Bị ong vò vẽ đốt, 5 người trong 1 gia đình thương vong
Khi cây bần ngã, thì bầy ong vò vẽ bất ngờ bay ra đốt làm 5 người trong 1 gia đình thương vong.
Bị ong vò vẽ đốt, 5 người trong 1 gia đình ở Bạc Liêu thương vong. (Ảnh minh họa)
Trưa 16/8, bà Nguyễn Thị Ngân, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc (huyện Hồng Dân, Bạc Liêu) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ ong vò vẽ đốt làm 5 người trong 1 gia đình thương vong.
Theo thông tin ban đầu, vào chiều 14/8, bà Trần Thị Đ. (92 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Thành Lập, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân) và bà Nguyễn Thị H. (khoảng 50 tuổi) cùng với 3 cháu bé là: N.H.N (khoảng 22 tháng tuổi), L.T.K. (7 tuổi) và L.T.V. (5 tuổi) cưa cây bần trước cửa nhà.
Khi cây bần ngã đã đập vào nhà, nhưng không may trên cây bần bị ngã có ổ ong vò vẽ (bán kính khoảng hơn 20cm) đóng trên đó, nhưng mọi người không phát hiện.
Do bất ngờ bị động tổ, bầy ong vò vẽ bay ra và đốt nhiều vết vào người các nạn nhân. Phát hiện vụ việc người dân ở gần đó đã đưa các nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu.
Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, bà Đ. và cháu N. đã tử vong, còn bà H., cháu K. và cháu V. bị thương nặng và đang được điều trị tích cực tại các bệnh viện.
Theo bà Ngân, ngay sau khi nhận được thông tin, chính quyền địa phương đã kịp thời thăm hỏi, động viên và hỗ trợ bước đầu cho gia đình các nạn nhân.
“Do gia đình nạn nhân thuộc diện khó khăn, nên địa phương cũng đang kêu gọi các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân chung tay đóng góp, giúp đỡ gia đình sớm vượt qua nỗi đau mất người thân”, bà Ngân nói.
Liên quan đến vụ việc, bác sĩ Trần Văn Dễ, Giám đốc bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cho biết, bệnh viện đã chuyển cấp cứu 2 trường hợp bệnh nhi lên bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh do bị ong vò vẽ đốt.
Theo bác sĩ Dễ, tối 14/8, cháu L.T.V (5 tuổi) và L.T.K (7 tuổi, cùng ngụ tỉnh Bạc Liêu) được chuyển từ Bạc Liêu lên cấp cứu trong tình trạng bị ong đốt (một bé bị ong đốt 30 vết, 1 bé bị 40 vết đốt), môi tím, phù nề toàn thân,.
Video đang HOT
Sau khi thực các biện pháp cấp cứu ban đầu, do diễn biến bệnh nặng nên các bác sĩ đã quyết định chuyển các cháu lên tuyến trên để điều trị.
Gia Minh – Lê An
Theo baogiaothong
Săn loài ong 'đốt thần ngã ngửa', nghề trêu ngươi 'thần chết'
Người Nghệ có câu: "Ong vẽ đốt mẻ nồi rang, ong vang đốt vàng mắt nghệ, ong chần đốt thần ngã ngửa". Ngụ ý rằng, ong chần là loài hung dữ, độc tố mạnh đến nỗi đốt thần thánh ngã ngửa. Vậy nhưng, vì mưu sinh, không ít người chấp nhận đối diện với tử thần.
Trêu ngươi "thần chết"
Thợ săn ong chần chuẩn bị vào rừng
Hẹn mãi, tôi mới được ông Thắng, một người chuyên đi săn ong chần trú tại xóm chợ, xã Nam Hưng (huyện Nam Đàn, Nghệ An) cho đi theo. Ông Thắng nhìn tôi vẻ ái ngại: "Sợ chú không theo nổi rồi! Săn ong chần không nói chơi được đâu. Có khi thợ săn phải mất 2-3 ngày mới tìm được tổ của chúng. Rồi phải tìm bịt hết các lỗ thở trước khi đào tổ phòng khi chúng ra cùng lúc, vùi mặt không thấy đường đào tổ. Người không thạo việc đi theo, có khi chết oan như bỡn".
Nói rồi, ông Thắng đưa tôi một bộ "quần áo giáp" để tránh bị đốt khi đối diện với ong chần.
