Bị ong vò vẽ đốt có thể tử vong sau 10 phút vì sao?
Sau khi vào cơ thể, các chất trong nọc ong có thể gây ra phản ứng dị ứng. Nặng nhất là sốc phản vệ và có thể làm nạn nhân tử vong nhanh chóng sau 10-20 phút.
Nhiều trường hợp ong vò vẽ đốt gây tử vong
Mới đây xảy ra trường hợp 5 bà cháu ở tỉnh Bạc Liêu bị ong vò vẽ đốt khiến 2 người tử vong, 3 người nguy kịch. Tai nạn xảy ra khi 5 bà cháu dọn dẹp, sửa chữa nhà cửa, không may làm rơi tổ ong vò vẽ rơi xuống và bị đàn ong bay ra tấn công.
Khi được phát hiện, cả 5 người đã rơi vào tình trạng hôn mê, toàn thân sưng vù và chi chít vết ong chích.
Trước đó, nhiều trường hợp nguy kịch, thậm chí tử vong vì bị ong vò vẽ đốt.
Ngày 8/8, bệnh nhi B.X.T. (SN 2007, trú tại xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu) nhập viện trong tình trạng nguy kịch, niêm mạc nhợt, khó thở, nước tiểu đỏ, suy đa tạng, men gan tăng, rối loạn đông máu do bị bầy ong đốt hơn 100 nốt.Sau hội chẩn, các bác sỹ khoa Hồi sức chống độc tiến hành hồi sức tích cực, lọc máu liên tục nhiều giờ.
Bệnh nhi đã tỉnh, thoát sốc, chức năng gan, thận đang hồi phục.
Hay trường hợp cô giáo Phạm Thị Tú Tr. (41 tuổi, công tác tại trường THPT Phú Quốc, Kiên Giang) đang trên đường từ nhà tới trường, cô Tr. thấy đau nhói phía sau gáy.
Khi dừng xe kiểm tra, cô Tr. phát hiện rất nhiều ong đang tấn công.Quá hoảng loạn, cô giáo 41 tuổi bị ngã xe. Người dân đã nhanh chóng đưa cô giáo vào BV Phú Quốc cấp cứu.
Nhận thấy tình hình nghiêm trọng, cô Tr. sau đó được chuyển lên BV Chợ Rẫy điều trị. Tại đây các bác sỹ cho biết, lúc được đưa vào BV, ê-kíp trực Hồi sức cấp cứu ghi nhận trên người cô Tr. có khoảng 70 vết ong đốt, chủ yếu tập trung vùng lưng, hai tay, mặt và cổ, độc tố gây nên tổn thương đa cơ quan, gan và phổi tổn thương nặng, suy thận cấp, tri giác bị rối loạn.
Video đang HOT
Ong vò vẽ nguy hiểm thế nào?
Theo các bác sĩ, khi bị ong đốt thì tùy theo loại ong mà nọc độc sẽ ít hay nhiều. Trong khi ong mật gần như không độc thì ong vò vẽ và ong đất ( ong bắp cày), ong bầu chứa độc tố có thể gây chết người. Trong các ca cấp cứu vì bị ong đốt, thường gặp các ca bị ong vò vẽ và ong đất đốt.
Loài ong vò vẽ (Vespidae) khi đốt người, nó có thể rút nọc kim đốt ra và đốt nhiều lần nên nguy hiểm hơn loài ong mật (Apidae) rất nhiều. Vết đốt của ong vò vẽ nhìn thấy rất đặc hiệu với một vết quầng đỏ ở chung quanh một điểm hoại tử ở trung tâm.
Ong vò vẽ đốt gây chết người thường gặp nhất gồm hai loại. Loại ong nhỏ có thân màu đen, vàng xen kẽ, bụng có một khoanh vàng rộng, chúng làm tổ ở cao, thích sống gần người và gia súc.
Độc tính của nọc ong này khá cao, nếu nạn nhân bị đốt từ 40-50 vết đốt, ở trẻ em khoảng 30 vết đốt thường rất dễ tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời, tích cực, và đúng phương pháp.
Loại ong to thường làm tổ trên mặt đất hoặc hố đất, nọc ong có độc tính rất cao. Chúng thường làm tổ ở các gò, đồi, mô đất cao hơi yên tĩnh, thường xa nhà và nơi thả gia súc. Chỉ khoảng chừng 1-2 con ong đốt đã có thể làm cho nạn nhân bị sốt.
Nọc ong vò vẽ gồm các amines sinh học như 5-hydroxytryptamine, histamine, acetylcholine; các enzyme như phospholipase A 2, hyaluronidase và các peptide độc hại.
