Bị ngăn cấm vì trình độ kém
Mẹ anh nhất quyết không cho anh lấy tôi chỉ vì trình độ tôi chỉ học hết phổ thông.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một vùng quê nghèo. Học hết phổ thông, tôi bắt đầu đi làm thuê kiếm tiền. Cũng chính khoảng thời gian này đã đưa đẩy tôi đến với anh, một chàng trai nhỏ nhắn, hiền lành và tốt bụng.
Chỉ cần nhìn ánh mắt cũng có thể nhận xét được anh là người rất nho nhã, lịch sự. Sau ba tháng quen biết nhau, anh ngỏ lời yêu tôi. Trước ánh mắt khẩn thiết và đầy yêu thương của anh, tôi đã rất hoang mang không biết nên trả lời anh thế nào. Và trong giây phút ấy, anh đã vội nắm lấy tay tôi và nói: “Anh sẽ cho em thêm thời gian để suy nghĩ. Anh sẽ chờ câu trả lời của em”.
Sau hai tuần suy nghĩ, tôi cũng quyết định nhận lời anh. Anh hạnh phúc, sung sướng ôm tôi vào lòng và cùng hứa hẹn về một tương lai hạnh phúc.
Tôi không biết cuộc đời mình sẽ đi về đâu nếu không có anh cùng chung bước (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Từ ngày yêu anh, tôi được anh quan tâm, chăm sóc tận tình, chu đáo. Tình yêu ấy ngày càng mặn nồng, sâu sắc. Và sau hai tháng yêu nhau, anh đã thưa chuyện này với gia đình… nhưng trớ trêu thay, mẹ anh đã không cho chúng tôi tiếp tục tình yêu này với lý do: Anh là người có học thức, còn tôi chỉ có trình độ phổ thông.
Tôi thực sự rất đau đớn, tuyệt vọng khi bị mẹ anh nhẫn tâm từ chối như vậy. Tôi yêu anh, không hề toan tính, vụ lợi, yêu anh bằng tất cả tình yêu thương của mình… vậy mà không ngờ, sau bao nhiêu hẹn ước, mong đợi, cuối cùng chúng tôi lại phải đón nhận kết cục này.
Tôi biết anh rất yêu tôi nhưng bên cạnh đó, anh cũng rất thương mẹ và nghe lời mẹ. Tôi sợ anh sẽ không đủ dũng cảm để cùng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn, thử thách này để cùng tôi thực hiện lời hẹn ước?
Tôi không biết cuộc đời mình sẽ đi về đâu nếu không có anh cùng chung bước.
Theo VNE
Mẹ chồng bảo: "Không biết nấu ăn càng sướng"
Con dâu vụng việc bếp núc, tròn mắt ngạc nhiên khi được mẹ chồng động viên: "Không biết nấu thì để người khác nấu cho mà ăn, càng sướng con ạ".
Mối tình Nam - Bắc
Tốt nghiệp trường Cao đẳng Hóa chất Phú Thọ, loay hoay ngót 2 năm trời không tìm được công việc ổn định tại quê nhà, chị Đỗ Thị Xuyến ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đành khăn gói vào Nam nhờ người cậu xin việc. Cũng may, công việc thuận lợi, có điều phải xa gia đình, xa quê hương, "nhiều khi nhớ nhà, nhớ bố mẹ quay quắt, chỉ muốn ra bến bắt xe về Bắc ngay", chị kể. Nhưng nghĩ đến những đêm mẹ trở mình thao thức vì lo chuyện công ăn việc làm của chị, gầy rộc hẳn đi, chị lại cố giằn lòng ở lại, tìm đến niềm vui trong công việc để nguôi nỗi nhớ.
Mảnh đất mới, công việc mới cũng đã dần quen. Mối lương duyên cũng đã tìm đến với chị sau ngót một năm "Nam tiến". Anh là người ở huyện Châu Thành, Hậu Giang, làm cùng công ty với chị. Đám cưới đầm ấm diễn ra là cái kết có hậu cho mối tình Nam - Bắc. Hiện tại, anh chị đã có một cô con gái đầu lòng gần một tuổi, rất kháu khỉnh.
Ảnh minh họa.
