Bị nhầm ho gà với viêm phổi, bé 2 tháng tuổi nguy kịch
Ngày 16/12, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, vừa tiếp nhận bệnh nhi S.M.T. (2 tháng tuổi, trú tại Bắc Quang, Hà Giang) bị ho gà nhiều ngày không đỡ.
Theo lời kể của gia đình, khi được 17 ngày tuổi, bé xuất hiện ho nhiều, ho không dứt, khò khè. Gia đình đưa bé đến bệnh viện ở địa phương điều trị 14 ngày với chẩn đoán viêm phổi nhưng tình trạng ngày càng nặng. Lo lắng với tình trạng sức khoẻ của con, gia đình đã xin cho bé chuyển viện.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị bệnh ho gà và có biến chứng viêm phổi do thời gian điều trị không đúng phác đồ kéo dài. Bệnh nhi này nằm trong nhóm trẻ có nguy cơ mắc bệnh ho gà cao do chưa được tiêm phòng vắc xin.
Bệnh nhi đang được chăm sóc tại bệnh viện
Ngay sau đó, bệnh nhi được điều trị theo phác đồ đặc trị bệnh ho gà. Sau 5 ngày điều trị tích cực tình trạng của bệnh nhi đã ổn định hơn, cơn ho ngắn và tình trạng phổi tiến triển tốt.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Lý Lan Hương – người trực tiếp điều trị cho bệnh nhi, bệnh ho gà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm phổi, tăng áp lực động mạch phổi, biến chứng tim mạch dẫn đến suy hô hấp và có thể tử vong.
Để đề phòng bệnh ho gà, Bộ Y tế khuyến cáo, phụ huynh nên cho con tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh ho gà. Lịch tiêm cụ thể như sau: Mũi thứ nhất tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi; mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất 1 tháng; mũi thứ ba tiêm sau mũi thứ hai 1 tháng; mũi thứ tư tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.
Theo congly
Hướng dẫn vỗ rung long đờm cho trẻ
Để trẻ nằm nghiêng, dùng lực cổ tay vỗ từ vùng phổi trẻ lên trên nhằm dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng.
Bác sĩ Đinh Xuân Hoàng, Khoa Nội Nhi - Đông Y, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, trẻ nhỏ bị viêm phổi có thể sẽ có hiện tượng tăng tiết đờm dãi nhiều, gây ho đờm. Tuy nhiên trẻ nhỏ không thể khạc ra đờm như người lớn. Do vậy các bác sĩ thường chỉ định các điều dưỡng làm hoặc hướng dẫn gia đình kỹ thuật vỗ rung long đờm.
Thời điểm vỗ rung long đờm cho trẻ tốt nhất là buổi sáng sớm khi trẻ ngủ dậy, sau một đêm dài ngủ lượng đờm ứ đọng sẽ nhiều hơn. Phương pháp này cũng dùng cho trẻ sau khi khí dung. Không nên vỗ rung khi trẻ vừa ăn xong, vì có thể khiến bé nôn.
Vỗ rung long đờm chỉ áp dụng với trẻ bị ho đờm. Ảnh: L.Q
Tư thế vỗ rung long đờm: Trẻ có thể nằm nghiêng một bên, hoặc ngồi cúi đầu về phía trước, hoặc tư thế mẹ bế vác trẻ. Các tư thế này khiến dẫn lưu đờm tốt hơn.
Xác định vị trí vỗ: Vỗ từ vùng phổi trẻ, vỗ từ dưới vỗ lên nhằm mục đích dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Các mẹ có thể ước lượng vùng phổi của trẻ từ ngang lưng trở lên.
Kỹ thuật vỗ rung long đờm:
- Tư thế tay: Tay khum lại tạo thành một khoảng trống không khí thì khi vỗ trẻ sẽ không đau, không để bàn tay thẳng vỗ vì sẽ khiến trẻ đau.
- Dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành tiếng "bộp, bộp", cảm giác lồng ngực của trẻ sẽ rung lên từng nhịp theo nhịp vỗ tay, làm đúng kỹ thuật trẻ sẽ không hề đau mà còn cảm giác thoải mái, thích thú. Lưu ý không dùng lực cánh tay để vỗ rung cho trẻ vì sẽ làm trẻ đau.
- Mỗi lần vỗ rung làm 10-15 phút. Sau khi vỗ rung có thể trẻ sẽ ho nhiều, nôn ra đờm, cần lưu ý quan sát tính chất đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ.
Lưu ý, kỹ thuật này chỉ áp dụng khi trẻ ho có đờm, không áp dụng với những trẻ ho khan.
Lê Nga
Theo vnexpress.net
Phú Thọ: 7 bệnh nhân cấp cứu vì đi bão đêm 15/12 Theo Bệnh viện đa khoa Hùng Vương Phú Thọ,trong đêm 15/12, bệnh viện liên tiếp tiếp nhận, cấp cứu và phẫu thuật cho 7 bệnh nhân vào viện trong tình trạng vô cùng nguy hiểm do tai nạn giao thông. Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet Điều đáng báo động ở đây là các bệnh nhân nằm trong khoảng từ 14 đến 19 tuổi,...