Bị người yêu bỏ vì người Thanh Hóa
Gia đình anh một mực phản đối tình yêu của chúng tôi chỉ vì tôi là người Thanh Hóa.
Tôi năm nay 22 tuổi, vừa trải qua một mối tình buồn với chàng trai tôi hết mực yêu thương.
Cách đây một năm, tôi có quen và yêu anh, chàng trai học Đại học Bách khoa rất tri thức, lịch lãm và có giọng nói ấm áp. Trong thời gian chúng tôi yêu nhau, gia đình tôi ai cũng biết rất rõ về anh, còn gia đình anh không hề biết được mối quan hệ này vì anh không muốn công khai tình yêu khi anh đang đi học, còn tôi đã đi làm.
Tôi và anh yêu nhau được hai tháng thì người yêu cũ của anh muốn quay lại. Và một tuần sau, anh đề nghị chia tay tôi để quay về với cô ấy. Tôi thật sự không dám tin vào điều đó nên quyết định gặp bằng được anh để nói chuyện cho rõ ràng.
Sau cuộc nói chuyện đó, anh hứa sẽ cắt đứt mối quan hệ với người cũ để quay về bên tôi. Trong suốt một năm yêu nhau, chúng tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn, áp lực… nhưng nó không làm chúng tôi nản chí mà càng ngày, tình cảm hai đứa dành cho nhau càng mặn nồng hơn.
Cũng không biết tự bao giờ tôi lại yêu anh nhiều đến thế! Cho đến một ngày, bố mẹ anh biết chuyện anh yêu tôi – một cô gái người Thanh Hóa thì họ phản ứng rất quyết liệt và bắt anh phải sớm từ bỏ tôi.
Chúng tôi đã có những ngày tháng bên nhau thật hạnh phúc (Ảnh minh họa)
Sau khi tìm hiểu thì tôi mới biết họ hàng nhà anh có một người lấy vợ Thanh Hóa. Người phụ nữ ấy đanh đá, lươn lẹo và gây ra bao điều tiếng cho nhà chồng. Cũng chính vì thế nên bố mẹ anh nhất mực phản đối và không cho anh tiếp tục quen tôi nữa.
Trong thời gian này, chúng tôi rất ít gặp nhau. Anh nhắn nhủ với tôi rằng: “Em cứ tập trung ôn thi cao học cho tốt. Thi xong bọn mình sẽ nói chuyện”. Thế nhưng, tôi chỉ im lặng được bốn ngày, đến ngày hôm sau, tôi vội vã nhắn tin cho anh để hỏi han tình hình. Và câu trả lời của anh mà tôi nhận được như những nhát dao sắc nhọn đâm vào tim tôi: “Chúng ta chia tay và chấm dứt liên lạc từ đây nhé!”.
Video đang HOT
Nghe xong những điều đó từ anh, tôi thật sự rất hoang mang, hụt hẫng. Tôi không thể ngờ được rằng, anh lại có thể nói được những điều đó với tôi. Tôi đã từng rất tin tưởng anh và hy vọng rất nhiều về tình yêu của mình… vậy mà không ngờ, điều tôi nhận lại được lại là hai từ “chia tay” phũ phàng ấy.
Bây giờ tôi thực sự không biết phải làm gì để có thể quên được con người đó. Toi không xinh đẹp nhưng tôi rất tự tin về bản thân mình. Tôi hẹn anh khi nào ra trường đi làm, tôi sẽ tìm mọi cách để gặp anh ở Hà Nội. Nhưng liệu điều đó có thực hiện được không… khi anh đang cố tình lảng tránh tôi, từ bỏ tình yêu của mình.
Dù rất giận anh nhưng tôi thật sự rất muốn anh suy nghĩ lại và cùng nhau đấu tranh để giành lại hạnh phúc cho mình. Tôi đã khóc rất nhiều, cảm thấy tủi thân ghê gớm khi bị người tôi yêu thương nhất phũ phàng với mình như vậy!
Theo VNE
Mất việc, LĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh bật khóc!
Mượn cớ kinh tế khó khăn, đơn hàng ít, cần cắt giảm lao động, không ít doanh nghiệp tìm cách đuổi khéo lao động gốc Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh.