Thợ săn ong chần cho biết, đây là loài ong đặc biệt, nọc kịch độc nên trang phục cũng đặc biệt. Bộ đồ rẻ nhất để đi săn ong chần cũng trên 1 triệu đồng. Chúng được may từ những tấm bạt dày, thậm chí phải 2-3 lớp chồng lên nhau, không có kẽ hở nào để ong có thể chui vào được. Trên phần mặt được may 2-3 lớp màn, tạo thành lớp màng có khoảng cách xa so với các bộ phận trên khuôn mặt, làm sao để người mặc vẫn thấy đường khi di chuyển, đào tổ.
Bộ "áo giáp" của thợ săn ong chần
Sau khi tìm thấy ổ, thợ săn phải mặc "áo giáp", dùng dây chun thắt chặt ở cổ chân, chân đi ủng buộc chặt, tay đi tất dày. Chỉ cần sơ suất để lộ một khe hở thì tính mạng thợ săn sẽ ngàn cân treo sợi tóc. Đối với loài hung dữ như ong chần, chỉ cần một vết đốt đã đủ khiến thợ săn phải lập tức phải nhập viện truyền nước giải độc. Người nào sức đề kháng tốt có thể qua khỏi nhưng cũng có người bị hoại tử từng mảng thịt. Còn nếu bị đốt nhiều vết thì gần như chết chắc.
Ông Thắng cuốn bộ đồ vào ba lô, bỏ thêm một chiếc cuốc nhỏ, cán ngắn đã được tháo rời, một túi thịt lợn hôm qua mua ngoài chợ về cất trong tủ lạnh, một chai nước uống. Săn ong chần có khi phải leo 2-3 ngọn núi nên bộ đồ nghề cũng phải tinh gọn nhất, chỉ đưa những thứ thiết yếu.
Từ Nam Hưng, chúng tôi ngược QL 46 về huyện Thanh Chương. Nhìn những ngọn đồi lô nhô phía bên kia đường mòn Hồ Chí Minh, ông Thắng quả quyết: "Vào khu vực khe Tràm, xã Thanh Thủy kiểu gì hôm nay cũng theo được một ổ. Ở đây, hai hôm trước chúng tôi theo một con ong mồi nhưng vẫn chưa tìm được. Loài ong này sau khi ngậm được mồi nhử sẽ bay vút lên trời cao về tổ, tránh sự theo dõi của thợ săn. Vì thế, theo được đến tổ của chúng rất khó khăn".
Là nghề nguy hiểm, thường mỗi tổ săn ong có 3-4 người cùng đi để hỗ trợ lẫn nhau đề phòng bất trắc. Nhưng hôm nay, bạn săn có việc, lại đã cao tuổi, không đi săn đường xa được ông Thắng mới chấp nhận đi với tôi. Thường, đã là thợ săn ong chần thì ngay cả khi gặp ong mật rừng những người thợ này cũng bỏ qua. Họ có đam mê riêng, thích chinh phục loài ong hung dữ này. Ngoài ong chần thì khi gặp ong vang, ong vẽ, những người thợ này cũng bắt. Tuy nhiên, bắt ong vang, ong vẽ thường dễ hơn nhiều.
Không gặp ong chần, thợ săn cũng có thể săn cả ong vang, ong vẽ
Non nửa xóm chợ quê ông Thắng từ gần chục năm nay hành nghề săn ong chần. Mùa săn ong chần bắt đầu từ khoảng từ tháng 3 dương lịch, kéo đến gần cuối năm. Thợ săn ong chần đi bằng xe máy, thường bắt đầu săn từ Nghệ An vào đến tận Đà Nẵng. Họ kéo nhau đi thành từng đoàn như những biệt đội lữ hành.
"Chúng tôi đi bằng xe máy, săn đến đâu gửi xe, tư trang ở đó. Ngoài việc tự tìm đến tổ của chúng, nhiều người dân khi thấy tổ ong chần cũng báo cho chúng tôi vì họ sợ, không dám bắt cũng không thể đuổi đi được. Khi có hàng chúng tôi gọi cho đầu nậu đến thu mua. Đến khoảng gần cuối năm thì đội đi săn đã săn vào đến tận Đà Nẵng. Vào Đà Nẵng có khi đào được những tổ gần 20 kg. Có khi gặp ong dế, một loài ong còn dữ dằn và độc hơn cả ong chần, loài này gần như chỉ có ở Đà Nẵng thôi. Tất nhiên, giá tổ ong dế vì thế cũng đắt hơn cả ong chần", ông Thắng tâm sự.
