Bị ợ hơi nhiều, có đáng lo?

Theo dõi VGT trên

Nhiều người trẻ đến bác sĩ khám bệnh than phiền “tôi rất hay bị ợ hơi”, tiếng ợ hơi to đến mức người bên cạnh nghe rõ được. Tại sao lại bị ợ hơi nhiều như vậy? Đây có phải là triệu chứng của những bệnh nguy hiểm?

Bị ợ hơi nhiều, có đáng lo? - Hình 1

Bác sĩ nội soi dạ dày cho bệnh nhân có triệu chứng ợ hơi kéo dài – Ảnh: H.NHÂN

Nhiều bạn trẻ không phải lao động đêm nhưng lại cứ thức đêm – tự đưa mình vào “lao động nặng nhọc” như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Ảnh Bác sĩ Lưu Phương

Anh H.T.V., 20 tuổi, ngụ ở TP Thủ Đức ( TP.HCM), lo lắng do thời gian gần đây khi càng thức khuya thì anh càng bị ợ hơi nhiều. Không chỉ ban đêm anh ợ “ầm ĩ” mà ban ngày khi đi làm việc, giao tiếp với nhiều người, lâu lâu anh lại ợ một cái rõ to khiến anh cảm thấy rất ngại.

Anh V. băn khoăn không biết “thủ phạm” gây triệu chứng ợ hơi này là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Bạn bè anh khuyên anh nên sớm đi bác sĩ khám.

Đi tìm thủ phạm “ợ hơi”

Thạc sĩ – bác sĩ CKII Trần Ngọc Lưu Phương, giảng viên bộ môn nội tổng quát phân môn tiêu hóa – gan mật Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), cho biết thức khuya không gây ra ợ hơi nhưng thức khuya có thể là một yếu tố kích khởi gây ra ợ hơi.

Bác sĩ Lưu Phương cho biết thức khuya nhiều sẽ gây ra những xáo trộn trong hoạt động đường tiêu hóa, đặc biệt ở đường tiêu hóa phía trên.

Đường tiêu hóa phía trên có thực quản, bao tử, ruột non đoạn đầu. Bản thân đường tiêu hóa dù trên hay dưới cũng hoạt động một cách tự động, liên quan đến hệ thần kinh và nội tiết.

Hoạt động của hệ thần kinh thực vật bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thức khuya, sinh hoạt ngủ nghỉ không điều độ, những cảm xúc tình cảm hoặc những stress về thể chất lẫn tinh thần.

Video đang HOT

Thức khuya là một trong những yếu tố kể trên nên có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng sẽ gây ra kích hoạt cảm giác như cảm giác bị đau bụng, đi vệ sinh nhiều lần, có người bị tiết axit nhiều gây loét bao tử, có người bị tiết dịch tiêu hóa và co bóp lộn xộn gây ợ chua, ợ hơi.

Triệu chứng ợ hơi có thể báo hiệu mắc bệnh đường tiêu hóa như loét bao tử, ngoài ra triệu chứng ợ hơi còn báo hiệu do người đó thức khuya nhiều nên bị stress hoặc có thể là những dấu hiệu của ung thư bao tử tình cờ khởi phát trong giai đoạn này.

Những người thức khuya thường hay ăn chất bột đường hoặc uống một loại nước nào đó như nước ngọt nên sẽ sinh hơi nhiều, một số người bị sôi bụng, một số người bị ợ hơi lên.

Do vậy, đầu tiên cần điều chỉnh việc thức khuya vì thức khuya đã tác động đến việc ợ hơi mà nhiều người không biết. Những người phải đi làm ca đêm trong nhiều năm, cho dù cả ngày hôm sau được ngủ suốt thì những người này vẫn được tính là làm công việc nặng nhọc, mất nhiều sức lao động.

