Bị nước rửa xe bắn vào mắt, người đàn ông mờ, loá suốt 4 tháng
Bệnh nhân C.V.Đ (41 tuổi, ở Thủ Đức, TP.HCM) đến khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng mắt nhìn mờ, lóa và cảm giác nặng mắt.
Bệnh nhân Đ. cho biết 4 tháng trước, trong lúc bơm rửa xe thì bị vòi xịt nước văng trúng vào mắt trái làm mắt đau nhức, nhìn mờ. Anh Đ. được đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện ở địa phương lân cận và được chẩn đoán đứt chân mống mắt, tăng nhãn áp, xuất huyết tiền phòng sau chấn thương đụng dập. Sau khi điều trị ngoại trú, mắt anh Đ. giảm đau nhức nhưng thị lực vẫn chưa cải thiện nhiều.
Tình trạng kéo dài nên sau đó anh Đ. đến khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, qua khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị đứt chân mống rộng, tăng nhãn áp, đục lệch T3 sau chấn thương đụng dập.
Tình trạng mắt của bệnh nhân Đ. (Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy).
Bác sĩ Ngô Văn Hồng – Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, chấn thương đụng dập nhãn cầu là chấn thương do vật tù tác động vào nhãn cầu với lực mạnh và nhanh, thường gặp trong các tai nạn sinh hoạt như khui nắp bia, đứt dây thun ràng xe, bị đánh bằng nắm đấm, hoặc ngã… làm ảnh hưởng về mặt chức năng thị giác. Bệnh nhân có thể bị giảm thị lực, song thị, chói sáng, sợ ánh sáng, ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ như đa đồng tử, đồng tử lạc chỗ.
Video đang HOT
Đứt chân mống mắt là tổn thương thường gặp trong chấn thương đụng dập nhãn cầu, chấn thương nhãn cầu xuyên thấu và các phẫu thuật nội nhãn khác. Theo một số báo cáo của Hội nhãn khoa Hoa Kỳ, đứt chân mống mắt chiếm tỷ lệ 9,3%-14% trong chấn thương đụng dập nhãn cầu và khoảng 39,9% các trường hợp chấn thương mắt nói chung.
Bệnh nhân C.V.Đ là một trong những trường hợp tổn thương nặng, phức tạp, đứt chân mống mắt rộng gần 6 cung giờ ở phía nữa dưới, mống mắt bị đứt cuộn dính vào nhau và vào mặt trước thủy tinh thể, kết hợp với đục và bán lệch T3, tăng nhãn áp.
Ekip phẫu thuật đã xử trí đồng thời các tổn thương trong suốt một giờ đồng hồ phẫu thuật. Đây được xem là trường hợp tổn thương đứt chân mống mắt do chấn thương đụng dập nhãn cầu nặng nhất được điều trị thành công tại khoa Mắt của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Người đàn ông 'nuôi' con sán dài hơn 1m, thủ phạm khiến xuất huyết bụng ồ ạt
Người đàn ông 56 tuổi được người nhà đưa đi cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội, nôn ói, tiêu chảy nhiều lần, mệt và khó thở.
Ông được đưa đi cấp cứu ở Tây Ninh, qua thăm khám bác sĩ phát hiện bệnh nhân chảy máu xối xá trong ổ bụng, do khối u trong gan bị vỡ.
Bệnh nhân được sử dụng kỹ thuật can thiệp mạch dưới hệ thống DSA, để tiếp cận và triệt tiêu mạch máu nuôi u gan bị vỡ cấp cứu khẩn cấp cho bệnh nhân.
Người bệnh dần ổn định sức khoẻ sau khi can thiệp mạch thành công. Tuy nhiên quá trình theo dõi các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng nên đã chỉ định xét nghiệm và soi phân. Kết quả xét nghiệm tìm thấy sán dải bò (dây bò).
Ngay sau đó, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc đặc trị và đã đào thải ra 1 con sán dây bò dài hơn 1 mét ra ngoài theo đường đại tiện.
Con sán dây bò dài hơn 1 mét thải ra ngoài cơ thể nam bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)
Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, không còn khó thở, không còn chướng bụng và đã được xuất viện.
Sán dây bò là bệnh ký sinh trùng phổ biến tại Việt Nam, nhiều hơn sán dây lợn, truyền sang người chủ yếu do ăn uống.
Sán dây bò chiếm thức ăn làm suy yếu cơ thể, đồng thời gây tổn thương tại ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hoá... đặc biệt gây ra cảm giác ghê sợ khi người bệnh nhìn thấy đốt sán chui ra khỏi hậu môn, bò ra ngoài.
Đây không phải là trường hợp mắc sán có chiều dài "khủng" nhất. Trước đó Bệnh viện Chợ Rẫy hay bác sĩ tại Cần Thơ cũng từng gắp những con sán dây bò có chiều dài tương tự. Bệnh nhân nhiễm bệnh do sở thích ăn bò tái.
Bác sĩ Tăng Trung Hiếu, Khoa Nội soi Bệnh viện Chợ Rẫy, cho hay sán dây bò trưởng thành có thể dài từ 2-4m, thân chúng có khoảng 800-1000 đốt sán trắng dẹt. Chúng thường ký sinh ở ruột non nên hấp thu hết chất dinh dưỡng khiến bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, đau bụng, thiếu máu kéo dài.
Để tránh mắc bệnh, bác sĩ khuyên người dân thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn thịt bò, thịt trâu sống hoặc tái, không ăn thịt đã nhiễm bệnh,... Bệnh thường diễn tiến nhẹ, không có triệu chứng điển hình, trường hợp hay đau bụng, ăn không ngon, sụt cân... cần nghĩ đến việc bị nhiễm ký sinh trùng để xét nghiệm.
Bác sĩ: 5 thói quen này âm thầm làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng top ở nhiều nước trên thế giới. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ: đột quỵ do thiếu máu cục bộ do động mạch bị tắc và xuất huyết do vỡ mạch máu. Brett Cucchiara, bác sĩ, tiến sĩ, Giáo sư Thần kinh học tại Penn Medicine cho biết: "Các nguyên nhân phổ...