Bị nhầm lái Uber, nữ DJ bị tài xế taxi truyền thống vây đánh
Tưởng một phụ nữ là lái xe Uber cướp khách, một nhóm tài xế taxi truyền thống hung hãn, giận dữ xông vào vây chặt, dùng tay đập xe ô tô của cô đồng thời chửi bới, thoái mạ nạn nhân tại sân bay Chiang Mai, Thái Lan.
Người phụ nữ thể hiện sự tức giận khi bị nhóm tài xế taxi truyền thống vây đánh ở sân bay Chiang Mai vì họ tưởng cô là tài xế Uber.
Theo Asia One, người phụ nữ bị nhóm tài xế taxi truyền thống vây đánh ở sân bay Chiang Mai tên là Aristhapat Puethai, vốn là một DJ của Đài phát thanh Chiang Mai đồng thời là một nhà nhập khẩu trà ở Anh.
Puethai bức xúc cho biết, cô ra sân bay hôm thứ Ba (20.6) để đón một người bạn. Tuy nhiên, khi người bạn này vừa bước vào ô tô của cô, một nhóm tài xế taxi truyền thống ùa tới, vây chặt xe rồi chửi bới, thoái mạ cô vì tưởng cô là tài xế Uber. Thậm chí, nhóm tài xế taxi truyền thống còn đập xe ô tô của Puethai bằng tay.
Cảnh sát dẹp nhóm tài xế taxi truyền thống vây xe của nữ DJ Aristhapat Puethai
Từ khi dịch vụ taxi giá rẻ Uber ra đời, tài xế taxi truyền thống làm ăn khó khăn hơn. Do đó, một số người căm ghét và tức giận tài xế taxi Uber.
Video đang HOT
Puethai cho biết, cô cảm thấy sợ hãi và tức giận trước hành động của các tài xế taxi truyền thống. Sau khi clip Puethai bị tài xế taxi truyền thống vây đánh ở sân bay Chiang Mai được tung lên mạng, cộng đồng mạng Thái Lan cũng thể hiện sự bức xúc mạnh mẽ trước sự việc.
Cảnh sát đã kiểm tra và xác định rõ ràng Aristhapat Puethai không phải là tài xế Uber
Clip được xem trên 291.000 lần chỉ trong 22 giờ và được chia sẻ 1.926 lần cùng với hơn 45.000 bình luận phản đối.
Cảnh sát giao thông đường bộ Chiang Mai sau đó đã trừng phạt các tài xế taxi truyền thống.
Trước đó, một phụ nữ Chiang Mai ra sân bay để đón một khách hàng Trung Quốc thuê căn hộ của mình cũng gặp phải sự cố tương tự.
Theo Danviet
Thảm cảnh của người già Nhật trên đất Thái
Tháng 2/2016, trong một khu ổ chuột ở ngoại ô Chiang Mai (Thái Lan), nơi đầy rác thải và những chiếc xe hơi bỏ hoang, một người đàn ông Nhật 81 tuổi đã qua đời vì ung thư.
"Tôi muốn trở về Nhật Bản. Tôi nhớ nước Nhật", Japan Times dẫn lời ông lão nói trong lúc hấp hối.
Các anh chị em của ông lão từ chối nhận tro cốt của ông, nên người bạn gái Thái Lan đang sống cùng ông phải rải xuống một dòng sông gần đó.
Ngôi nhà tuềnh toàng của ông lão Nhật Bản qua đời hồi tháng 2/2016. (Ảnh: Kyodo)
Với giá cả khá rẻ, Thái Lan là điểm đến phổ biến đối với những người Nhật Bản nghỉ hưu, những người muốn ra nước ngoài sinh sống. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người cao tuổi Nhật Bản lại chết trong cô đơn trên xứ người.
Theo người bạn gái của ông lão trên, ông sinh ra tại Nhật Bản và làm tài xế taxi. Ông đã chuyển tới Thái Lan cách đây hai thập kỷ. Tuy nhiên, ông không nói được tiếng Thái. Ông sống một mình, chỉ ở nhà xem TV, đọc sách.
"Vì không đi làm nên số tiền mà ông mang theo ngày càng cạn kiệt và không thể trả tiền viện phí", bà nhớ lại.
Tình cảnh của ông lão này không phải là trường hợp cá biệt. Một người đàn ông Nhật khác khoảng 80 tuổi sống gần đó cũng đã qua đời cùng thời điểm sau khi lâm bệnh. Người đàn ông này hiếm khi nói chuyện với hàng xóm.
Người vợ Thái Lan của ông đã tổ chức đám tang, nhưng các cô con gái của ông ở Nhật Bản lại từ chối tham gia nghi lễ.
Lãnh sự quán Nhật Bản tại Chiang Mai thường xuyên nhận được thông báo từ các nhà chức trách bản địa về các bệnh nhân mất trí không có người chăm sóc hoặc những thi thể không có người tới nhận.
Miền Bắc Thái Lan được biết tới như một "thiên đường cho người về hưu", với hơn 1.500 người Nhật đăng ký cư trú tại đây. Hầu hết các trường hợp, họ đều có kế hoạch trở lại Nhật sau khi kết thúc chuyến phiêu lưu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, họ ở lại quá thời hạn cho phép sau khi đã tiêu hết tiền tiết kiệm và không có tiền để trở về. Một vài trường hợp khác không thể trở về vì nợ nần hoặc những rắc rối trong công việc và các mối quan hệ khác.
Theo lãnh sự quán Nhật Bản tại Chiang Mai, trong 3 năm qua, mỗi năm có khoảng 20 người Nhật qua đời. Điều này đã phản ánh sự già hóa của dân số Nhật Bản tại đây. Khoảng 15 người đã qua đời vào cuối tháng 4/2016.
Một số người chết trong cô đơn mà không ai phát hiện cho tới vài ngày sau đó. Khi những người thân ở Nhật Bản được thông báo, nhiều người đã từ chối nhận thi thể.
Những trường hợp tương tự cũng được báo cáo tại Philippines.
"Nó giống như một mô hình thu nhỏ của xã hội đang già hóa tại Nhật Bản", một quan chức phụ trách về vấn đề này tại lãnh sự quán nói. "Đó là điều mà không ai lường trước cách đây một thập kỷ".
Theo_VietNamNet
Cộng đồng kinh tế ASEAN đẩy mạnh Cơ chế một cửa Sáng 3.3, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần 22 và các hội nghị liên quan chính thức diễn ra tại Chiang Mai (Thái Lan). Ảnh: Lam Yên Tham dự hội nghị lần này ngoài các Bộ trưởng kinh tế ASEAN còn có Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh và Uỷ viên Thương mại Liên minh Châu Âu Cecilia Malmstrom. Đại...