Thế nên, nhiều bạn trẻ không phải lao động đêm nhưng lại tự đưa mình vào “lao động nặng nhọc” như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Thức khuya nhiều gây suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, dễ bị đái tháo đường… Bác sĩ Lưu Phương khuyên những người trưởng thành không nên thức khuya mà nên đi ngủ trước 23h. Một người trưởng thành nên ngủ từ 6 đến 8 tiếng, tùy vào cơ thể từng người.

Bác sĩ Lưu Phương gặp nhiều trường hợp than phiền bị ợ hơi khi thức khuya. Sau khi khám, những người bệnh này được chẩn đoán viêm dạ dày cấp. Tuy nhiên, có những trường hợp khi tìm hiểu bác sĩ thấy những người bệnh này có dấu hiệu trầm cảm như mất ngủ, lo lắng…

Những người này thường có những khúc mắc trong cuộc sống làm họ không ngủ được, càng thức khuya lại càng bị ợ hơi nhiều.

Sau khi được bác sĩ tư vấn, điều trị bệnh trầm cảm, hỗ trợ những bệnh tiêu hóa kèm theo, những người bệnh này đã trở về bình thường. Nhưng nếu những trường hợp này không điều trị, để lâu dài sẽ làm bệnh tiêu hóa và bệnh trầm cảm ngày càng nặng thêm.

Bị ợ hơi nhiều, có đáng lo? - Hình 2

Ăn khuya dễ gây ra những xáo trộn trong hoạt động đường tiêu hóa – Ảnh: DUYÊN PHAN

Nỗi khổ đi vệ sinh nhiều lần trong ngày

Anh P.T.C., 38 tuổi, ngụ ở quận Phú Nhuận (TP.HCM), trung bình đi vệ sinh từ 5 – 7 lần trong ngày. Ngay cả ban đêm khi đang ngủ anh cũng phải dậy đi vệ sinh từ 2 – 3 lần.

Bác sĩ Lưu Phương cho rằng với những người đi vệ sinh nhiều lần trong ngày (từ 4 lần/ngày trở lên) thì sẽ được chia thành hai nhóm.

Nhóm 1 là những người trên 45 tuổi. Những người này nếu đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, kéo dài trên 2 tuần thì phải đi nội soi sớm vì có thể bị u lành hoặc ung thư ruột hoặc một số bệnh về viêm loét hoặc lao ruột…

Còn với nhóm 2 là những người dưới 45 tuổi, đặc biệt là nhóm dưới 40 tuổi, thì thường bị hội chứng ruột kích thích hoặc bị dị ứng với rượu bia hoặc một số loại thức ăn sống.

Nhóm dưới 45 tuổi cũng có những bệnh ở nhóm trên 45 tuổi, nhưng tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn. Với những người dưới 45 tuổi đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, kéo dài trên 2 tuần thì chưa có gì trầm trọng, nhưng nếu kéo dài trên 3 tháng thì cần được đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tầm soát bệnh vì có thể mắc các bệnh của nhóm trên 45 tuổi như đã kể trên.

Ngoài ra, những người không dung nạp được sữa mà uống sữa cũng sẽ bị đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Người càng lớn tuổi thì khả năng dung nạp sữa sẽ ngày càng kém dần. Trong ruột con người, để hấp thụ được sữa do động vật có vú tiết ra kể cả sữa mẹ, phải có men LACTASE mới phản ứng để tiêu hóa sữa thì ruột mới hấp thụ được.

Theo tự nhiên, trẻ nhỏ có men LACTASE nhiều nhưng theo thời gian men này sẽ giảm đi. Càng lớn tuổi thì khả năng dung nạp sữa sẽ càng giảm.

Bác sĩ Lưu Phương khẳng định sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt, đặc biệt là canxi. Mọi người đều có thể uống sữa hằng ngày. Tuy nhiên, tùy vào khả năng dung nạp sữa của mỗi người mà uống theo lượng sữa mà bác sĩ dinh dưỡng khuyên chứ không nên uống bằng mọi giá.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nặng không còn phải mổ hở

Bệnh nhân N.T.K.D (64 tuổi, ở TP.HCM) có tiền sử mổ bắt vít cố định cột sống đã 10 năm. Một năm trở lại đây, bà đau lưng và lan xuống 2 chân rất nhiều, đau nhức nhiều khi về đêm và khi đi lại.

