Bỉ, Pháp bị cáo buộc liên quan đến thảm sát Rwanda
Tổng thống Rwanda Paul Kagame vừa cáo buộc Bỉ, Pháp có liên quan đến vụ diệt chủng từ tháng 4 – 6.1994 tại Rwanda, làm khoảng 800.000 người Tutsi thiệt mạng, theo tuần báo Jeune Afrique ngày 6.4.
Hình ảnh nạn nhân vụ diệt chủng năm 1994 tại một khu tưởng niệm ở Rwanda – Ảnh: Le Monde
Trả lời phỏng vấn của Jeune Afrique, ông Kagame nhận định: “Bỉ có vai trò trực tiếp còn Pháp tham gia vào quá trình chính trị chuẩn bị cho cuộc diệt chủng”.
Video đang HOT
Theo tổng thống Rwanda, binh sĩ Pháp thuộc chiến dịch quân sự – nhân đạo của Liên Hiệp Quốc được gửi đến Rwanda vào năm 1994 không chỉ “đồng lõa” mà còn chủ động tham gia tàn sát người Tutsi.
Trước đó, năm 2008, một ủy ban điều tra đã cáo buộc trong vụ diệt chủng Rwanda, quân đội Pháp đã cố tình chậm trễ 3 ngày, làm 2.000 người Tutsi ở làng Bisesero bị giết.
Lâu nay, nước này vẫn bị nghi ngờ ủng hộ phe cầm quyền người Hutu của Rwanda vào thời điểm đó, nhân tố chính gây ra vụ diệt chủng năm 1994.
Phát biểu mới nhất của Tổng thống Kagame nhiều khả năng sẽ làm quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Rwanda, vốn chỉ được nối lại từ năm 2010, rạn nứt nghiêm trọng.
Paris ngày 6.4 thông báo sẽ không gửi phái đoàn do Bộ trưởng Tư pháp Christiane Taubira dẫn đầu đến dự lễ tưởng niệm 20 năm vụ diệt chủng vào ngày 7.4 tại thủ đô Kigali của Rwanda.
Báo Le Monde dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp nhận định: “Pháp rất ngạc nhiên vì những cáo buộc mới đây của Tổng thống Rwanda. Những cáo buộc này đi ngược với tiến trình đối thoại và hòa giải từ nhiều năm nay giữa hai nước”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Bỉ cho biết không thay đổi gì về kế hoạch tham dự lễ tưởng niệm tại Kigali.
Theo TNO
Pháp có thủ tướng mới
Hôm qua, Tổng thống Pháp Franois Hollande bổ nhiệm Bộ trưởng Nội vụ Manuel Valls (ảnh) làm thủ tướng mới thay ông Jean-Marc Ayrault, người vừa từ chức sau thất bại nặng nề của đảng Xã hội cầm quyền trong kỳ bầu cử địa phương cuối tuần qua, theo AFP.
Ông Hollande cho biết ông Valls được giao trách nhiệm xây dựng một nội các "tinh gọn, đoàn kết và gắn bó". Tân thủ tướng 51 tuổi lâu nay vẫn được xem là người hữu khuynh nhất của cánh tả, rất phù hợp với thực trạng cử tri Pháp đang ủng hộ cánh hữu, thể hiện qua kết quả bầu cử mới rồi.
Nội các mới ra mắt trong ngày 2.4 và hiện có nhiều dự đoán về sự tái xuất của bà Segolene Royal, người tình cũ của Tổng thống Hollande. Trước đó có nhiều lời đồn đại nói bà Royal bị loại khỏi nội các đợt rồi vì sự chống đối của bà Valerie Trierweiler, "đệ nhất tình nhân" của Pháp khi đó. Trở ngại này hiện không còn sau khi ông Hollande chia tay với bà Trierweiler.
Theo TNO
Người Tatar ở Crimea đòi tự trị Các đại diện cộng đồng thiểu số Tatar vừa thông qua nghị quyết đòi quyền tự trị trong phiên họp đặc biệt tại thành phố Bakhchysarai, phía nam Crimea, theo AFP. Lãnh đạo cộng đồng là Refat Chubarov tuyên bố: "Đã đến lúc đưa ra lựa chọn. Nếu người Nga ở Crimea được quyền quyết định tương lai của họ thì người Tatar...