LTS: Nạn kỳ thị lao động người Thanh - Nghệ - Tĩnh từ chỗ chỉ âm ỉ, nhỏ lẻ, thì nay đang có nguy cơ lan rộng, không chỉ trong giới chủ doanh nghiệp với người lao động mà cả giới chủ nhà trọ với người thuê trọ. Chúng tôi trở lại vấn đề này khi câu chuyện kỳ thị lao động vùng miền ở khu vực TP.HCM, Đông Nam Bộ đang trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết qua loạt bài: Mất việc, lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh bật khóc!
"Anh ơi dân 36-37-38 (biển số xe các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh - PV) giờ xin việc thì khó mà mất việc thì dễ. Mấy doanh nghiệp cứ kiếm cớ đuổi việc bọn em" - anh Nam (quê Thanh Hóa, công nhân tại KCX Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM) than thở sau khi bị đuổi việc.
Hiện nay nhiều công ty trong các KCN vùng giáp ranh tỉnh Bình Dương, TP.HCM không chỉ từ chối hồ sơ xin việc của thanh niên, lao động đến từ vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh mà còn âm thầm đuổi việc nhân công vùng này.
Xin việc khó, mất việc dễ!
Do có hộ khẩu Nghệ An nên anh Nguyễn Bá (30 tuổi, quê huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) trầy trật xin việc mà không công ty nào nhận. Anh kể, ban đầu anh xin vào làm ở công ty D.H (sản xuất giày da, đóng tại KCN Sóng Thần) vì vợ anh làm trợ lý cho một quản đốc của công ty này. Để được việc cho chồng, vợ anh đã tỉ tê, kể khổ với quản đốc. Sau đó quản đốc đứng ra bảo lãnh để anh Bá vào làm. Ấy vậy mà hồ sơ xin việc của anh vẫn bị gạt phăng khi bộ phận nhân sự công ty phát hiện anh quê Nghệ An.
Buồn tủi, anh Bá sang công ty P.K. gần đó (chuyên may giỏ xách) để thử vận may. Lần này qua nhiều đầu mối, anh được cả quản đốc và phòng nhân sự tiếp nhận. "Mình mừng quá, tưởng được nhận rồi. Cuối cùng phòng nhân sự gọi lại cho biết sếp người Hàn Quốc thấy mình quê Nghệ An nên loại hồ sơ", anh Bá rầu rĩ kể.
Do chạy xe biển số 37 và hộ khẩu Nghệ An nên cả tháng trầy trật ngược xuôi, anh Nguyễn Bá vẫn không thể xin được việc.
Mang hồ sơ đi "lập nghiệp", H. (23 tuổi, quê Thanh Hóa) kể: "Em đi 2 KCN Sóng Thần và Linh Trung. Công ty nào treo bảng tuyển dụng là em ghé vào. Bảo vệ công ty chưa xem hồ sơ của em mới chỉ nghe giọng em nói là họ đã lắc đầu, phất tay bảo đi chỗ khác".
Tâm sự với phóng viên qua điện thoại, nữ công nhân Lê Thị X. (23 tuổi, quê Hà Tĩnh) khóc tấm tức: "Em đã về quê rồi anh ơi. Phải ngồi máy may cày 3 năm em mới lên mức lương 3 triệu vậy mà ông chủ đuổi em. Bố em đang phải chạy thận. Không có tiền, em sợ bố không qua nổi anh ạ".
Theo lời X., cô làm việc tại một công ty may ở Tân Bình, TP.HCM. Đầu tháng 4 vừa qua, ông chủ gọi X. và 2 người bạn quê Thanh Hóa lên gặp rồi nói: "Dạo này đơn hàng ít, 3 em nghỉ việc 7 ngày không lương!".
7 ngày sau, Xuyến và bạn quay lại xưởng may thì ông chủ "lệnh" phải nghỉ tiếp 10 ngày cũng với lý do trên. X. bức xúc hỏi giám đốc: "Em nghe bạn bè nói hàng trong công ty làm không xuể, bữa nào cũng tăng ca chứ đâu phải thiếu hàng". Ông giám đốc nổi cáu, quát: "Chanh chua, lý sự hả, đợt trước ai xúi công nhân viết đơn kiến nghị tăng lương? Cô với 2 ông người Thanh Hóa này chứ ai. Làm không lo làm, toàn quậy!".
