy chở vợ con trên đường Lý Thường Kiệt. Cách ngã tư Phú Hòa (quận Tân Bình) 200m, ông N. phát hiện chốt kiểm tra nồng độ cồn liền lái xe lên vỉa hè định quay đầu.
Tuy nhiên, CSGT đã tiếp cận giữ xe, kiểm tra phát hiện ông N. có nồng độ cồn 0,315mg/lít khí thở. Nam tài xế bị tổ công tác lập biên bản xử phạt 4,5 triệu đồng, tước bằng lái 17 tháng.
Cùng thời điểm, ông L.V.T. (SN 1966, ngụ huyện Hóc Môn) lái xe máy qua khu vực trên cũng bị Đội CSGT Bàn Cờ kiểm tra phát hiện nồng độ cồn mức 0,350mg/lít khí thở. Ông T. bị CSGT xử phạt 4,5 triệu đồng, tước bằng lái 17 tháng.
CSGT lập chốt kiểm tra nồng độ cồn trên đường Lý Thường Kiệt (Ảnh: An Huy).
Người đàn ông cho biết có người thân vừa mất, ông buồn quá nên uống 3 lon bia với họ hàng. Trên đường lái xe từ quận 10 về Hóc Môn, ông bị CSGT kiểm tra. “Xe này của tôi không đáng giá 4,5 triệu đồng. CSGT phạt tôi bỏ luôn xe và về đi xe đạp”, ông T. chia sẻ.
Trong đêm, một số trường hợp khác vi phạm nồng độ cồn cũng bị Đội CSGT Bàn Cờ kiểm tra, lập biên bản xử phạt.
Một lãnh đạo Phòng PC08 cho biết, từ nay đến cận Tết Nguyên đán, CSGT sẽ tăng cường kiểm tra nồng độ cồn. Việc kiểm tra nhằm tuyên truyền người dân đã uống rượu bia không nên lái xe để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh.
Phân định trách nhiệm vụ bé gái ở trong nhà bị ô tô tông chết
Ô tô do nữ tài xế điều khiển đã lao vào một nhà dân khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong.
Clip ghi lại vụ việc.
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ một tai nạn thương tâm xảy ra tại phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang).
Hiện trường tai nạn.
Theo đó, lúc 16 giờ 30 phút ngày 21-12, nữ tài xế lái ô tô mang biển số tỉnh Tuyên Quang chạy trên đường thuộc tổ 10 phường Nông Tiến đã bất ngờ gặp xe máy do một người đàn ông đi chiều ngược lại, đang sang đường.
Tài xế đánh lái, ô tô lao vào một nhà dân đã tông trúng một bé gái 17 tháng tuổi đang chơi cùng mẹ, gây tử vong do bị thương quá nặng.
Bước đầu xác định có thể nữ tài xế ô tô đạp nhầm chân phanh thành chân ga, dẫn đến tai nạn thương tâm.
Theo luật sư Đào Thị Bích Liên, Văn phòng Luật sư Hà Hải và Cộng sự, trong vụ việc trên cơ quan điều tra cần làm rõ các chi tiết như nữ tài xế có đánh lái không kiểm soát, đạp nhầm chân ga và người điều khiển xe máy có vi phạm Luật Giao thông đường bộ không.
Đầu tiên, nếu xác định được nữ tài xế vi phạm quy định về an toàn giao thông như đánh lái không kiểm soát, đạp nhầm chân ga gây ra tai nạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Do gây hậu quả chết người nên khung hình phạt là từ 1-5 năm tù. Nếu xác định có tình tiết định khung như lỗi nghiêm trọng, không có giấy phép lái xe thì mức phạt có thể từ 3-10 năm tù.
Ngoài ra còn phải bồi thường trách nhiệm dân sự cho gia đình nạn nhân theo quy định tại Điều 584 và 585 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm chi phí mai táng, bù đắp tổn thất tinh thần (tối đa 100 tháng lương cơ sở) và bồi thường thiệt hại các đồ đạc gây ra hư hỏng khi tông vào nhà dân.
Thứ hai, theo Điều 15 khoản 1 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định, khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. Giả sử người đi xe máy có hành vi sang đường bất ngờ gây nguy hiểm, có thể bị xử phạt hành chính từ 400.000 đồng đến 5 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
Bên cạnh đó, nếu lỗi của người điều khiển xe máy là một phần khiến tài xế gây ra cái chết cho cháu bé thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ, với mức phạt từ 1-5 năm tù (hoặc 3-10 năm tù nếu có tình tiết định khung). Chưa kể còn chịu trách nhiệm liên đới bồi thường dân sự với nữ tài xế.
"Tai nạn thương tâm trên là hồi chuông cảnh báo về ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Đặc biệt là sự cẩn trọng khi điều khiển phương tiện. Dù trách nhiệm chính thuộc về bên nào, hậu quả mất mát về người và tài sản là không thể bù đắp" - luật sư Đào Thị Bích Liên nói.
Vụ ô tô lao vào nhà tông tử vong bé 17 tháng tuổi: Người dân bàng hoàng kể lại khoảnh khắc người mẹ hoảng loạn ôm con lao ra ngoài Liên quan đến vụ việc nữ tài xế điều khiển ô tô tránh xe máy rồi lao vào nhà dân ở tổ 10, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) khiến cháu bé 17 tháng tuổi tử vong, ngày 22/12, gia đình đã tổ chức lễ tiễn đưa cháu bé về nơi an nghỉ cuối cùng. Theo người dân tổ 10, phường Nông Tiến...