Bệnh nhân được chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm mức độ nặng.

Ngày 30.12, bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Anh Vũ (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn) cho biết: Đây là một trường hợp khó vì phẫu thuật lần 2 sau khi thay đĩa đệm L2 - L3 ở lần 1. Thông thường trường hợp của bệnh nhân phải rạch da rộng để nối thanh nẹp từ các đốt sống phía dưới lên với tầng L2 - L3, tuy nhiên ê kíp quyết định áp dụng phương pháp kỹ thuật cao phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với sự hỗ trợ hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 chiều Navigation.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nặng không còn phải mổ hở - Hình 1

Ê kíp bác sĩ ứng dụng hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 Navigation để phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh BÁC SĨ CUNG CẤP

Cuộc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng sau 3 tiếng, tránh được cuộc mổ hở, mất máu nhiều, tổn thương rễ thần kinh... Sau phẫu thuật, bệnh nhân hết đau và cảm giác nhẹ hẳn 2 chân. Ngay chiều hôm sau, bệnh nhân đã tập ngồi và sang ngày thứ 2 đã tập đi lại.

Tương tự, bệnh nhân Đ.T.K.C (73 tuổi, ở TP.HCM) bị tê 2 chân, đi lại khó khăn đã 2 năm, phim cộng hưởng từ cho thấy có biểu hiện hẹp ống sống và thoát vị đĩa đệm thắt mức độ nặng. Tuy nhiên, bệnh nhân không dám đến bệnh viện điều trị vì sợ phẫu thuật xâm lấn ảnh hưởng sức khỏe nên cố gắng chịu đựng. Sau khi tìm hiểu và được tư vấn về kỹ thuật mới, bệnh nhân mới quyết định phẫu thuật.

Người bệnh được phẫu thuật bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu với hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 Navigation chiều thay 2 đĩa đệm và bắt vít cố định các phần thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Sau mổ 2 chân người bệnh nhẹ hẳn, ngay ngày hôm sau, người bệnh đã được tập đi lại và xuất viện ngày thứ 4 sau mổ, sức khỏe hồi phục nhanh.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nặng không còn phải mổ hở - Hình 2

Hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 Navigation giúp tăng tỷ lệ chính xác trong phẫu thuật lên tới 93 - 100%.. Ảnh BÁC SĨ CUNG CẤP

Bác sĩ Vũ cho biết, việc ứng dụng hệ thống O-ARM kết hợp định vị 3 chiều Navigation là một bước tiến vượt bậc trong phẫu thuật cột sống giúp tăng độ chính xác trong phẫu thuật lên tới 93 - 100%. "Trong phẫu thuật cột sống việc sai lệch dù chỉ 1 - 2mm có thể dẫn tới người bệnh liệt, tàn phế suốt đời, thậm chí là tử vong", bác sĩ nói.

Phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu đã làm giảm thương tổn mô chung quanh cột sống, tổn thương tủy sống, rễ thần kinh, động mạch, giảm biến chứng phẫu thuật và giảm thời gian hồi phục.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

5 loại thực phẩm 'ngăn cản' cơ thể hấp thụ canxi
20:25:20 06/11/2024
Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước bị thiếu i-ốt trên thế giới
09:00:30 07/11/2024
Những cái kết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
20:46:30 07/11/2024
Uống trà xanh mỗi ngày, loại nào tốt cho sức khỏe?
10:06:34 08/11/2024
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông
05:24:28 07/11/2024
Người đàn ông mắc uốn ván từ nguyên nhân hiếm gặp
05:27:10 07/11/2024
Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh
20:46:07 06/11/2024
7 thực phẩm gây mất ngủ, lão hóa nhanh
13:56:43 08/11/2024