Tác dụng gây độc thường ghi nhận với các triệu chứng tại chỗ như sưng, đỏ, nóng, đau; tình trạng nhiễm độc ồ ạt đối với những trường hợp nạn nhân có trên 50 vết đốt, giống như choáng phản vệ; bị ly giải cơ vân, tán huyết.
Các phản ứng dị ứng có thể nhẹ hoặc nặng, sốc phản vệ có thể xảy ra sớm sau 10-20 phút hay sau 4-8 giờ, đôi khi sau cả 36-72 giờ.
Nếu nạn nhân bị ong vò vẽ đốt đến bệnh viện quá muộn thường dễ có nguy cơ suy thận cấp, đa số đều bị hoại tử tế bào gan.
Cách xử lý khi bị ong đốt
Khi bị ong đốt, bình tĩnh và thận trọng dùng một vật nhọn như mũi dao, đầu kim… để khều kim chích ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy kim, túi độc vì sẽ tạo điều kiện cho nọc độc lan tỏa và thấm sâu hơn vào cơ thể.
Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau. Không nên đắp trực tiếp nước đá lên chỗ ong đốt.
Bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Băng che kín phần vết thương.
Nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển sang nơi khác; phần bị chích nên để ở vị trí thấp hơn tim. Bó nẹp tay hoặc chân để tránh sự lay động khi di chuyển đến bệnh viện. Nếu cần thiết, có thể tiêm huyết thanh chống độc.
Theo www.giadinhmoi.vn
Cháu bé bị ong vò vẽ đốt 100 nốt dẫn tới suy đa tạng
Bệnh nhân B.X.T. (11 tuổi, ở Quỳnh Hoa, Quỳnh Long, Nghệ An) nhập viện trong tình trạng nguy kịch, niêm mạc nhợt, khó thở, nước tiểu đỏ, suy đa tạng, men gan tăng, rối loạn đông máu do bị bầy ong đốt khoảng hơn 100 nốt.
Theo người nhà bệnh nhi chia sẻ, bé B.X.T. trèo lên nhà tắm kiểm tra đường nước thì dẫm phải tổ ong vò vẽ, bị đốt nhiều nốt, sưng tấy toàn thân.
Sau hội chẩn, các bác sĩ của khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã tiến hành hồi sức tích cực, lọc máu liên tục nhiều giờ. Đến nay bệnh nhân đã tỉnh, thoát sốc, chức năng gan, thận đang hồi phục.
Bệnh nhân B.X.T đang được lọc máu liên tục tại khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
BSCKI Nguyễn Hùng Mạnh, Trưởng khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, lọc máu liên tục sử dụng hiệu quả cho các trường hợp bệnh nhân suy đa phủ tạng, suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn, suy gan cấp, suy tim kháng trị, viêm tụy cấp, ngộ độc nặng...
Bác sĩ khuyến cáo, khi bị ong đốt, cần lưu ý sơ cứu kịp thời:
- Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi khu vực có ong, đặt người bị ong đốt nằm yên tại chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền nhanh trong cơ thể.
- Khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn ép lấy ngòi vì có thể làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.
- Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng, uống nhiều nước để loại thải các độc tố.
- Đưa người bị đốt tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Mùa hè là thời điểm tai nạn do ong đốt gia tăng. Vì vậy, người dân cần lưu ý:
- Tránh tiếp xúc với ong, không kích động hoặc chọc phá tổ ong. Khi ong bay đến, không chạy, nên đứng hoặc ngồi im không cử động.
- Thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà. Khi ong vào nhà làm tổ cần phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình. Nên phá ngay khi tổ mới xây (thường tháng 3 - 4).
- Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, mỹ phẩm... có mùi thơm và ngọt. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Nên đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.
- Để loại bỏ tổ ong nên dùng khói, bình xịt côn trùng xua ong đi hết sau đó dùng lưới mắt nhỏ hoặc màn bọc tổ ong gỡ đi. Người thực hiện cần mặc quần áo dày, áo mưa (loại nhựa dày), đi găng và đầu đội mũ kín.
Theo www.giadinhmoi.vn
Hơn 100 mũi ong đốt trên cơ thể bé trai 11 tuổi Bệnh nhi ở Nghệ An bị suy đa tạng, khó thở, men gan cao, rối loạn đông máu. Bé trèo lên nhà tắm kiểm tra đường nước thì đạp phải tổ ong vò vẽ. Bầy ong túa ra đốt em bé nhiều nốt, sưng tấy toàn thân. Bé được đưa đến Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cấp cứu trong tình trạng nguy...