Bị ngứa, rát hậu môn khi đi ngoài, hãy thử điều trị tại nhà theo cách này
Khi gặp phải những dấu hiệu của bệnh trĩ như bị ngứa, rát hậu môn hãy thử điều trị tại nhà bằng các loại thảo dược thiên nhiên hoặc các chế phẩm từ thảo dược sẽ giúp giảm ngứa, rát.
Những dấu hiệu cần nghĩ ngay đến bệnh trĩ
Không ít người gặp phải tình trạng ra máu, có khối lòi ra ngoài sau khi đi đại tiện, ngứa, rát vùng hậu môn… Đây đều là những dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ.
Theo các chuyên gia y tế, khi có 2 triệu chứng chính là ra máu và sa búi trĩ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám sớm.
Ra máu vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài là những dấu hiệu để nhận biết bạn bị mắc bệnh trĩ
- Ra máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do người bệnh đến hoặc được đưa đến các cơ sở y tế thăm khám.
Lúc đầu máu chảy rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn.
Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi đại tiện, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy.
Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.
- Sa búi trĩ là triệu chứng thường xảy ra trễ hơn, sau một thời gian đi đại tiện có ra máu. Lúc đầu, sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi đại tiện nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
- Ngoài hai triệu chứng chính kể trên, người bị bệnh trĩ có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi đại tiện, ngứa quanh hậu môn.
Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Nếu cơ thể gặp phải những dấu hiệu nói trên thì rất có thể bạn đã bị bệnh trĩ và cần phải điều trị sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt.
Video đang HOT
Điều trị bằng thuốc bôi tại nhà có an toàn?
Trĩ là một hệ thống đám rối tĩnh mạch sinh lý bình thường nằm ở vùng hậu môn trực tràng. Các tĩnh mạch này có vai trò khép kín hậu môn nên ai cũng phải có. Nhưng do một nguyên nhân cơ hội nào đấy làm cho hệ thống tĩnh mạch trĩ sa giãn không hồi phục.
Với vai trò quan trọng đó nên bệnh trĩ ưu tiên điều trị bằng các phương pháp bảo tồn, chỉ khi không thể điều trị bảo tồn được nữa hoặc trong trường hợp trĩ có biến chứng, hoặc có kèm theo các bệnh khác thì mới nên chỉ định phẫu thuật.
Trong các phương pháp điều trị bảo tồn có việc ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát bệnh trĩ như:
- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà; tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu; uống nước đầy đủ; ăn nhiều chất xơ.
- Vận động thể lực: Nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
- Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ…
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước sạch sau khi đi đại tiện, ngâm rửa hậu môn bằng nước lạnh 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
Bên cạnh đó, điều trị bảo tồn còn có phương pháp dùng thuốc. Trong đó, thuốc uống gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, cơ chế tác động của thuốc là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, giảm phù nề, kháng viêm, chống nhiễm trùng, chống tắc mạch…
Còn thuốc tại chỗ gồm các loại thuốc mỡ và thuốc đặt hậu môn có tác dụng kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.
Các loại thảo dược thiên nhiên giúp cầm máu, giảm ngứa, rát hậu môn, giảm viêm nhiễm… do bệnh trĩ gây ra
Ngoài ra việc điều trị bảo tồn bằng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc từ thảo dược trong Đông y để điều trị bệnh, phòng ngừa bệnh. Người bệnh có thể kết hợp các loại thảo dược gồm lá cúc tần, lá ngải cứu, lá sung, lá lốt, mỗi thứ 1 nắm và thêm vài lát nghệ để làm thuốc chữa bệnh trĩ.
Đem các loại thảo dược kể trên rửa sạch, đun sôi với nước sạch và để nguội khoảng 30 độ C. Sau đó, dùng nước này để ngâm và rửa hậu môn khoảng 15 phút. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và làm kiên trì để giúp giảm sưng đau, ngứa rát vùng hậu môn do bệnh trĩ gây ra.
Các loại thuốc bôi, ngâm chữa bệnh trĩ từ thảo dược thiên nhiên không những giúp cầm máu, giảm ngứa, rát hậu môn, giảm viêm nhiễm… mà còn an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ.
Tuy nhiên, với một số người bị bệnh trĩ, việc tìm kiếm đủ các loại thảo dược gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, quá trình đun nấu thảo dược để ngâm rửa gây lích kích, tốn nhiều thời gian và công sức làm người bệnh dễ nản trong quá trình điều trị bệnh.