Tin đang nóng

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk
16:22:22 08/11/2024
100 triệu người xem bài bóc phốt đáng sợ về bạn gái Huỳnh Hiểu Minh, tài tử hạng A là nạn nhân thê thảm nhất
16:49:21 08/11/2024
Xác minh clip người phụ nữ đạp, đánh tới tấp bé gái giữa đường
15:03:44 08/11/2024
Clip Kỳ Duyên được truyền thông quốc tế săn đón, nhận thêm tin vui sau chuỗi ngày trồi sụt ở Miss Universe
15:42:44 08/11/2024
Hiền Hồ bỏ về gấp sau khi bị hỏi chuyện cặp kè với đại gia tại sự kiện?
16:52:24 08/11/2024
Cuộc sống khác biệt của Quang Minh - Hồng Đào sau 5 năm ly hôn
15:13:58 08/11/2024
Xác minh clip "Mẹ ơi, đừng đánh con!" gây phẫn nộ trên mạng xã hội
16:47:57 08/11/2024
Một nữ NSƯT giàu có: "Tôi không biết ra ATM rút tiền"
18:54:14 08/11/2024

Tin mới nhất

Cây dại mọc đầy ở Việt Nam, ra nước ngoài bán hơn nửa triệu/kg

13:54:37 08/11/2024
Trước kia ở Trung Quốc, nếu chẳng may bị trầy xước hay chảy máu khi đi rừng, người dân thường lấy một nắm kiến huyết thanh gần đó, vò nát và bôi lên vết thương. Máu sẽ ngừng chảy nhanh chóng, trong khoảng 1 ngày là có thể giảm sưng.

Máy tạo nhịp tim dạng tiêm

13:46:32 08/11/2024
Vị trí tiêm đóng vai trò là điểm tiếp xúc với thiết bị bên ngoài để đo kiểm, cho phép đo điện tâm đồ và cung cấp kích thích điện công suất thấp để điều chỉnh nhịp tim.

Không chủ quan với bệnh dại

09:44:05 08/11/2024
Bệnh dại hoàn toàn có thể phòng được nhưng số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta vẫn có khoảng 70 người tử vong vì bệnh dại.

TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng

05:01:41 08/11/2024
Trước tình hình dịch bệnh đang gia tăng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ thời điểm này để ngăn chặn dịch bùng phát.

Tăng cường giám sát các trường hợp mắc sốt xuất huyết

04:56:03 08/11/2024
Khi có triệu chứng sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và không tự ý điều trị tại nhà , bà Nguyễn Quế Phương cho biết thêm.

Đái dầm ở trẻ có cần điều trị?

04:55:13 08/11/2024
Khi dừng thuốc có thể tái phát, cần giảm liều từ từ để hạn chế tái phát. Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc phối hợp khác.

Lá bàng có tác dụng gì?

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.

Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai

21:30:14 07/11/2024
Thai nhi cho thường nhận ít máu hơn và có nguy cơ thiếu máu. Trong khi thai nhi nhận có thể bị thừa máu, dẫn đến suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.

Nâng cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

21:24:10 07/11/2024
Có thể nói, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.

Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?

20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.

Bất ngờ với công dụng của trái thù lù, trước mọc dại giờ là vị thuốc quý được

19:58:05 07/11/2024
Ngoài phòng ngừa ung thư, chiết xuất từ quả thù lù tươi và khô được phát hiện có thể kéo dài tuổi thọ của tế bào đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây tổn thương oxy hóa.

Ăn bao nhiêu đường một ngày là đủ?

19:43:32 07/11/2024
Chuyên gia khuyến khích mỗi người sử dụng mật ong hoặc socola đen thay cho đường trong nước uống, thức ăn. Theo thống kê, một muỗng cà phê mật ong có 5 gram đường trong khi socola đen loại 86% cacao có 3 gram.

Có thể bạn quan tâm

Xã hội đen bất ngờ chỉ thẳng mặt mẹ Diddy, tố cáo mối liên quan đến tội ác của ông trùm

Sao âu mỹ

20:51:58 08/11/2024
Vào ngày 7/11, Deon D1 Best tố cáo Diddy sử dụng tên mẹ mình để thành lập công ty nhằm che giấu tiền bạc và các hợp đồng phạm pháp khác.