X. cho biết sau khi cô bị đuổi, 5 nam công nhân khác cũng bị cho nghỉ vì lý do "cùng quê con X.". Cách đuổi việc của vị giám đốc này là bắt công nhân nghỉ không lương để công nhân chán nản tự động rút khỏi công ty.
Kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân công, lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh là đối tượng đầu tiên bị cho nghỉ việc. Trong ảnh, công nhân chới với vì một công ty ở huyện Bến Cát - Bình Dương ngưng hoạt động đột ngột.
Chị Trần Thị Hồng Vân, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nissei Electric (KCX Linh Trung 1, TP Hồ Chí Minh) cho biết mình đã nhiều lần nhận những cú điện thoại nhờ vả kiểu: "Chị ơi, em có người nhà vào đây xin việc mà đi đâu họ cũng không nhận. Chị coi công ty mình tuyển không xin giùm em với".
Thực trạng buồn!
Ông Đặng Quang Việt, Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN Bình Dương (phụ trách mảng lao động), cho biết có nghe thông tin các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh từ chối lao động vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Tuy nhiên, theo ông Việt, chọn lựa lao động là quyền của doanh nghiệp, Ban Quản lý KCN không thể can thiệp.
Cũng theo ông Việt, nếu người lao động bị sa thải vô căn cứ, họ có thể khởi kiện ra tòa hoặc thông qua các tổ chức công đoàn, ban quản lý khu công nghiệp và các tổ chức khác để can thiệp.
Những công nhân nữ với khuôn mặt buồn rười rượi khi bỗng dưng mất việc
Theo một số chuyên gia, cần nhìn nhận rằng, lao động phổ thông nói chung còn chưa chuyên nghiệp. Đặc biệt là với lao động ngoại tỉnh. Họ chưa hình dung trước môi trường, văn hóa nơi sẽ đến cũng như cách thức làm việc sao cho hiệu quả.
Nói về vấn đề này, Luật sư Trịnh Thanh, VP luật sư Người nghèo TP.HCM đặt vấn đề, nên chăng các địa phương cần tổ chức những buổi nói chuyện, định hướng, để tránh sốc văn hóa vùng miền?
Lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh, tuy có một vài hạn chế, nhưng họ đoàn kết, chân thành, chịu thương chịu khó,... nên chỉ cần khéo léo khắc phục là có thể đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. "Về phía doanh nghiệp, cũng nên đặt kết quả lao động lên hàng đầu, chứ đừng lăn tăn họ là ai, họ đến từ đâu...", luật sư Thanh nêu quan điểm.
Theo các thành viên Diễn đàn Nhân sự Việt Nam, hiện nay do kinh tế khó khăn nên hàng loạt công ty ở KCN Linh Trung (TP.HCM), Sóng Thần, Việt Nam - Singapore (Bình Dương)... đang đua nhau cắt giảm nhân công. Đối tượng cho nghỉ việc chủ yếu là công nhân quê Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quang Kỳ, Giám đốc công ty Đại Thịnh Việt (Dĩ An, Bình Dương) kiêm thành viên của diễn đàn này nói: "Giai đoạn này các doanh nghiệp sàn lọc lao động dữ lắm. Các bạn quê Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh dù không tội tình nhiều khi cũng phải đắng lòng ra đi...". Theo ông Kỳ, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp có ấn tượng không tốt với lao động đến từ vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Họ cho rằng lao động vùng này hay rủ đồng hương hạch sách, gây hấn với người lạ, lại hay ăn cắp vặt, nghỉ việc vô cớ... Dù hiện tượng trên chỉ xảy ra ở một số công ty nhưng "tiếng dữ đồn xa" đã khiến nhiều lao động từ vùng vùng này phải chịu cảnh cay đắng khi vào Nam mưu sinh.
Theo 24h
Lại "nóng" kỳ thị vùng miền Một số doanh nghiệp thông báo: không nhận lao động quê Thanh Nghệ Tĩnh, một số cá nhân lên mạng lập ra những hội như "Hội những người ghét dân Thanh Hóa" với những lời lẽ thô thiển, xúc phạm đến cả một cộng đồng người. Trao đổi với Kiến Thức, GS.Nguyễn Minh Thuyết, Đại biểu Quốc hội khoá XI, XII, nguyên Phó...