Bị nhầm là tội phạm ma túy, thiếu nữ bị bắn, nằm chết trên vũng máu
Hình ảnh thiếu nữ Philippines bị xạ thủ bắn vì nhầm là tội phạm ma túy, nằm chết trên vũng máu trong một con hẻm, bên cạnh còn có một con búp bê Barbie cũng nhuộm đỏ máu của em gây ám ảnh, khiến nhiều người bị sốc.
Thiếu nữ Philippines 17 tuổi, nằm chết trên vũng máu, bên cạnh còn có búp bê Barbie cũng nhuộm đỏ máu của em.
Thiếu nữ 17 tuổi là nạn nhân bị chết oan mới nhất trong cuộc chiến chống ma túy gây tranh cãi – giết người không cần tra xét – của Tổng thống Philippines Duterte.
Thiếu nữ đã bị các xạ thủ đi trên xe gắn máy bắn gục, nằm chết trên đường trong một con hẻm ở giữa thủ đô Manila, trên người chảy đầy máu.
Đặc biệt, hình ảnh gây ám ảnh hơn là, bên cạnh thi thể của thiếu nữ, còn có một con búp bê Barbie nhuốm đỏ máu tươi. Cảnh sát đã thu giữ con búp bê làm tang vật trong vụ án.
Cùng bị bắn với thiếu nữ xấu số là người bạn trai 21 tuổi. Trước khi bỏ đi, các xạ thủ vứt lại miếng bìa cứng trên thi thể của người thanh niên với lời thoái mạ: “Mày là kẻ bán ma túy, mày là súc vật”.
Theo những dấu hiệu ban đầu, cảnh sát cho rằng, thiếu nữ là một nạn nhân vô tội, bị giết nhầm khi các xạ thủ nhắm mục tiêu vào người bạn trai của em.
Video đang HOT
Cảnh sát có mặt tại hiện trường
Ngay sau khi được thông báo sự việc, gia đình, người thân của thiếu nữ ở gần đó vội đến hiện trường. Trong một bức ảnh, người phụ nữ được cho là mẹ của nạn nhân ôm mặt khóc nức nở.
Người thân của nạn nhân ôm mặt khóc nức nở.
Ít nhất 3.700 nghi phạm ma túy đã bị giết hại mà không cần xét hỏi trong chưa đầy 4 tháng Tổng thống Duterte phát động cuộc chiến chống ma túy khốc liệt hồi tháng cuối tháng 6, ngay khi ông vừa nhậm chức. Các xạ thủ được trả tiền để lùng giết ngay tức thì những nghi phạm ma túy.
Trên thi thể của mỗi nạn nhân đều có một tấm bìa cứng được vứt lại khẳng định họ là tội phạm ma túy và đáng chết. Tổng thống Duterte đã thề sẽ tiêu diệt 100.000 tội phạm ma túy bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế.
Theo Danviet
Điểm yếu của tổng thống tự nhận "có thể tàn bạo hơn IS"
Cuộc chiến chống ma túy đẫm máu thực chất chỉ là bình phong, không đại diện cho tính cách thực sự của Tổng thống Philippines, theo nhà bình luận Steven Keithley.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tháng 5.2016
Trong một bài phát biểu tại Điện Malacaang hôm 15.8, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên án hành động dã man của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), đồng thời cảnh báo ông "có thể tàn bạo hơn gấp 10 lần".
Tuy nhiên, ngày 13.9, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đăng tải một bài phân tích của Steven Keithley, trong đó nhận định Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không thực sự cứng rắn về các vấn đề chủ quyền hay kinh tế. Nhà báo Keithley cũng nói thêm ông Duterte thực chất chỉ là một "con cừu" về những khía cạnh trên.
Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, Tổng thống Philippines nói rằng lời hứa sẽ "thay đổi thực sự" đã giúp ông giành chiến thắng. Ông không sai. Các cử tri nhìn thấy ông là một người phát ngôn mạnh mẽ, có thể thay đổi đất nước, giúp người dân bình thường hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, họ cũng thấy ông Duterte là một chiến binh có thể xử lý tội phạm ma túy và sự bành trướng của Trung Quốc. Lúc đó, ông Duterte có vẻ như là một nhà lãnh đạo hoàn hảo cho thời kỳ hỗn loạn. Và chỉ trong vòng hai tháng, ông đã tạo ra những thay đổi thực sự.
Một người Philippines bị bắn chết trên phố với tấm bảng ghi "Toi là một kẻ buôn bán ma túy"
Cho đến nay, nhiệm kỳ tổng thống của ông Duterte đã trở nên nổi tiếng với chính sách chống ma túy. Cảnh sát Philippines đã giết chết ít nhất 870 "nghi phạm", những người bị cáo buộc là sử dụng và buôn bán ma túy và khiến khoảng 600.000 người khác phải đầu thú. Ông cũng có rất nhiều bài phát biểu khuyến khích người dân tự hành pháp, khiến hơn 1.300 người chết dưới tay "những kẻ tấn công không xác định".