Sống trong căn hộ 9m2, người đàn ông phải nằm chéo mới ngủ được

Netizen

20:50:10 08/11/2024
Kazuki Hirata sống một mình trong căn phòng rộng 9m2 ở Tokyo, Nhật Bản. Căn hộ của anh rất nhỏ nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi, bao gồm góc để giặt là, giường, bếp. Tuy nhiên, khi ngủ, anh phải nằm chéo.

Bạn gái HIEUTHUHAI lộ nhan sắc qua "cam thường", netizen giật mình vì 1 chi tiết

Sao việt

20:46:34 08/11/2024
Dù không tham gia bất kỳ hoạt động showbiz nào nhưng Mỹ Hàn có tổng gần 1 triệu lượt theo dõi trên các nền tảng, nhất cử nhất động đều được chú ý đến.

Cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam cưới cùng dịp với Văn Hậu Doãn Hải My, cuộc sống sau 1 năm thay đổi hoàn toàn

Sao thể thao

20:45:51 08/11/2024
Gần đây nhất chàng cầu thủ còn khiến dân tình ngưỡng mộ khi tặng vợ là một chiếc đồng hồ xịn có giá hơn 500 triệu đồng trước thời điểm vợ chuẩn bị vỡ chum.

Đưa bệnh nhân ốm liệt giường từ bệnh viện tới ngân hàng để rút tiền

Thế giới

20:40:28 08/11/2024
Một sự vụ đang gây xôn xao dư luận Trung Quốc liên quan tới việc người nhà bệnh nhân phải đưa người bệnh đang nằm trên giường cấp cứu tại bệnh viện tới ngân hàng mới rút được tiền.

Vợ ông trùm 'Độc đạo' kể chuyện quay cảnh đánh ghen bị trật ngón tay

Hậu trường phim

20:38:00 08/11/2024
Diễn viên Thu Huyền - vai Ánh - vợ ông trùm Quân già trong Độc đạo kể chuyện hậu trường bị trật ngón tay phải bó bột khi quay cảnh đánh ghen giữ chồng.

Phạm Quỳnh Anh và Minh Hằng từ người thân hóa "kỳ phùng địch thủ"

Tv show

20:20:53 08/11/2024
Trailer tập 3 của Chị Đẹp Đạp Gió 2024 khiến khán giả đứng ngồi không yên trước những màn chiêu mộ thành viên về với liên minh của các Đội trưởng.

Miền Trung "lên dây cót" ứng phó bão Yinxing

Tin nổi bật

20:20:43 08/11/2024
Các tỉnh, thành miền Trung đã có công điện chủ động ứng phó với bão Yinxing theo phương châm 4 tại chỗ , trong đó việc bảo đảm tài sản, tính mạng của người dân được ưu tiên hàng đầu.

Chuỗi sự kiện âm nhạc đầy tham vọng, muốn đưa nhạc Việt "xâm chiếm" châu Á liệu có thành công?

Nhạc việt

20:15:25 08/11/2024
Vừa qua, Xin Chào Live Music - mô hình giải trí uy tín đã tổ chức họp báo công bố các dự án âm nhạc và sự kiện giải trí trong năm 2025.

Công bố địa điểm tổ chức concert 2NE1 tại TP.HCM, liệu có lặp lại lịch sử như BLACKPINK?

Nhạc quốc tế

19:24:13 08/11/2024
2 đêm concert của 2NE1 tại TP.HCM sẽ được tổ chức ở địa điểm quen thuộc - Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).

Lưu ý khi làm mới không gian bằng giấy dán tường

Sáng tạo

18:47:56 08/11/2024
Giấy dán tường được xem là giải pháp nhanh chóng cho những người muốn làm mới không gian sống. Tuy nhiên, giấy dán tường cũng có ưu và nhược điểm riêng.