Chúng tôi vượt qua nhiều khe suối để đến được điểm cuối con đường vào khe Tràm. Hai chiếc xe cà tàng của tôi và ông Thắng ọ lên từng hồi để vượt qua những khe nước, con dốc. Trời vừa mưa xong, đường vào khe Tràm lầy lội, nhiều đoạn phải xuống đẩy xe nhích từng đoạn.
Đến một khe nước gần cuối con đường, ông Thắng chỉ lên núi cao trước mặt và cho biết, ngày hôm qua ông và bạn săn theo một con ong chần đến hết ngọn núi thì mất dấu.
Ông Thắng lấy trong túi ra một nhúm thịt lợn, sau đó lấy thanh tre dọc đường, chẻ đôi một đầu dắt miếng thịt vào ngồi gốc cây nhử ong. Chừng 30 phút sau, một chú ong chần thân đen vù đến. Ngửi thấy mùi thịt, chỉ trong thoáng chốc nó cắp miếng thịt bay đi trong khi chúng tôi chưa kịp định thần, giương máy chụp. Ông Thắng vơ vội chiếc ba lô, quần ống thấp, ống cao, mặt ngửng lên trời chạy theo ong mồi.
Mồi câu ong chần là miếng thịt nhỏ cắm vào cành tre
Đi theo hướng ong mồi
"Khó chứ không phải dễ đâu chú ơi! Nó nhanh và tinh ranh lắm! Tìm được ổ của nó còn khó hơn mò kim đáy bể chứ chả chơi!"
Giá ong chần bao nhiêu?
Ông Thắng đem cho tôi xem những "chiến tích" mà đội thợ săn của ông đã từng làm được. Theo ông Thắng, thời điểm này tổ ong chần lớn nhất cũng chỉ khoảng trên dưới 10 kg. Đến khoảng tháng 8-9, có những tổ ong chần nặng phải đến 15-16 kg. Gặp những tổ như thế thì thợ săn ong chần "ăn đủ".
Ong chần, ong vang, ong vẽ, ong dế sau khi bắt được, thợ săn thường để nguyên tổ. Đầu nậu đến thu mua sẽ cân cả tổ để tính tiền. Mỗi kg ong chần (cả tổ) được bán với giá trên 400.000 đồng; ong dế trên 500.000 đồng, ong vang, ong vẽ trên 200.000 đồng. Đặc điểm của những thợ săn ong chần là họ dùng dụng cụ để đào lấy nguyên tổ chứ không dùng lửa đốt nên ít xảy ra nguy cơ cháy rừng.
"Tôi cũng không biết họ mua về làm gì nhưng từ lâu lắm rồi, những thợ săn đất Bắc đã vào đây đi săn. Làng tôi lúc đầu đi theo họ học săn nhưng nay lành nghề cả. Ngày nào gặp may có khi một nhóm thợ săn 3-4 người có thể đào được 30-40 kg tổ ong chần. Nghe nói các đầu nậu thu gom, sau đó bán sang Trung Quốc, họ làm vị thuốc gì quý lắm. Dân ta thì ai dám mua tổ ong tiền triệu về nhắm rượu hả chú?", ông Thắng cho biết thêm.
Chiến tích của một thợ săn ong chần tại Thanh Thủy
Nói về sự nguy hiểm của nghề săn ong chần, một thợ săn tại xã Thanh Thủy cho biết, năm 2017, một thợ săn ong chần tại huyện Yên Thành vì sơ suất để thanh tre đâm thủng áo đã bị ong chần chui vào đốt đến chết.
"Săn ong chần không khác gì trêu ngươi thần chết. Đối với ong chần, đào hay đốt thì đều phải có đồ bảo hộ tiền triệu nếu không muốn chết oan. Dù là nghề nguy hiểm nhưng thu nhập cao, nhiều người lại đam mê nên tôi chưa thấy ai đã đi theo nghề này mà chịu bỏ cả", một thợ săn ở xã Thanh Thủy cho biết.
VÕ VĂN DŨNG(Kiến thức gia đình số 32)
Theo nongnghiep
Gia đình liệt sĩ, 20 năm sống trong kì thị Hơn 20 năm qua, gia đình ông Dương ức Dịch và bà Ngô Thị Hà, ở thôn Rẫy, Tây Trạch, Bố Trạch (Quảng Bình) phải sống trong sự kì thị và xa lánh của hàng xóm láng giềng khi bị đổ oan là "ma thuốc độc". Ông Dương ức Dịch Theo ông Dịch sự việc xảy ra cách đây 20 năm. "Khoảng năm...