Bị nghi ngờ gầy mòn sau khi sinh là do “gần chồng” quá sớm
Việc quan hệ tình dục sau khi sinh,có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sản phụ, những cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gầy mòn như nhiều người vẫn nghĩ.
Thưa bác sĩ, tôi mới sinh em bé được hơn 1 tháng. Bình thường, tôi thấy chị em nào sau khi sinh cũng đều béo tốt, nhưng tôi thì không. Mọi người thấy tôi quá gầy thì nói rằng tôi bị sản mòn (hậu sản) sau sinh do không chịu kiêng cữ. Người ngoài nhìn vào thì tưởng tôi bị suy nhược do phải chăm con nhưng thực tế mẹ chồng và mẹ ruột tôi thường xuyên thay phiên nhau chăm sóc cháu và giúp tôi làm việc nhà. Ban đêm, mẹ tôi còn khuyên vắt sữa ra bình để bà trực tiếp cho bé bú để tôi có thể ngủ yên giấc.
Không ai hiểu vì sao tôi lại gầy như vậy và mọi người tìm đủ cách để vỗ béo cho tôi, mong tôi đủ sữa cho con. Mẹ đẻ tôi cho rằng tôi gầy là do “ gần chồng” quá sớm.
in hỏi bác sĩ , đó có phải là lý do khiến tôi quá gầy sau khi sinh không? Tôi thấy mình ăn uống tốt, đủ sữa cho con cho dù mình không béo. Thực sự tôi cũng không muốn béo quá, cứ đủ sữa cho con là mừng rồi. Tôi phải làm sao bây giờ? (Thanh Phương)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Phương thân mến,
Bệnh hậu sản là những bệnh phụ nữ xảy ra trong vòng 6 tuần sau sinh. Trong y khoa, đây là những bệnh có liên quan đến việc sinh đẻ. Ví dụ, khi bị sốt, nếu là do nhiễm trùng tử cung, thì được gọi là bệnh hậu sản. Những bệnh lý trong thời kỳ hậu sản bao gồm những bất thường như nhiễm trùng, tai biến sản khoa muộn, rối loạn kinh nguyệt hay những rối loạn tâm sinh lý khác kể cả buồn hay trầm cảm sau sinh.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Thông thường, sau khi sinh, hầu hết các mẹ đều béo lên do được tẩm bổ nhiều đồ ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, cũng có không ít người lấy lại “phom” người một cách nhanh chóng. Loại trừ lý do chăm con vất vả, hầu hết các mẹ không béo lên sau khi sinh là do cơ địa, dù ăn uống rất tốt nhưng cũng không béo lên nhiều.
Việc quan hệ tình dục sau khi sinh, trong thời kì hậu sản, có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sản phụ, những cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gầy mòn như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu bạn gầy nhưng vẫn ăn uống tốt và đủ sữa cho con thì cũng không phải lo lắng quá. Điều quan trọng là bạn cần ăn uống và nghỉ ngơi tốt, bớt suy nghĩ, giảm stress và những lo lắng không cần thiết để tránh làm ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ nuôi con. Trong trường hợp không yên tâm, bạn có thể đi khám để xác định xem mình có bệnh lý nào không. Bạn có thể đến các bệnh viện sản phụ khoa để khám.
Ngoài ra, nói riêng về chuyện quan hệ tình dục sau khi sinh, chị em cũng nên biết thêm rằng, việc quan hệ tình dục, tốt nhất nên đợi qua thời kỳ hậu sản, vì trong trường hợp chưa biến chứng, tử cung trở về bình thường trong thời gian từ 4-6 tuần. Trong tháng đầu sau sinh, lỗ cổ tử cung còn hở, còn sản dịch… đây là những điều kiện dễ gây nhiễm trùng tử cung. Ngoài ra, trong giai đoạn này, sức khỏe của bà mẹ chưa thật sự hồi phục, đặc biệt khi có những tổn thương sinh dục hoặc sau mổ sanh sẽ gây đau khi giao hợp, ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, đến sức khỏe.
Chúc mẹ con bạn vui, khỏe!
Theo VNE
Bị ngứa thường xuyên là do gan kém?
Mấy ngày vừa qua, tôi thường hay bị ngứa hầu như toàn thân. Liệu tôi có bị bệnh gan không? Vì tôi biết bệnh ngứa hay mề đay là do chức năng gan kém.
Chào bác sĩ,
Mấy ngày vừa qua, tôi thường hay bị ngứa hầu như toàn thân. Nhiều chỗ tôi gãi nhiều quá bây giờ thành những vết xuất huyết da. Tôi có ra hiệu thuốc hỏi mua thì họ bán cho thuốc dị ứng kèm thuốc mát gan uống trong vòng 5 ngày thì thấy bệnh thuyên giảm nhưng ngừng uống thuốc thì bệnh lại quay lại.
Tôi có con được 15 tháng, cháu hay bị nổi dát ngứa, đi khám thì được chẩn đoán là mề đay nhưng uống thuốc vẫn chưa khỏi. Vậy cho tôi hỏi tôi bị bệnh gì, liệu tôi có bị bệnh gan không? Vì tôi biết bệnh ngứa hay mề đay là do chức năng gan kém. Tôi phải làm gì để khỏi bệnh?
(Thanh Ngọc - thanh...@gmail.com)
Ảnh minh họa
Chị Ngọc thân mến,
Ngứa chỉ là triệu chứng gặp trong rất nhiều bệnh lý, có thể có hoặc không có các sang thương da đi kèm, được chia thành hai nhóm chính:
1. Ngứa đi kèm các sang thương tại chỗ hoặc có triệu chứng ở da
- Bệnh dị ứng: mề đay, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa
- Bệnh vẩy nến, lichen phẳng
- Bệnh vi nấm trên da,...
2. Ngứa toàn thân
- Bệnh lý gan- mật
- Bệnh nội tiết và chuyển hóa: tiểu đường, tuyến giáp (cường giáp hoặc nhược giáp)
- Suy giảm chức năng thận
- Bệnh huyết học
- Do sử dụng thuốc
- Các yếu tố gây ngứa khác như: yếu tố môi trường, nhiễm trùng, khô da,...
Điều trị ngứa, phải điều trị bệnh cảnh gây ngứa. Trường hợp chị bị ngứa toàn thân thì nguyên nhân có thể do dị ứng hoặc có thể do các bệnh lý nội khoa đã kể ở trên, và để xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa của mình, chị nên thăm khám trực tiếp tại bệnh viện để làm các xét nghiệm tầm soát.
Vì con chị đã được chẩn đoán bệnh mề đay, nên nhiều khả năng bé mắc bệnh dị ứng được di truyền từ mẹ, do đó vẫn không loại trừ khả năng ngứa của chị là do dị ứng.
Chúc chị vui khỏe và mau khỏi bệnh.
Theo VNE
Bí quyết phòng ngừa loãng xương sau khi sinh Nhiều người có nguy cơ hoặc đang bị loãng xương thì khả năng thiếu canxi dẫn đến loãng xương sau khi sinh hoàn toàn có thể xảy ra. Tôi năm nay 28 tuổi, sinh con được 2 năm và tôi đang có một vẫn đề liên quan đến xương khớp, mong được bác sĩ tư vấn giúp tôi. Từ trước khi sinh con,...