Sản phẩm COTRIPRO GEL được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giảm triệu chứng ngứa rát, khó chịu do bệnh trĩ gây ra
Hiện, trên thị trường đã có sản phẩm COTRIPRO GEL được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên nói trên để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giúp giảm đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở vùng hậu môn, làm búi trĩ co dần sau khi đều đặn sử dụng sản phẩm từ 1 – 2 tháng. Sản phẩm được làm từ thảo dược thiên nhiên theo công nghệ hiện đại nên rất an toàn cho sức khỏe, không tác dụng phụ.
Theo giadinhmoi
Từ sở thích ăn uống thiếu lành mạnh, cô gái người Đài Loan khổ sở vì căn bệnh khó nói mà nhiều người dễ gặp phải
Nếu bạn là một người thích ăn vặt thì cần đọc ngay bài viết của cô y tá dưới đây. Chỉ vì thói quen ăn uống thiếu lành mạnh mà cô gái này đã phải đối mặt với bệnh trĩ khi còn quá trẻ.
Thông tin đăng tải từ trang Ettoday đã chia sẻ một trường hợp mắc bệnh trĩ do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Được biết, cô gái này đang làm y tá tại một bệnh viện ở Đài Loan. Hàng ngày, cô thường có thói quen ăn gà rán và uống trà sữa trong giờ nghỉ trưa.
Trong khi các đồng nghiệp đều mang theo cơm hộp tự làm ở nhà với đầy đủ dinh dưỡng thì cô gái này lại chọn mua đồ ăn nhanh để ăn trưa tại nơi làm việc. Cứ mỗi buổi trưa, cô gái này sẽ đặt ship trà sữa và gà rán về ăn. Có nhiều hôm gặp phải tình trạng chướng bụng nhưng vì phải chăm sóc cho bệnh nhân nên cô gái này không thể vào nhà vệ sinh ngay.
Cho đến một hôm, đồng nghiệp thấy cô gái này ở trong nhà vệ sinh hơn nửa tiếng mà chưa ra. Họ liền vào gọi cửa thì phát hiện thấy cô gái này đang ngồi khóc nức nở. Sau khi khám bệnh, bác sĩ kết luận cô gái này đã mắc bệnh trĩ. Giải thích về nguyên nhân gây ra bệnh, các bác sĩ cho rằng, vì đặc thù công việc là một y tá nên cô gái này luôn phải ăn vội vàng vào bữa trưa. Kết hợp cùng thói quen ăn gà rán và uống trà sữa thường xuyên nên gây đầy bụng mà lại hay nhịn đi đại tiện, hoặc nếu đi sẽ dùng sức để rặn nên dẫn đến tình trạng sa búi trĩ.
Sau đó, cô gái này phải trải qua một ca phẫu thuật gấp vì tình trạng bệnh đang rất nghiêm trọng. Đồng thời, các bác sĩ cũng cảnh báo cô cần thay đổi thói quen uống của mình để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
Bệnh trĩ đang là một trong những căn bệnh ngày càng trẻ hóa, chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân ngồi lâu một chỗ, hoặc ăn uống thiếu lành mạnh... Đặc biệt, khi thấy mình có hiện tượng xuất huyết hậu môn, ngứa rát ở hậu môn thì nên chủ động đi khám ngay.
Những điều cần làm khi biết mình đã mắc bệnh trĩ:
- Luôn giữ vùng hậu môn khô thoáng, sạch sẽ, tránh mặc đồ bó sát.
- Xây dựng một chế độ ăn mới lành mạnh hơn, tiêu thụ nhiều rau củ quả, hạn chế ăn đồ chiên rán.
- Tránh xa các món ăn cay.
- Tránh ngồi lâu một chỗ mà nên đứng dậy vận động, đi lại thường xuyên.
- Không nhịn hay dùng quá sức khi đi đại tiện, ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.
- Tránh các hoạt động mạnh, không ngồi xổm vì dễ làm cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
- Chủ động tới các cơ sở y tế uy tín để thực hiện việc khám chữa bệnh hiệu quả.
Nguồn: Ettoday
Không nên quá hoảng loạn vì sán heo Sau vụ việc học sinh trường mầm non ở Bắc Ninh tiêu thụ thịt heo bẩn, nhiều gia đình ở Bắc Ninh và nhiều tỉnh thành phía bắc lẫn cả TPHCM hoảng loạn đi xét nghiệm tìm sán heo. Không phải do ăn thịt heo gạo mà nhiễm sán Theo TS-BS Phạm Hùng Vân, Cựu giảng viên Bộ môn Vi sinh trường ĐHYD...