Mẹ chồng bảo: "Không biết nấu ăn càng sướng"
Xác định lấy chồng xa quê đồng nghĩa với phong tục, tập quán, nếp sinh hoạt khác hẳn nhau khiến chị Xuyến không khỏi bỡ ngỡ lúc đầu. Thế nhưng, chị tâm niệm cố gắng đặt mình vào thế chủ động thì sẽ phần nào bớt đi những rào cản ấy. Chị chia sẻ: "Tôi chủ động thăm hỏi người nhà chồng, chủ động tìm hiểu tính tình, sở thích, thói quen của bố mẹ chồng, anh chị em nhà chồng thông qua chồng, qua những buổi sinh hoạt chung mà thuận lợi nhất là từ những bữa cơm quây quần đại gia đình với nhau. Cái gì không biết thì mình nói ngay, hỏi ngay để được giúp đỡ". Nghĩ thế nên hồi mới cưới nhau, hầu như cuối tuần nào vợ chồng chị cũng thu xếp về nhà bố mẹ chồng.
Rào cản lại tiếp tục đến với chị Xuyến từ... những món ăn. Cách chế biến, khẩu vị hai miền rất khác. Thêm nữa, "ở ngoài Bắc, tôi vốn rất dễ tính trong chuyện ăn uống. Tôi nấu ăn cũng không phải là khéo lắm. Vào trong này, đó thật sự là một bất lợi của tôi. Nhiều khi, bữa cơm chung với nhà chồng lên tới 3, 4 mâm, tôi cũng chưa rành các món trong này nên hầu như làm gì cũng phải hỏi mẹ chồng. Xong, mẹ chồng bảo tôi: Không biết nấu thì để người khác nấu cho mà ăn, càng sướng con ạ. Các chị em gái, chị em dâu của chồng cũng chẳng hề tỏ thái độ mà ngược lại, rất nhiệt tình, vui vẻ nên tôi cũng đỡ ngại. Vậy là, thay vì nấu ăn, tôi lăng xăng nhặt rau, rửa bát. Nếu như ở ngoài Bắc, con dâu như tôi dễ bị xét nét thì trong này, cũng có thể vì cách sống phóng khoáng hơn nên mọi người nhìn nhận chuyện bếp núc củanàng dâu như tôi cũng thoải mái hơn", chị Xuyến kể.
Với chị Xuyến, dù lấy chồng xa quê nhưng vẫn tìm được tình cảm gia đình trọn vẹn từ những bữa cơm với nhà chồng.
Dần dà, qua những bữa cơm ấy, chị đã hiểu rõ hơn về nhà chồng, học được cách chế biến món ăn đúng khẩu vị Nam bộ. Ngược lại, bố mẹ, các anh chị em nhà chồng cũng dần thấy gần gũi, quý mến chị hơn.
Bây giờ, khi vợ chồng chị đã có con nhỏ, cứ cách hai tuần vợ chồng chị lại đưa con vượt chặng đường ngót hai chục cây số về thăm gia đình chồng. Chị Xuyến bảo, con gái lấy chồng xa thiệt đủ đường, nhất là lúc sinh nở. Đáng lẽ có cả mẹ đẻ, mẹ chồng thì sẽ đỡ vất vả vì dù sao con gái cũng gần gũi với mẹ đẻ hơn. Đằng này, tất cả đều phải trông chờ vào mẹ chồng, vào các chị em gái, chị em dâu nhà chồng. Thế nhưng, theo chị Xuyến, chính từ sự chân thành, từ những bữa cơm chung với nhà chồng mà "tôi vẫn tìm được tình cảm gia đình trọn vẹn từ những bữa cơm ấy, phần nào bù đắp sự thiếu hụt tình cảm từ gia đình ngoài Bắc", chị nói.
Theo TTVN
Anh nhớ mãi buổi chiều cuối năm đó Cả đời anh cũng không quên được buổi chiều cuối năm ấy cùng em đi chợ hoa đào. Lại thêm một năm nữa tôi đón cái Tết ở xa nhà. Buổi chiều đi làm về thấy phố xá xôn xao, tưng bừng chào đón năm mới, bất chợt tôi lại cảm thấy chạnh lòng. Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác cô...