Bất chấp những hậu quả ngoại giao tai hại, như việc Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy bỏ một cuộc họp quan trọng với ông Duterte sau khi bị gọi là "đồ khốn nạn", người dân Philippines thường vẫn kiên định với lãnh đạo của họ. Thế nhưng, họ không nhận ra rằng cuộc chiến chống ma túy thực chất chỉ là một màn khói, không đại diện cho tính cách thực sự của Duterte.
Cuộc đàn áp chống ma túy cho phép Duterte thể hiện vai trò "người đàn ông cứng rắn" mà không phải đưa ra quyết định khó khăn nào. Quan trọng hơn, nó che đi một thực tế rằng, với những vấn đề khó khăn hơn cần tới sự gan góc của tổng thống, thì ông Duterte chỉ là một "con cừu".
Từ ngày ông Duterte nhậm chức, đã có hàng nghìn người thiệt mạng vì bị tình nghi có liên quan đến ma túy
Trong tháng 7, khi Tòa án Trọng tài Thường trực đưa ra phán quyết nói rằng Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ông Duterte đã giữ yên lặng, chỉ nói rằng phán quyết nên được giải quyết trong các cuộc đàm phán riêng. Điều này khác hẳn với trước đó, khi ông từng cam kết sẽ đi mô tô nước đến bãi cạn Scarborough, nơi tranh chấp với Trung Quốc, để cắm lá cờ Philippines.
Nếu ông Duterte cũng mạnh mẽ về việc thi hành phán quyết Biển Đông như khi ông theo đuổi những kẻ buôn ma túy, Philippines có thể cùng tập hợp với nhiều nước trong khu vực phản đối sự bành trướng trên biển của Trung Quốc, cũng như tập hợp với các nước lớn trên thế giới quan tâm đến phán quyết như Mỹ, Nhật Bản, Úc.
Một sự phản đối của các đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc có thể tạo ra đòn bẩy. Hơn nữa, về dài hạn, một lập trường cương quyết như vậy có thể tăng cường sức mạnh liên minh chiến lược với một số đối tác thương mại chính của Manila, nhờ đó sẽ giúp ông Duterte duy trì mức tăng trưởng kỷ lục.
Thế nhưng, chiến dịch chống ma túy thực chất chỉ là bình phong của Tổng thống Philippines?
Kinh tế là một lĩnh vực khác ông Duterte giữ im lặng. Trong lúc vận động tranh cử, ông hứa sẽ mang lại sự thịnh vượng cho người dân thường Philippines thông qua "mô hình thành phố Davao", cắt giảm quan liêu, xây dựng cơ sở hạ tầng và đại tu các quy định về thuế. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình này tầm cỡ quốc gia đòi hỏi phải có sự hợp tác với Quốc hội.
Trong khi Duterte ra lệnh hỗ trợ Hạ viện, có những phe phái phản đối trong Thượng viện có thể trì hoãn chương trình nghị sự của ông. Những thách thức như vậy sẽ ngày càng gia tăng khi cuộc chiến chống ma túy tiếp diễn. Vì vậy, giờ là thời điểm lý tưởng cho ông Duterte tập hợp những người ủng hộ và khiến các phe phản đối trong Quốc hội phải thông qua chương trình nghị sự kinh tế của ông.
Về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông và phát triển kinh tế, ông Duterte vẫn còn khá "nhút nhát"
Tuy nhiên, ông Duterte, người xây dựng sự nghiệp của mình dựa trên hình ảnh người đàn ông cứng rắn, dường như vẫn khá nhút nhát. May mắn cho ông, nhờ sự chú ý vào chính sách ma túy, ông vẫn có thể duy trì bề ngoài người như một người đàn ông mạnh mẽ.
Thế nhưng, nếu Duterte không thay đổi giọng điệu của mình khi cuộc chiến chống ma túy của ông kết thúc, hoặc khi người dân thường Philippines nhận ra những lợi ích kinh tế và an ninh ông hứa hẹn sẽ không thành hiện thực, Tổng thống Duterte có thể sẽ được đưa vào một cuộc tranh cãi về phong cách của một diễn viên.
Theo Trà My - SCMP (Dân Việt)
Philippines: Tố cảnh sát tham nhũng, nhận 43.000 USD Đây là một trong những động thái mới nhất của Tổng thống Philippines nhằm diệt ma túy tận gốc. Cảnh sát Philippines đứng bên ngoài hiện trường một kẻ tình nghi là tội phạm ma túy bị giết Ngày 29.8, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hứa hẹn sẽ trao thưởng tới hàng chục ngàn USD cho những người cung cấp thông tin giúp...